Bài 2: Kĩ thuật bỏ nhỏ trái tay và chiến thuật phân chia khu vực theo đường trung tâm

2024-09-14 14:47:34

Câu 1

Câu 1 (Trang 49, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông ):

Chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm được áp dụng như thế nào trong thi đấu cầu lông?

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 2. Chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm trong thi đấu môn cầu lông (SGK trang 44)

- Chỉ ra những trường hợp áp dụng chiến thuật phân chia khu vực đánh cầu theo đường trung tâm


Lời giải chi tiết:

- Được áp dụng trong những tình huống phòng thủ, hai cầu thủ có trình độ ngang nhau, đặc biệt là trong thi đấu đôi nam nữ

- Trong đó hai cầu thủ phối hợp di chuyển theo khu vực bên trái và bên phải của đường trung tâm để đánh cầu

- Các cầu thủ sẽ di chuyển và đánh những quả cầu do đối phương đánh sang có điểm rơi ở sân mình đảm nhiệm



Câu 2

Câu 2 (Trang 49, SGK giáo dục thể chất 11 môn cầu lông ):

Hãy nêu một số điểm cần chú ý khi tập luyện kĩ thuật bỏ nhỏ trái tay và cho biết những điểm giống nhau và khác nhau giữa kĩ thuật bỏ nhỏ trái tay với kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay.


Phương pháp giải:

- Đọc kĩ phần 1. Kĩ thuật bỏ nhỏ trái tay (SGK trang 43)

- Chỉ ra những điểm cần chú ý khi thực hiện kĩ thuật và điểm giống , khác nhau giữa hai kĩ thuật


Lời giải chi tiết:

- Những điểm cần chú ý khi tập luyện kĩ thuật bỏ nhỏ trái tay: Đảm bảo vị trí đặt chân trước phù hợp với khoảng cách đánh cầu; lựa chọn vị trí tiếp xúc cầu phù hợp và đánh cầu bằng mặt trái vợt; dùng lực căng tay đánh cầu.

- Điểm giống nhau giữa kĩ thuật bỏ nhỏ trái tay với kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay

+ TTCB: Hai chân đứng song song, trọng lượng cơ thể dồn đều vào hai chân, thân người hơi đổ về trước, tay phải cầm vợt, tay trái để tự nhiên, mắt nhìn hướng cầu đến 

- Điểm khác nhau giữa kĩ thuật bỏ nhỏ trái tay với kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay

* Kĩ thuật bỏ nhỏ trái tay:

+ Trường hợp áp dụng: Là kĩ thuật thường được sử dụng để đánh những đường cầu ngắn, gần lưới bên tay không thuận

+ Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển đến vị trí câu rơi, ở bước cuối cùng, chân phải bước dài ra trước, chếch sang bên trái, khuỵu gối, cả bàn chân tiếp xúc mặt sân, trọng lượng cơ thể dồn vào chân phải. Chân trái tiếp xúc mặt sân bằng nửa trước bàn chân, tay phải cầm vợt đưa lên cao, ra trước sang bên trái, đầu vợt hướng sang bên trái, mặt trái vợt hướng về phía trước và hơi ngửa ra sau, tay trái để tự nhiên .Khi đánh cầu, thân người vươn về phía trước, hơi nghiêng sang trái, tay phải duỗi nhẹ ra trước, xuống dưới, dùng lực duỗi của căng tay, di chuyển mặt vợt về phía trước, xuống dưới tiếp xúc nhẹ vào phần đế cầu, đánh cầu đi. Điểm tiếp xúc cầu ở vị trí chếch trước, trên cao bên trái, cách thân người khoảng một cánh tay (từ 0,8-1 m) 

+ Kết thúc: Dừng nhanh cẳng tay, thân người hướng theo hướng đánh cầu.

*Kĩ thuật bỏ nhỏ thuận tay

+ Trường hợp áp dụng: Là kĩ thuật thường được sử dụng để đánh những đường cầu ngắn, gần lưới bên tay thuận

+ Thực hiện: Từ TTCB, di chuyển đến vị trí cầu rơi, ở bước cuối cùng, chân phải bước chếch dài ra trước, sang bên phải, khuỵu gối, cả bàn chân tiếp xúc mặt sân, trọng lượng cơ thể dồn vào chân phải. Chân trái tiếp xúc mặt sân bằng nửa trước bàn chân, tay phải cầm vợt đưa lên cao, ra trước sang bên phải, mặt vợt hơi ngửa ra sau, tay trái để tự nhiên. Khi đánh cầu, thân người đưa vươn về phía trước, hơi nghiêng sang phải; tay phải duỗi nhẹ ra trước, mặt vợt hơi ngửa ra sau, dùng lực duỗi của cẳng tay di chuyển mặt vợt về phía trước, tiếp xúc nhẹ vào phần đế cầu, đánh cầu đi. Điểm tiếp xúc cầu ở vị trí chếch trước, trên cao bên tay phải, cách thân người khoảng một cánh tay ( từ 0,8 -1m)

+ Kết thúc: Cánh tay và cẳng tay duỗi thẳng, trọng lượng cơ thể dồn vào chân phải, thân người hướng theo hướng đánh cầu


Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"