Bài 12. Quyền bình đẳng giữa các dân tộc tôn giáo - SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 11 Cánh diều

2024-09-14 14:52:17

Mở đầu

Trả lời câu hỏi trang 84 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy kể tên một số dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam và chia sẻ những điều em biết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết thực tế của bản thân để kể tên một số dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam và chia sẻ những điều em biết về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo đó

Lời giải chi tiết:

- Một số dân tộc ở Việt Nam: Kinh, Tày, Nùng, Thái, Dao, H’mông, Khơ-me, Mường, Gia-rai, Ê-đê, Ba-na, Sán Chay, Sán Dìu, Cơ-ho, Cơ-tu, Tà-ôi,…

- Một số tôn giáo đang hoạt động ở Việt Nam: Phật giáo, Thiên Chúa giáo, Đạo Tin lành, Hồi giáo,…


a

Trả lời câu hỏi mục 1 phần a trang 85 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Em hãy xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin 1.

b. Ngoài những quy định của Hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, em còn biết đến những quy định nào khác của pháp luật về quyền này?

c. Trong thông tin 2, quyền bình đẳng giữa các dân tộc được biểu hiện như thế nào trong từng lĩnh vực? Em hãy lấy ví dụ để làm rõ những biểu hiện đó.

d. Em hãy sử dụng các quy định của pháp luật trong thông tin 1 để nhận xét hành vi của các phần tử trong trường hợp trên. Theo em, hành vi đó có thể bị xử lí như thế nào?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin 1 và xác định nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin đó.

b. Nêu thêm được những quy định khác của Hiến pháp về quyền bình đẳng giữa các dân tộc.

c. Đọc thông tin 2 và nêu biểu hiện của quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin đó. Lấy ví dụ để làm rõ những biểu hiện đó.

d. Đọc trường hợp và nhận xét hành vi của các phần tử trong trường hợp đó. Chỉ ra hình thức xử lí.

Lời giải chi tiết:

a. Nội dung quyền bình đẳng giữa các dân tộc trong thông tin 1: Các dân tộc không phân biệt đa số hay thiểu số, trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ trong mọi lĩnh vực của đời sống.

b. Một số quy định khác: Các dân tộc đều bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau để phát triển; Nhà nước Việt Nam tôn trọng, bảo vệ và thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, bảo đảm quyền tự chủ của các dân tộc,...; thì đua khen thưởng phải được thực hiện bình đẳng, công bằng, khách quan, tôn trọng các dân tộc, tôn giáo,…

c. - Về chính trị: Có quyền tham gia vào bộ máy nhà nước, quản lí xã hội, thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước.

- Về kinh tế: Có quyền tham gia các thành phần kinh tế, được tạo cơ hội phát triển kinh tế.

- Về văn hoá: có quyền dùng ngôn ngữ của mình, có quyền giữ gần giá trị văn hoá của dân tộc mình.

d. Hành vi của các phần tử ở tỉnh X gây chia rẽ khối đoàn kết dân tộc, đây là hành vi vi phạm pháp luật và có thể bị xử phạt theo Điều 116 Bộ luật Hình sự quy định mức phạt cao nhất của khung hình phạt cơ bản đối với tội phá hoại chính sách đoàn kết là hình phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.


b

Trả lời câu hỏi mục 1 phần b trang 86 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi


a. Theo em, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong thông tin trên như thế nào?

b. Em hãy nêu ví dụ về những giá trị mà quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại cho cá nhân và xã hội.

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin và nêu ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc được thể hiện trong thông tin đó.

b. Nêu ví dụ về những giá trị mà quyền bình đẳng giữa các dân tộc mang lại cho cá nhân và xã hội.

Lời giải chi tiết:

a. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các dân tộc: Quyền bình đẳng giữa các dân tộc góp phần tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc; thu hẹp khoảng cách giữa các dân tộc; củng cố, phát huy truyền thống dân tộc.

b. Ví dụ: 

Nhà nước ta thấy được sự chênh lệch về kinh tế, xã hội giữa dân tộc thiểu số với dân tộc sinh sống ở khu vực phát triển nên đã có những chính sách cụ thể để nhằm hỗ trợ, giúp đỡ các em học sinh người dân tộc thiểu số. Cụ thể điểm ưu tiên là một chính sách hợp lý nhằm tạo điều kiện cho những học sinh dân tộc thiểu số, vùng sâu vùng xa... có thể tiếp tục lĩnh hội tri thức như mọi công dân khác. Nhà nước đã quan tâm tạo điều kiện để tất cả dân tộc đều được bình đẳng như nhau.


a

Trả lời câu hỏi mục 2 phần a trang 88 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi


a. Dựa vào các quy định của pháp luật ở thông tin 1, em hãy trình bày những biểu hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong thông tin 3 và 4.

b. Theo em, những nguy cơ được đề cập đến trong thông tin 3 là gì? Cần ngăn chặn như thế nào để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện?

