Mở đầu
Trả lời Mở đầu trang 129 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hiểu như thế nào là quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức thực tế để trình bày cách hiểu của bản thân về quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Lời giải chi tiết:
- Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí là một quyền cơ bản của công dân.
- Quyền tự do ngôn luận là quyền của con người trong việc tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin, ý kiến của mình đối với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội dưới hình thức bằng lời nói, văn bản (viết tay hoặc đánh máy) hoặc dưới bản điện tử (email, facebook, zalo…) hoặc dưới hình thức khác (tranh vẽ, biểu diễn nghệ thuật…).
- Quyền tự do báo chí là quyền của công dân được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, cung cấp thông tin cho báo chí, phản hồi thông tin trên báo chí, liên kết với cơ quan báo chí thực hiện sản phẩm báo chí, in và phát hành báo in. Báo chí có vai trò là phương tiện để công dân thực hiện quyền tự do ngôn luận của mình.
- Quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân là công dân có quyền phát biểu ý kiến về tình hình đất nước và thế giới; tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; góp ý kiến, phê bình, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo trên báo chí đối với các tổ chức của Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp và các tổ chức, cá nhân khác (Điều 11 Luật Báo chí năm 2016).
a
Trả lời câu hỏi mục 1a trang 130 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
1/ Các chủ thể trong trường hợp 4, 5 và 6 đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như thế nào?
2/ Theo em, công dân có những quyền gì về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin? Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền này trong cuộc sống.
Phương pháp giải:
1/ Đọc và chỉ ra cách các chủ thể trong trường hợp 4, 5 và 6 đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
2/ - Nêu được các quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quyền này trong cuộc sống.
Lời giải chi tiết:
1/ - Trường hợp 4, ông T đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc viết bài bày tỏ sự ủng hộ và đưa ra những phân tích, đánh giá tích cực về vai trò, nội dung của Hiến pháp, góp phần tuyên truyền, phổ biến những quy định của Hiến pháp đến với mọi công dân.
- Trường hợp 5, các nhà báo đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc đến Trường Trung học phổ thông A phỏng vấn các thầy cô và HS để đưa tin, viết bài bày tỏ sự ngưỡng mộ và khen ngợi đối với ngôi trường có bề dày truyền thống dạy và học này.
- Trường hợp 6, P đã thực hiện quyền tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin của công dân bằng việc chủ động tìm kiếm tài liệu ôn tập và liên hệ trực tiếp với cán bộ của Trường Đại học K để được cung cấp thông tin, hướng dẫn thủ tục liên quan nhằm đảm bảo việc tham gia kì thi sẽ diễn ra thuận lợi, có kết quả tốt.
2/ - Công dân có các quyền về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như:
+ Được tự do phát biểu ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình trên các lĩnh vực của đời sống xã hội.
+ Được tham gia ý kiến xây dựng và thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
+ Được sáng tạo tác phẩm báo chí, tiếp cận thông tin báo chí, phản hồi thông tin, cung cấp thông tin cho báo chí.
+ Được cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cần thiết để phục vụ cho cuộc sống.
+ Được quyền khiếu nại, tố cáo các hành vi vi phạm pháp luật về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Ví dụ về việc thực hiện tốt quyền của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin trong cuộc sống:
+ Học sinh chủ động tìm kiếm thông tin, tài liệu phục vụ cho học tập trên mạng internet.
+ Học sinh viết bài chia sẻ kinh nghiệm học ngoại ngữ tốt đăng lên mạng xã hội.
+ Học sinh viết bài, quay các clip quảng bá du lịch, ẩm thực địa phương đăng lên mạng.
b
Trả lời câu hỏi mục 1b trang 132 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau và trả lời câu hỏi:
1/ Các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin như thế nào?
2/ Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt các nghĩa vụ về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Phương pháp giải:
1/ Đọc và chỉ ra cách các chủ thể trong trường hợp 3 và 4 đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
2/ Nêu ví dụ về việc thực hiện tốt các nghĩa vụ về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Lời giải chi tiết:
1/ - Trường hợp 3, anh D đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc luôn tuân thủ đạo đức của người làm báo, thực hiện đúng các quy định của Luật Báo chí và các quy định của pháp luật có liên quan, thu thập, xác minh thông tin chính xác để cung cấp cho độc giả những nội dung bổ ích, phản ánh trung thực, khách quan tình hình đất nước và nguyện vọng chính đáng của nhân dân trong quá trình làm việc.
