Lý thuyết Các phép tính trong tập hợp số tự nhiên Toán 6 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 15:08:11

1. Phép cộng và phép nhân

Phép cộng (+) và phép nhân \(\left(  \times  \right)\)các số tự nhiên đã được biết đến ở Tiểu học.

Chú ý: Trong một tích mà các thừa số đều bằng chữ hoặc chỉ có một thừa số bằng số ta có thể không viết dấu nhân ở giữa các thừa số; dấu “\( \times \)” trong tích các số cũng có thể thay bằng dấu “.”.

2. Tính chất của phép cộng và phép nhân số tự nhiên

Với a, b, c là các số tự nhiên, ta có:

- Tính chất giao hoán:

     \(a + b = b + a\)

     \(a.b = b.a\)

- Tính chất kết hợp:

\(\left( {a + b} \right) + c = a + \left( {b + c} \right)\)

\(\left( {a.b} \right).c = a.\left( {b.c} \right)\)

- Tính chất phân phối của phép nhân đối với phép cộng:

\(a.\left( {b + c} \right) = a.b + a.c\)

- Tính chất cộng với số 0, nhân với số 1:

\(a + 0 = a\)

\(a.1 = a\)

3. Phép trừ và phép chia hết

     Ở Tiểu học ta đã biết cách tìn x trong phép toán b + x = a; trong đó a, b, x là các số tự nhiên, \(a \ge b\).Nếu có số tự nhiên x thỏa mãn b + x = a, ta có phép trừ a –b = x và gọc x là hiệu quả của phép trừ số a cho số b, a là số bị trừ, b là số trừ.

Tương tự với a, b là các số tự nhiên, \(b \ne 0\), nếu có số tự nhiên x thỏa mãn bx = a, ta có phép chia a : b = x và gọi a là số bị chia, b là số chia, x là thương của phép chia số a cho số b.

Chú ý: Phép nhân cũng có tính chất phân phối đối với phép trừ:

             a.(b - c) = a.b – a.c

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"