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin các thông tin và trình bày những biểu hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo trong thông tin 3 và 4.

b. - Chỉ ra những nguy cơ được đề cập đến trong thông tin 3. 

- Chỉ ra cách ngăn chặn để đảm bảo quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thực hiện.

Lời giải chi tiết:

a. Biểu hiện quyền bình đẳng giữa các tôn giáo:

- Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, tôn trọng nhau.

- Nhà nước tôn trọng và bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người, đối xử bình đẳng giữa các tôn giáo, mọi công dân cần tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau, mọi tôn giáo khi hoạt động phải tuân thủ các quy định của pháp luật.

b. - Về những nguy cơ: chính trị hoá tôn giáo, các thế lực thù địch lợi dụng tôn giáo để gây bạo loạn,...

- Cần có các biện pháp ngăn chặn kịp thời, ví dụ như: tuyên truyền pháp luật, xử lí nghiêm minh,…


b

Trả lời câu hỏi mục 2 phần b trang 89 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi


a. Theo em, ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin trên như thế nào?

b. Em hãy nêu ví dụ về những lợi ích mà quyền bình đẳng giữa các tôn giáo mang lại cho đời sống con người và xã hội.

Phương pháp giải:

a. Đọc thông tin và nêu được ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin đó.

b. Nêu ví dụ về những lợi ích mà quyền bình đẳng giữa các tôn giáo mang lại cho đời sống con người và xã hội.

Lời giải chi tiết:

a. Ý nghĩa của quyền bình đẳng giữa các tôn giáo: 

Bình đẳng giữa các tôn giáo khuyến khích các tôn giáo học hỏi lẫn nhau, giúp tăng cường sự hiểu biết và thấu hiểu giữa các nhóm tôn giáo, giúp giảm thiểu những xung đột và tranh chấp, tạo ra môi trường thúc đẩy hòa bình.

b.  Ví dụ:

Mỗi người dân đều có quyền đóng góp, bảo vệ tôn giáo của bản thân nhưng không đi ngược lại với luật pháp Việt Nam quy định.

⇒ Điều này mang lại lợi ích thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo


1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 89 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều 

Em đồng ý hay không đồng ý với nhận định nào dưới đây? Vì sao?

Phương pháp giải:

- Đọc các nhận định và bày tỏ quan điểm của bản thân về các nhận định đó.

- Giải thích vì sao đồng ý hoặc không đồng ý.

Lời giải chi tiết:

A. Đồng ý. Pháp luật Việt Nam quy định: Các dân tộc có quyền làm chủ đất nước; tham gia thảo luận, góp ý các vấn đề chung của đất nước; tham gia quản lý nhà nước và xã hội; tham gia vào bộ máy nhà nước.

B. Không đồng ý. Vì: nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo đảm cho công dân có hoặc không có tôn giáo đều được hưởng mọi quyền công dân và có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ công dân, không có sự phân biệt đối xử vì lí do tôn giáo.

C. Không đồng ý. Đồng bào các dân tộc có cơ hội như nhau khi lựa chọn việc làm là thể hiện quyền bình đẳng trong lĩnh vực kinh tế.

D. Đồng ý. Quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện ở những phương diện sau: Người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, chấp hành pháp luật, tôn trọng lẫn nhau.


2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 89 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo được thực hiện trong trường hợp nào dưới đây? Vì sao?


Phương pháp giải:

Đọc các trường hợp và chỉ ra các trường hợp thực hiện quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo. Giải thích vì sao

Lời giải chi tiết:

Quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo thực hiện trong trường hợp: A, C, D. Vì quyền bình đẳng giữa các tôn giáo được thể hiện trong thông tin là góp phần phát huy lòng yêu nước, thúc đẩy tình đoàn kết, gắn bó giữa đồng bào có tôn giáo và không có tôn giáo, là cơ sở tiền đề quan trọng để xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tạo sức mạnh tổng hợp của cả dân tộc Việt Nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa


3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 90 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy nêu những việc làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (nêu rõ những việc nên làm, những việc không nên làm).

Phương pháp giải:

Nêu những việc làm để thực hiện quy định của pháp luật về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo (nêu rõ những việc nên làm, những việc không nên làm).