- Trường hợp 4, lớp trưởng V đã thực hiện nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc tìm hiểu, xác minh các thông tin có căn cứ rõ ràng để đảm bảo tính chính xác của thông tin trước khi chia sẻ lại cho các bạn học trong lớp.
2/ Ví dụ về việc thực hiện tốt các nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:
- Công dân không viết bài có nội dung tiêu cực, chống phá chính quyền đăng tải trên các trang mạng xã hội.
- Công dân không thực hiện các hành vi xâm nhập trái phép để thu thập thông tin mật của các cơ quan nhà nước; không tiếp cận những thông tin có nội dung tiêu cực, phản động, chống phá Nhà nước; không tiếp cận trái phép những thông tin riêng tư của người khác.
? mục 2
Trả lời câu hỏi mục 2 trang 133 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc các trường sau để trả lời câu hỏi:
1/ Em hãy cho biết, trường hợp 2 và 3 đề cập đến những hậu quả gì của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
2/ Theo em, ngoài những hậu quả đã được đề cập trong trường hợp trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin còn có thể dẫn đến những hậu quả nào khác? Nêu ví dụ minh hoạ.
Phương pháp giải:
1/ Đọc trường hợp 2 và 3 để chỉ ra những hậu quả của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin đề cập đến trong các trường hợp đó.
2/ Nêu được những hậu quả khác của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Lấy ví dụ minh hoạ.
Lời giải chi tiết:
1/ - Thông tin 1 đề cập đến hậu quả pháp lí (xử lí kỉ luật, xử phạt vi phạm hành chính, phạt cải tạo không giam giữ, phạt tù, cấm đảm nhiệm chức vụ) và hậu quả gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội của hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Trường hợp 2 đề cập đến hậu quả khiến mọi người hiểu nhầm, gây hoang mang dư luận, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và có thể khiến người vi phạm bị xử phạt theo quy định pháp luật về hành vi đăng tải thông tin có nội dung sai lệch lên mạng xã hội.
- Trường hợp 3 đề cập đến hậu quả gây chậm trễ công việc và gây thiệt hại kinh tế cho người khác của hành vi cung cấp sai thông tin.
2/ - Ngoài những hậu quả trên, hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin còn gây ra những hậu quả tiêu cực khác như:
+ Xâm phạm quyền tự do, quyền dân chủ của công dân; ảnh hưởng trật tự quản lí hành chính nhà nước.
+ Ảnh hưởng đến hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước.
+ Có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần, danh dự, uy tín của công dân.
- Ví dụ:
+ Hành vi ngăn cản người khác tiếp cận các thông tin về y tế có thể khiến công dân chậm trễ trong việc chữa bệnh, không biết cách chăm sóc sức khỏe.
+ Hành vi lan truyền thông tin vu khống người khác có thể gây ảnh hưởng xấu đến danh dự, uy tín của người đó.
? mục 3
Trả lời câu hỏi mục 3 trang 133 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc thông tin sau để trả lời câu hỏi:
1/ Các học sinh trong trường hợp 2 và 3 đã làm gì để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
2/ Theo em, học sinh có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin?
Phương pháp giải:
1/ Đọc và chỉ ra cách các học sinh trong trường hợp 2 và 3 đã làm để thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
2/ Nêu được trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Lời giải chi tiết:
1/ - Trường hợp 2, các học sinh là đại biểu của Đoàn Thanh niên thành phố đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc tích cực phát biểu bày tỏ quan điểm của bản thân và đóng góp nhiều ý kiến tích cực khi tham dự hội nghị “Giải pháp quản lí rác thải sinh hoạt và bảo vệ môi trường bền vững” do Uỷ ban nhân dân thành phố H đã phối hợp với một số cơ quan, tổ chức trên địa bàn tổ chức.
- Trường hợp 3, C đã thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng việc tìm cơ hội bày tỏ mong muốn được theo dõi chương trình thời sự của mình với bố mẹ, giải thích cho bố mẹ hiểu mình chỉ xem một số chương trình trên tivi để có thêm kiến thức về các lĩnh vực của cuộc sống, phục vụ cho việc học tập.
2/ Trách nhiệm của học sinh trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin:
- Tích cực học tập, tìm hiểu và nắm rõ các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Tích cực, chủ động thực hiện quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin bằng những việc làm phù hợp với năng lực, lứa tuổi.
- Phê phán, tố cáo những hành vi vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
- Tham gia tuyên truyền, vận động, giáo dục, giúp đỡ những người xung quanh hiểu và thực hiện tốt các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
1
Trả lời Luyện tập 1 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy cho biết, các ý kiến sau đây đúng hay sai? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc các ý kiến và bày tỏ quan điểm đúng hay sai về ý kiến đó. Giải thích.
