Bài 9. Văn hóa tiêu dùng - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

2024-09-14 14:51:57

Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 59 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy chia sẻ hiểu biết của em về những nét đặc sắc của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta (mâm cỗ, mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền; các loại hoa trang trí, trang phục ngày Tết,... ).

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân để chia sẻ về những nét đặc sắc của văn hóa tiêu dùng trong dịp Tết ở mỗi vùng miền ở nước ta (mâm cỗ, mâm ngũ quả ngày Tết của ba miền; các loại hoa trang trí, trang phục ngày Tết,... ).

Lời giải chi tiết:

Tết Nguyên đán của Việt Nam được ví như ngày hội mua sắm của người Việt. Đặc biệt là quần áo để “diện” Tết, mỗi quốc gia, dân tộc đều có trang phục truyền thống, đó là nét đẹp, thể hiện bản sắc văn hóa và ở Việt Nam, trang phục truyền thống là tà áo dài với cả nam và nữ, trong đó nam có thêm chiếc khăn xếp, nữ có chiếc khăn đống. Song, giữa các vùng miền trên cả nước cũng có sự khác biệt nhất định. Ví dụ như:

Áo dài tím Huế - trang phục truyền thống miền Trung

Áo dài là trang phục truуền thống ᴠà cũng là quốc phục của nước ta khi giới thiệu đến ᴠới bạn bè năm châu. Trước đâу, áo dài là trang phục được diện hằng ngày không riêng gì lễ tết. Và còn được mặc khi đi học haу khi đi làm ở một số nơi yêu cầu mặc áo dài. Bên cạnh đó, áo dài ᴠới màu ѕắc tím được xem là tượng trưng cho người con gái xứ Huế. Áo mang đến ѕự thủy chung, dịu dàng và kín đáo.


Áo bà ba - trang phục truyền thống Nam Bộ

Áo bà ba là trang phục truуền thống cho nam và nữ, đồng thời cũng là tượng trưng của người con gái miền sông nước Nam Bộ. Tổng thể, thiết kế áo bà ba giống như chiếc áo phổ thông khác có cổ áo giữa taу dài ᴠà ngắn taу. Áo có cúc cài thẳng hàng khuy dài từ cổ thẳng хuống bụng. Thiết kế đơn giản ᴠà chất liệu được làm từ chất vải mềm mịn thoáng mát như lụa,…Nên giờ đây áo bà ba vẫn được mọi người ưa chuộng chưng diện trong mọi dịp. Như ở nhà, đi chơi, đi du xuân, đi chợ hay tham gia các lễ hội ở địa phương…


Áo chàm - trang phục truyền thống vùng núi Tây Bắc

Áo chàm là trang phục truуền thống của nhiều dân tộc thiểu số ở vùng núi phía bắc Việt Nam. Tên gọi của áo bắt đầu từ câу chàm, loại câу được dùng để nhuộm cho ᴠải. Áo chàm được maу từ ᴠải tự dệt, không thêm các họa tiết hoa văn ᴠà được dùng trong phần lớn mọi thời điểm.


 

? mục 1

Trả lời câu hỏi mục 1 trang 60 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Em hãy cho biết mỗi hình ảnh và trường hợp trên đề cập đến hoạt động tiêu dùng sản phẩm nào?

b. Theo em, việc tiêu dùng đó có vai trò gì đối với sự phát triển kinh tế của đất nước?

Phương pháp giải:

a. Quan sát hình ảnh và đọc trường hợp để chỉ ra hoạt động tiêu dùng sản phẩm được đề cập đến.

b. Nêu được vai trò của tiêu dùng đối với sự phát triển kinh tế của đất nước.

Lời giải chi tiết:

a. - Hình ảnh 1: tiêu dùng sản phẩm thực phẩm

- Hình ảnh 2: tiêu dùng sản phẩm năng lượng (điện Mặt Trời).

- Trường hợp: tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, như: năng lượng xanh, sản phẩm tái chế, nông sản sạch,…

b. Tiêu dùng có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Cụ thể:

- Tiêu dùng là đầu ra của sản xuất, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế của đất nước.

- Tiêu dùng góp phần định hướng cho hoạt động sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa ngày càng đa dạng, phong phú về số lượng và đảm bảo chất lượng, hướng tới phát triển kinh tế bền vững.


? mục 2

Trả lời câu hỏi mục 2 trang 61 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin và cho biết những giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện trong thông tin đó.

b. Làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng được thể hiện ở mỗi thông tin và trường hợp trên.

Lời giải chi tiết:

a. Giá trị, chuẩn mực tiêu dùng của một số quốc gia châu Á được thể hiện qua đoạn thông tin trên là:

- Ở Nhật Bản: trong ba ngày đầu năm, người Nhật thường ăn các món như: trứng cá trích, rong biển, bánh cá, khoai lang nghiền, hạt dẻ... Trong đó, không thể thiếu món súp bánh gạo - món ăn cầu mong sự tốt lành.

