HOẠT ĐỘNG 1
HĐ 1
Trò chơi “Cộng đậu đỏ, đậu đen”
Chuẩn bị:
1. một số hạt đậu đỏ và đậu đen để biểu diễn các số nguyên.
2. Một cái khay để trình bày phép tính.
Tiến hành hoạt động:
1. chia học sinh thành các nhóm (khoảng 3 đến 5 học sinh).
2. Giáo viên giao nhiệm vụ và hướng dẫu luật chơi cho từng nhóm.
+ Một số nguyên dương được thay bằng số đậu đỏ.
+ Một số nguyên âm được thay bằng số đậu đen.
+ Khi cộng hai số nguyên cùng dấu, ta chỉ cần cộng số hạt đậu cùng màu.
+ Khi cộng hai số nguyên khác dấu, ta loại dần từng cặp đậu đỏ, đậu đen.
3. Các nhóm sử dụng mô hình để thực hiện các phép tính sau:
a) \(\left( { + 3} \right) + \left( { + 1} \right);\)
b) \(\left( { + 2} \right) + \left( { + 2} \right)\);
c) \(\left( { - 1} \right) + \left( { - 2} \right)\)
d) \(\left( { - 2} \right) + \left( { - 3} \right)\)
e) \(\left( { - 2} \right) + \left( { + 3} \right)\)
g) \(\left( { + 2} \right) + \left( { - 2} \right)\)
h) \(2 + \left( { - 5} \right)\).
Phương pháp giải:
- Xác định số hạt đậu đỏ đậu đen cho mỗi phép tính.
- Khi cộng hai số nguyên cùng dấu ta cộng số hạt cùng màu.
- Khi cộng hai số nguyên khác dấu, ta lợi dần từng cặp đậu đỏ-đậu đen.
Lời giải chi tiết:
3.
a) Số thứ nhất là +3 nên ta có 3 hạt đậu đỏ. Số thứ 2 là +1 nên ta có 1 hạt đậu đỏ.
Tổng số hạt đậu đỏ là 4 hạt. Vậy \(\left( { + 3} \right) + \left( { + 1} \right) = + 4\).
b) \(\left( { + 2} \right) + \left( { + 2} \right) = + 4\). (Chỉ có hạt đỏ).
c) \(\left( { - 1} \right) + \left( { - 2} \right) = - 3\).(Chỉ có hạt đen).
d) \(\left( { - 2} \right) + \left( { - 3} \right) = - 5\).(Chỉ có hạt đen).
e) \(\left( { - 2} \right) + \left( { + 3} \right) = + 1\). (Số cặp hạt đen-đỏ là 2 cặp)
g) \(\left( { + 2} \right) + \left( { - 2} \right) = 0\). (Số cặp hạt đen-đỏ là 2 cặp)
h) \(2 + \left( { - 5} \right) = -3\). (Số cặp hạt đen-đỏ là 2 cặp)
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]