Lời giải chi tiết:
a. Đúng, vì việc đóng góp ý kiến về những vấn đề chung của đất nước, của xã hội là do công dân tự thực hiện để nói lên những suy nghĩ, cảm nhận, quan điểm của bản thân mình, không chịu sự ép buộc, cưỡng chế của bất kì ai.
b. Sai, vì những thông tin như: thông tin cơ mật của quốc gia, của cơ quan, tổ chức, cá nhân... công dân không được phép tiếp cận.
c. Sai, vì việc thực hiện quyền tự do ngôn luận phải theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện quyền này, công dân cần có ý thức tôn trọng người khác, tôn trọng những quy tắc ứng xử chung, tôn trọng và bảo vệ Tổ quốc, không phải muốn nói gì cũng được.
d. Đúng, vì quyền công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân. Do đó, khi thực hiện quyền của mình, công dân phải tuân theo những nghĩa vụ nhất định để tránh những hành vi vi phạm pháp luật, tránh gây tổn hại đến lợi ích của cá nhân, tổ chức, cơ quan và đất nước.
2
Trả lời Luyện tập 2 trang 134 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em có nhận xét gì về những hành vi sau đây?
Phương pháp giải:
Đọc và nhận xét về các hành vi.
Lời giải chi tiết:
a. Hành vi của K là đúng vì hành vi đó đã phát huy tích cực quyền công dân của bản thân, đồng thời thực hiện tốt trách nhiệm của HS đối với trường lớp và quê hương, đất nước.
b. Hành vi của X không sai, nhưng không tốt, không thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân dù đã được mọi người tạo điều kiện. Hành vi này khiến mọi người không hiểu được suy nghĩ, mong muốn của X, đồng thời khiến X trở nên thụ động và khép mình hơn, khó khăn trong việc hòa nhập với mọi người xung quanh.
c. Hành vi của N rất tốt và đáng được noi theo. Hành vi này thể hiện sự chủ động của N trong việc tiếp cận những thông tin có ích, nâng cao hiểu biết cho bản thân và học tập tốt hơn
d. Hành vi của Y là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân, tránh gây hiểu nhầm đáng tiếc.
3
Trả lời Luyện tập 3 trang 135 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy đọc tình huống sau và trả lời câu hỏi:
Theo em, hành vi của các chủ thể trong tình huống trên có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?
Theo em, hành vi của Q có vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Đọc tình huống và trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
a. Hành vi của M và các thành viên trong nhóm đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Hành vi đó đã vi phạm quy định của pháp luật, lan truyền những thông tin tiêu cực, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của A.
b. Hành vi của Q đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin. Hành vi bịa đặt thông tin giật gân, sai sự thật đăng tải lên mạng xã hội sẽ gây nên nhiều hậu quả xấu, vi phạm quy định của pháp luật.
4
Trả lời Luyện tập 4 trang 135 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em hãy xử lí các tình huống sau:
Nếu là lớp trưởng, trong trường hợp này, em sẽ làm gì để H với D hiểu và thực hiện đúng quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận?
Phương pháp giải:
Đọc tình huống và xử lí tình huống.
Lời giải chi tiết:
a. Nếu là lớp trưởng, em sẽ yêu cầu D dừng hành vi của mình, nêu lại mục tiêu cuộc họp và nhắc nhở các bạn thực hiện đúng. Đồng thời giải thích cho D hiểu việc dùng lời lẽ công kích, chê bai lẫn nhau là không đúng, có thể dẫn đến những hành vi vi phạm pháp luật, khuyên D không nên thực hiện những hành vi đó nữa.
b. Nếu là bạn của N, em giải thích cho N hiểu hành vi của mình có thể dẫn đến vi phạm pháp luật và gây nên những hậu quả tiêu cực khác, khuyên N trước khi đăng tải một thông tin nào đó nên có sự chọn lọc, kiểm tra tính đúng đắn của thông tin và ngừng đăng các thông tin không rõ đúng, sai.
Vận dụng
Trả lời Vận dụng trang 135 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Kết nối tri thức với cuộc sống
Em và các bạn hãy thiết kế một sản phẩm để tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Phương pháp giải:
Thiết kế một sản phẩm để tuyên truyền về quyền và nghĩa vụ của công dân về tự do ngôn luận, báo chí và tiếp cận thông tin.
Lời giải chi tiết:
(*) Tham khảo:
- Sản phẩm 1: Tờ gấp tuyên truyền.