- Ở Hàn Quốc: trong lễ mừng năm mới, mọi người mặc Hanbok; các món ăn truyền thống, gồm: canh bánh gạo, mì khoai lang với thịt và rau, sườn lợn sốt, bánh quy truyền thống, hoa quả,...

- Ở Việt Nam: trong dịp tết Nguyên đán, người Việt thường gói bánh chưng, bánh dày,...

b. Vai trò của văn hóa tiêu dùng trong mỗi thông tin và trường hợp:

- Đoạn thông tin: Phản ánh văn hóa tiêu dùng góp phần gìn giữ và phát huy các giá trị, chuẩn mực, tập quán tiêu dùng tốt đẹp, bền vững từ thế hệ này sang thế hệ khác, đồng thời thúc đẩy sự phát triển kinh tế, nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc.

- Trường hợp 1: Phản ánh văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế, đặc biệt là chiến lược về sản phẩm (thông qua việc: tìm hiểu thị hiếu, tâm lý, thói quen của người tiêu dùng).

- Trường hợp 2: Phản ánh văn hóa tiêu dùng góp phần định hướng cho sản xuất và thay đổi phong cách tiêu dùng. Cụ thể: trong bối cảnh ô nhiễm môi trường ngày càng nghiêm trọng, người tiêu dùng có xu hướng ưu tiên sử dụng các sản phẩm thân thiện với môi trường; từ đó, các doanh nghiệp cũng thay đổi định hướng, tập trung sản xuất các sản phẩm có yếu tố “xanh” và”bền vững”.

- Trường hợp 3: Phản ánh văn hóa tiêu dùng tác động đến chiến lược sản xuất kinh doanh của các chủ thể kinh tế về giá bán sản phẩm (tâm lý tiêu dùng, đối tượng khách hàng của mỗi thị trường khác nhau sẽ cho cách định giá khác nhau ở mỗi sản phẩm).


a

Trả lời câu hỏi mục 3 phần a trang 63 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy quan sát hình ảnh, đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Em hãy cho biết những hình ảnh, thông tin và trường hợp trên đề cập đến đặc điểm văn hóa tiêu dùng nào?

b. Ngoài những đặc điểm trên, theo em, văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn có những đặc điểm nào?

Phương pháp giải:

a. Quan sát hình ảnh, đọc thông tin, trường hợp và chỉ ra những đặc điểm văn hóa tiêu dùng được đề cập trong những hình ảnh, thông tin và trường hợp đó.

b. Nêu những đặc điểm khác của văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

a. - Hình ảnh và đoạn thông tin phản ánh về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam có tính kế thừa những truyền thống của dân tộc, mang bản sắc văn hóa Việt Nam.

- Trường hợp 1: Phản ánh về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính hợp lí: người tiêu dùng biết cân nhắc, lựa chọn hàng hóa, dịch vụ; chi tiêu có kế hoạch, phù hợp với nhu cầu của bản thân và thực hiện trách nhiệm với cộng đồng, xã hội.

- Trường hợp 2: Phản ánh về đặc điểm văn hóa tiêu dùng Việt Nam mang tính thời đại: thói quen, hình thức, cách thức tiêu dùng đa dạng, phù hợp với sự phát triển chung của xã hội.

b. Ngoài những đặc điểm trên, văn hóa tiêu dùng Việt Nam còn đặc điểm là: Tính giá trị: Hướng tới những giá trị tốt đẹp, chân, thiện, mĩ.


b

Trả lời câu hỏi mục 3 phần b trang 64 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

a. Em hãy cho biết mỗi thông tin và trường hợp trên đề cập đến biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam của chủ thể nào?

b. Theo em, mỗi biện pháp đó có ý nghĩa như thế nào đối với việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam? Ngoài những biện pháp trên, em hãy kể tên một số biện pháp khác nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

c. Em có nhận xét gì về hành vi tiêu dùng của bạn H? Nếu là bạn của H, em sẽ đưa ra lời khuyên cho H như thế nào?

d. Là học sinh, em sẽ làm gì để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin, trường hợp hợp và chỉ ra chủ thể của biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam được đề cập đến trong mỗi thông tin và trường hợp đó.

b. Nêu ý nghĩa của mỗi biện pháp đối với việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Kể tên một số biện pháp khác nhằm xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

c. Nhận xét về hành vi tiêu dùng của bạn H và xử lí tình huống.

d. Liên hệ bản thân trong việc xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

a. Chủ thể của biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam được đề cập đến:

- Thông tin: Nhà nước Việt Nam.

- Trường hợp 1: Doanh nghiệp.

