Giải bài 8.21 trang 57 SGK Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

2024-09-14 15:05:43

Cho điểm M trên tia Om sao cho OM = 5 cm. Gọi N là điểm trên tia đối của tia Om và cách O một khoảng 7cm.

Câu a

Vẽ hình và tính độ dài đoạn thẳng MN.

Phương pháp giải:

- Vẽ tia Om trước.

- Lấy điểm M trên Om: Đặt thước kẻ sao cho vạch số 0 trùng với điểm O, vạch số 5 trùng với điểm M.

- Kẻ tia đối của Om: Kẻ đường có hướng ngược lại với Om.

- Lấy điểm N, đo đoạn ON=7cm: tương tự khi lấy điểm M.

- Sử dụng công thức: MN=OM+ON

Lời giải chi tiết:

Vì N là điểm trên tia đối của tia Om nên ta có O nằm giữa M ,N nên ta có : ON+OM=MN

Mà OM=5cm; ON=7cm.

Vậy MN= 5+7=12 (cm).


Câu b

Gọi K là trung điểm của đoạn MN. Tính độ dài các đoạn thẳng MK và OK.

Phương pháp giải:

- Lấy điểm K giữa M và N sao cho đoạn thẳng NK bằng một nửa độ dài MN.

- K là trung điểm của MN nên \(MK = KN = \frac{{MN}}{2}\)

- O là điểm nằm giữa K và M nên OK + OM = KM

- Nếu OK + OM = KM  thì OK = KM – OM .

- Thay độ dài các đoạn thẳng KM, OM vào công thức trên tính OK.

Lời giải chi tiết:

Vì K là trung điểm của đoạn MN nên ta có : KM=KN=MN:2=12:2=6 (cm)

Ta có : O nằm giữa M và K nên:

OK + OM = KM mà KM = 6 cm; OM = 5 (cm) 

Vậy OK = KM – OM = 6 – 5 = 1(cm).


Câu c

Điểm K thuộc tia nào trong hai tia OM và ON?

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ và nhận xét vị trí của điểm.

Lời giải chi tiết:

Vì K nằm giữa N và O nên K thuộc tia ON.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"