Lời giải chi tiết:

- Những việc nên làm: Tìm hiểu về văn hoá, lịch sử, tôn giáo và phong tục tập quán của các dân tộc và tôn giáo khác nhau giúp các em hiểu và trân trọng sự đa dạng văn hoá của các cộng đồng, đồng thời tôn trọng và chấp nhận sự khác biệt giữa các dân tộc và tôn giáo.

- Những việc không nên làm: Phân biệt đối xử hoặc kì thị những người thuộc dân tộc, tôn giáo khác; lan truyền thông tin sai lệch mang tính kích động gây chia rẽ giữa các dân tộc, tôn giáo, đây là hành vi vi phạm pháp luật có thể gây hậu quả xấu.


4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 90 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy xử lí các tình huống sau:


Phương pháp giải:

a. Đọc ý kiến của bạn A và bày tỏ quan điểm của bản thân. Giải thích vì sao đồng ý/không đồng ý.

b. Đọc và nhận xét về ý kiến của anh H. Liên hệ bản thân để và xử lí tình huống.

Lời giải chi tiết:

a. Ý kiến của anh H là thiếu đầy đủ và không chính xác vì khi đưa ra kết luận tình trạng vi phạm pháp luật gia tăng do có sự xuất hiện của một số tôn giáo mới mà không có bằng chứng nào để chứng minh. Việc tuyên truyền, phổ biến chỉ cho những người thuộc những tôn giáo mới này là không đủ để giải quyết vấn đề.

b. Nếu tham gia cuộc họp, em sẽ đề nghị cần phải làm rõ nguyên nhân việc gia tăng tình trạng vi phạm pháp luật (có thể do tình trạng kinh tế khó khăn, có thể do vấn đề mạng Internet, vấn đề an ninh,...), việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần áp dụng rộng rãi và công bằng đến tất cả các tôn giáo và tất cả người dân trong xã.


1

Trả lời câu hỏi Vận dụng 1 trang 90 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Em hãy cùng bạn lập kế hoạch tổ chức buổi tham quan một cơ sở tôn giáo theo gợi ý sau:

Lập kế hoạch:

- Xác định mục đích buổi tham quan;

- Chương trình và thời gian dự kiến;

- Nội dung các hoạt động triển khai tại cơ sở tôn giáo;

- Dự kiến về kinh phí, phương tiện đi lại, các lực lượng tham gia phối hợp;...

Thuyết trình, giới thiệu kế hoạch trước lớp;

Tổ chức thực hiện theo kế hoạch.

Phương pháp giải:

- Lập kế hoạch tổ chức buổi tham quan một cơ sở tôn giáo theo gợi ý.

- Thuyết trình, giới thiệu kế hoạch trước lớp.

Lời giải chi tiết:

Tham quan chùa Trấn Quốc - Cổ tự ngàn năm tuổi bên hồ Tây

Chùa Trấn Quốc từ lâu đã trở thành một địa điểm du lịch và trung tâm Phật giáo vô cùng nổi tiếng ở Việt Nam. Nhờ sự linh thiêng và lịch sử ngàn năm mà đi lễ chùa Trấn Quốc trở thành niềm tin tín ngưỡng của nhiều người. 

1. Đôi nét sơ lược về chùa Trấn Quốc 

1.1 Chùa Trấn Quốc ở đâu?

- Địa chỉ: phía Đông bên Hồ Tây, số 46 Thanh Niên, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội. 

- Giờ mở cửa:

+ Ngày thường: 8:00 - 16:00 hàng tuần, riêng giao thừa đền mở hết đêm.

+ Ngày mồng 1 và ngày rằm: 6:00 – 18:00 .

- Giá vé: 5.000 VND / người / lần.

Chùa Trấn Quốc tọa lạc trên một hòn đảo nhỏ của Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ. Nơi đây từng được coi là trung tâm Phật giáo của triều Lý - Trần tại kinh thành Thăng Long. Vào năm 2021, chùa Trấn Quốc được báo Daily Mail của Anh bình chọn là 1 trong 16 ngôi chùa đẹp nhất thế giới. Với vị trí khá thuận lợi, nằm ở ngay trung tâm thành phố Hà Nội nên đến đây bạn có thể lựa chọn nhiều khách sạn để dừng chân cũng như những phương tiện di chuyển đến những điểm tham quan tại Hà Nội khác. Đặc biệt, nơi đây con là một trong những ngôi chùa cầu duyên ở Hà Nội linh thiêng. 