- Trường hợp 2: Người tiêu dùng.

b. Ý nghĩa của các biện pháp xây dựng văn hóa tiêu dùng của các chủ thể qua đoạn thông tin, trường hợp 1 và trường hợp 2:

+ Thông tin: Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người Việt Nam; thúc đẩy các doanh nghiệp sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng tốt, sức cạnh tranh cao, nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, từ đó hướng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế.

+ Trường hợp 1: Các biện pháp của doanh nghiệp X đã góp phần quan trọng trong việc cung ứng ra thị trường những sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao uy tín và thương hiệu hàng Việt Nam.

+ Trường hợp 2: Bạn thân của bạn H đã có hành vi tiêu dùng phù hợp, góp phần thể hiện niềm tự hào và sự tôn vinh đối với các hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam.

- Một số biện pháp khác để xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam là:

+ Nhà nước ban hành các chính sách, pháp luật bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng; tuyên truyền nâng cao ý thức tôn vinh hàng Việt Nam; tạo kênh kết nối giữa nhà sản xuất với người tiêu dùng.

+ Các doanh nghiệp Việt Nam cần chủ động nghiên cứu, tìm hiểu về tập quán, thói quen tiêu dùng truyền thống và chủ động đón đầu những nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng mới của người Việt Nam; trên cơ sở đó để đưa ra những chiến lược kinh doanh phù hợp.

+ Người tiêu dùng cần xây dựng và rèn luyện cho mình những thói quen, hành vi tiêu dùng thông minh, hợp lí, hướng tới những giá trị tốt đẹp.

c. - Hành vi tiêu dùng của bạn H chưa phù hợp.

- Nếu là bạn của H, em sẽ khuyên H:

+ Nên cân nhắc, lựa chọn kĩ các sản phẩm trước khi quyết định mua, đặc biệt là các sản phẩm đắt tiền để tránh lãng phí.

+ Nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm do Việt Nam sản xuất.

+ Xây dựng những thói quen cho tiêu hợp lý, ví dụ như: chỉ mua những hàng hóa thực sự cần thiết và trong khả năng chi trả của bản thân; chỉ nên mua trang phục, giày dép với lượng vừa đủ, phù hợp với nhu cầu sử dụng để tránh lãng phí.

d. Là học sinh, để góp phần xây dựng văn hóa tiêu dùng Việt Nam, em cần:

- Đẩy mạnh tuyên truyền các nét đẹp trong văn hóa tiêu dùng.

- Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa tiêu dùng truyền thống, tốt đẹp của đất nước.

- Học tập văn hóa tiêu dùng văn minh.

- Tích cực quảng bá văn hóa tiêu dùng của Việt Nam đến các nước trên thế giới.


1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 65 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều 

Theo em, hành vi tiêu dùng của chủ thể nào dưới đây là hành vi tiêu dùng có văn hóa? Với các hành vi tiêu dùng không có văn hóa, chúng ta nên ứng xử như thế nào?

Phương pháp giải:

- Đọc các hành vi và chỉ ra hành vi tiêu dùng có văn hóa. 

- Nêu được cách ứng xử đối với các hành vi tiêu dùng không có văn hóa.

Lời giải chi tiết:

- Những hành vi tiêu dùng có văn hóa là:

A. Vào dịp Tết, nhiều gia đình luôn giữ gìn và phát huy giá trị tốt đẹp của văn hóa tiêu dùng Việt Nam, từ việc nấu các món ăn truyền thống đến trang trí hoa đào, hoa mai ngày Tết.

B. Bạn X thường sử dụng các hàng hóa, dịch vụ thân thiện với môi trường.

D. Anh T tích cực tuyên truyền, ủng hộ mua sắm các hàng hóa có nguồn gốc, xuất xứ Việt Nam.

E. Các thành viên trong gia đình bạn M luôn ăn mặc giản dị, tránh xa hoa, lãng phí.

- Trường hợp C. Chị P thường mua nhiều hàng hóa, dịch vụ vì cho rằng việc làm này sẽ thúc đẩy sản xuất phát triển không phải là hành vi tiêu dùng có văn hóa, vì việc mua nhiều hàng hóa, dịch vụ không phù hợp với nhu cầu sử dụng là biểu hiện của sự lãng phí.

- Với các hành vi tiêu dùng không có văn hóa, chúng ta nên tỏ thái độ: phê phán, không đồng tình, góp ý để các chủ thể thực hiện hành vi đó có thể sửa chữa, thay đổi.


2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 65 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy liệt kê một vài sản phẩm xanh, sạch mà em biết và làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng thông qua hành vi tiêu dùng sản phẩm đó.

Phương pháp giải:

Liệt kê một vài sản phẩm xanh, sạch mà em biết và làm rõ vai trò của văn hóa tiêu dùng thông qua hành vi tiêu dùng sản phẩm đó.

