Lý thuyết Hình vuông- Tam giác đều- Lục giác đều Toán 6 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 15:10:07

I. Hình vuông

1.Nhận biết hình vuông

Bốn cạnh bằng nhau: \(AB = BC = CD = DA;\)

Hai cạnh đối \(AB\) và \(CD;\) \(AD\) và \(BC\) song song với nhau;

Hai đường chéo bằng nhau: \(AC = BD;\)

Bốn góc ở các đỉnh \(A,{\rm{ }}B,{\rm{ }}C,{\rm{ }}D\) là góc vuông.

2. Vẽ hình vuông

Vẽ bằng ê ke hình vuông \(ABCD\), biết độ dài cạnh bằng \(a{\rm{ }}cm\).

Bước 1: Vẽ đoạn thẳng \(AB = a\left( {cm} \right)\)

Bước 2: Vẽ đường thẳng vuông góc với \(AB\) tại \(A\). Xác định điểm \(D\) trên đường thẳng đó sao cho \(AD = a\left( {cm} \right)\).

Bước 3: Vẽ đường thẳng vuông góc với \(AB\) tại \(B\). Xác định điểm \(C\) trên đường thẳng đó sao cho \(BC = a\left( {cm} \right)\).

Bước 4: Nối \(C\) với \(D\) ta được hình vuông \(ABCD\).

II. Tam giác đều

1. Nhận biết tam giác đều

Trong tam giác đều:

+ Ba cạnh bằng nhau

+ Ba góc bằng nhau.

Ví dụ:

Tam giác đều \(ABC\) có:

+ Ba cạnh bằng nhau: \(AB = BC = CA\).

+ Ba góc ở các đỉnh \(A,B,\,C\) bằng nhau.

2. Vẽ tam giác đều

Cách vẽ tam giác đều cạnh \(a\,(cm)\) bằng thước và compa:

Bước 1. Dùng thước vẽ đoạn thẳng AB = a cm

Bước 2. Lấy A làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính AB

Bước 3. Lấy B làm tâm, dùng compa vẽ một phần đường tròn có bán kính BA; gọi C là giao điểm của hai phần đường tròn vừa vẽ.

Bước 4. Dùng thước vẽ các đoạn thẳng AC và BC.

III. Lục giác đều

Lục giác đều \(ABCDEF\) có:

- Sáu đỉnh A, B, C, D, E, F

- Sáu cạnh bằng nhau: \(AB = BC = CD = DE = EF\).

- Sáu góc ở các đỉnh A, B, C, D, E, F bằng nhau.

- Ba đường chéo chính bằng nhau \(AD = BE = CF\).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"