1.2 Thời điểm thích hợp để tham quan chùa Trấn Quốc 

Nằm giữa trung tâm thành phố Hà Nội, chùa Trấn Quốc là ngôi chùa cổ linh thiêng được nhiều người dân thủ đô ghé đến thắp hương. Cứ vào ngày mùng 1 hoặc 15 hàng tháng thì các tăng ni, phật tử trở về chùa để thắp nhang, du ngoạn, hành hương, khấn phật. Vào dịp lễ tết, chùa không chỉ đông đúc tấp nập người dân Hà Nội mà còn cả du khách thập phương. Bên cạnh đó, bạn còn có thể kết hợp tham quan hồ Tây, hồ Trúc Bạch. 

Với bề dày lịch sử hơn 1.500 tuổi, chùa Trấn Quốc chính là danh lam thắng cảnh đẹp nhất tại mảnh đất kinh kỳ xưa và thủ đô Hà Nội ngày nay. Ngoài ra, bạn cũng có thể đến chùa vào bất cứ thời điểm nào trong năm để tận hưởng cảm giác an nhiên nơi cửa phật. Còn nếu bạn không thích đông đúc thì hãy đến vào những ngày bình thường trong tháng cũng được nhé! 

2. Hướng dẫn di chuyển đến chùa Trấn Quốc 

- Chùa Trấn Quốc chỉ cách trung tâm thành phố khoảng 4km về hướng Đông. Có rất nhiều phương tiện di chuyển đến Hà Nội và đưa bạn đến nơi này. Nếu bạn đi bằng ô tô hoặc xe máy thì chỉ khoảng 15 đến 20 phút là đến được nơi này. Bạn có thể gửi xe miễn phí tại đây nữa đấy. 

- Một phương tiện di chuyển đến chùa Trấn Quốc khác mà bạn có thể cân nhắc là xe bus. Đây là phương tiện được các tăng ni phật tử của chùa thường xuyên sử dụng. Có 2 tuyến xe bus để di chuyển đến chùa vừa thuận tiện vừa nhanh chóng: tuyến bus số 33 (Bến xe Yên Nghĩa - Xuân Đỉnh) và tuyến bus số 50 (Long Biên - Sân vận động Quốc gia).

3. Một số lưu ý bạn cần biết khi đi chùa Trấn Quốc 

Chùa Trấn Quốc là nơi linh thiêng và thanh tịnh, nên khi đến tham quan nơi này bạn nên chú ý một vài điều dưới đây: 

- Ăn mặc lịch sự, giản dị, thanh lịch, không mặc đồ hở hang, gây phản cảm.

- Tránh gây mất trật tự, không nói tục hay có thái độ khiếm nhã khi tham quan nơi này.

- Không được hái hoa, bẻ cành, làm mất cảnh quan của chùa.

- Cần giữ gìn vệ sinh chung và không vứt rác bừa bãi tại nơi này. 

Nếu bạn là người có niềm đam mê với nghệ thuật tôn giáo thì chùa Trấn Quốc là điểm đến không thể bỏ lỡ. Tham quan một vòng điểm đến tâm linh này và tìm hiểu vẻ đẹp tinh hoa của kiến trúc chùa cổ. Nhanh chóng lên lịch trình Hà Nội 1 ngày và ghé đến nơi này bạn nhé!


2

Trả lời câu hỏi Vận dụng 2 trang 90 sách giáo khoa Giáo dục Kinh tế và pháp luật 11 – Cánh diều

Sưu tầm các văn bản pháp luật quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và xây dựng thành bộ tư liệu số để sử dụng cho hoạt động tuyên truyền nhân ngày “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11” hằng năm.


Phương pháp giải:

Sưu tầm các văn bản pháp luật quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo và xây dựng thành bộ tư liệu số để sử dụng cho hoạt động tuyên truyền nhân ngày “Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc 18/11” hằng năm.

Lời giải chi tiết:

Một số văn bản pháp luật quy định về quyền bình đẳng giữa các dân tộc, tôn giáo:

- Luật tín ngưỡng tôn giáo năm 2016.

- Quyết định số 135/QĐ-TTG của Thủ tướng Chính phủ: Phê duyệt Chương trình phát triển kinh tế xã hội.

- Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác tôn giáo trong tình hình mới.

- Nghị định 05/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của Chính phủ về công tác dân tộc

- Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 14/8/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX) về công tác dân tộc.

- Nghị quyết Đại hội XI Đảng bộ tỉnh, nhiệm kỳ 2020 - 2025 trên lĩnh vực dân tộc, tôn giáo.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"