Lời giải chi tiết:

- Một số sản phẩm xanh, sạch là:

+ Ống hút được làm từ các nguyên liệu như: giấy, bột gạo, thân cây sậy, tre,…

+ Các sản phẩm nông sản hữu cơ.

+ Các loại năng lượng tái tạo, như: năng lượng gió, năng lượng Mặt Trời; năng lượng thủy triều,…

+ Vải được làm từ các nguyên liệu như: sợi lá dứa, bã cà phê,…

- Việc người tiêu dùng tăng nhu cầu sử dụng các sản phẩm xanh, sạch đã thúc đẩy các doanh nghiệp đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp, hướng tới việc sản xuất ra những sản phẩm có yếu tố “xanh”, “bền vững” và thân thiện với môi trường.


3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 65 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em đồng tình hay không đồng tình với việc làm nào dưới đây? Vì sao?


Phương pháp giải:

- Đọc các việc làm và bày tỏ quan điểm của bản thân về việc làm đó.

- Giải thích vì sao.

Lời giải chi tiết:

- Trong trường hợp A. Đồng tình. Vì hành động của bạn X đã phần nào giúp bà con nông dân vơi đi khó khăn; mặt khác, đây cũng là hành vi tiêu dùng có văn hóa, thể hiện tính kế thừa trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam (cụ thể: tinh thần nhân ái, đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau là một trong những bản sắc của văn hóa Việt Nam).

- Trong trường hợp B. Đồng tình. Vì tiêu dùng xanh, tiêu dùng an toàn sức khỏe là hành vi tiêu dùng có văn hóa, thể hiện tính giá trị trong văn hóa tiêu dùng Việt Nam. Hành vi này cũng đem lại nhiều lợi ích cho bản thân người tiêu dùng và doanh nghiệp, cùng cộng đồng xã hội.


4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 65 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy liệt kê các hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh và nêu biện pháp để khắc phục.

Phương pháp giải:

Liệt kê các hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh và nêu biện pháp để khắc phục.

Lời giải chi tiết:

- Một số hành vi tiêu dùng chưa có văn hóa của học sinh:

+ Mua quá nhiều hàng hóa/ dịch vụ trong khi không có/có ít nhu cầu sử dụng.

+ Thói quen “sính dùng hàng ngoại” để thể hiện “đẳng cấp”.

+ Tiêu dùng nhiều các mặt hàng: thức ăn nhanh; đồ ăn vặt không rõ nguồn gốc, bày bán trên vỉa hè, lề đường, cổng trường,… (ví dụ: xúc xích, cá viên chiên, bánh tráng trộn,…)

- Biện pháp khắc phục:

+ Tuyên truyền, giáo dục để các bạn học sinh nâng cao nhận thức trong việc tiêu dùng có văn hóa; cân nhắc, lựa chọn sản phẩm tiêu dùng phù hợp, đảm bảo sức khỏe…

+ Mỗi bạn học sinh cần xây dựng và rèn luyện cho mình những thói quen tiêu dùng hợp lí, ví dụ như: chỉ mua những mặt hàng cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng và trong khả năng chi trả của bản thân; ưu tiên sử dụng các hàng hóa mang thương hiệu Việt Nam,…


1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 65 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy cùng bạn xây dựng một sản phẩm để tuyên truyền, quảng bá các hàng hóa Việt Nam chất lượng cao được sản xuất ở địa phương em.

Phương pháp giải:

Xây dựng một sản phẩm để tuyên truyền, quảng bá các hàng hóa Việt Nam chất lượng cao được sản xuất ở địa phương em.

Lời giải chi tiết:

Quảng bá về sản phẩm gạo nếp


Câu 11

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 65 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy viết bài để phê phán các biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng và tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.

Phương pháp giải:

Viết bài để phê phán các biểu hiện không có văn hóa trong tiêu dùng và tuyên truyền, vận động bạn bè, người thân làm người tiêu dùng có văn hóa.

Lời giải chi tiết:

Đẩy mạnh tuyên truyền vận động người tiêu dùng sử dụng đồ uống có văn hóa, có trách nhiệm

Theo các chuyên gia ẩm thực, văn hóa uống rượu của người Việt Nam rất khác với văn hóa uống rượu của người nước ngoài nói chung. Nếu người nước ngoài coi uống rượu là một lễ nghi xã giao trang trọng, thì người Việt Nam hướng đến một cuộc vui trọn vẹn không câu nệ. Tuy nhiên, có một bộ phận hiểu sai về văn hóa uống rượu bia gây ảnh hưởng đến sức khỏe, thậm chí dẫn tới những hệ lụy không đáng có. Cho nên, muốn giữ gìn nét đẹp văn hóa này cần phải có sự chừng mực, uống có trách nhiệm, uống văn minh, lấy niềm vui là chính, không thúc ép và hơn thua trên bàn tiệc.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"