Lý thuyết Tia Toán 6 Cánh diều

2024-09-14 15:19:27

1. Tia

Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là một tia gốc O.

Chú ý:

     •  Từ một điểm O kẻ một vạch thẳng về một phía của điểm O để biểu diễn một tia gốc O

     •  Nếu A là một điểm tùy ý trên tia Ox, ta có thể gọi tia Ox là tia OA.

     •  Khi viết (đọc) tia ta phải viết (đọc) gốc của tia trước.

2. Hai tia đối nhau

Hai tia chung gốc Ox, Oy tạo thành đường thẳng xy được gọi là hai tia đối nhau

3. Hai tia trùng nhau

Lấy điểm A khác O thuộc tia Ox. Tia Ox và tia OA là 2 tia trùng nhau

Chú ý:

- Khi đọc (hay viết) tên một tia, phải đọc (hay viết) tên gốc trước.

- Khi điểm \(B\) thuộc tia \(Am\) thì tia \(Am\) còn gọi là tia \(AB\)

- Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau.

- Khi hai tia $Ox,Oy$ đối nhau. Nếu điểm $A$ thuộc tia $Ox$ và điểm $B$ thuộc tia $Oy$ thì điểm $O$ nằm giữa hai điểm $A$ và $B.$

- Hai tia trùng nhau có cùng gốc và có một điểm chung khác gốc.

Nghĩa là nếu điểm \(A\) thuộc tia \(Ox\,\left( {A \ne O} \right)\) thì hai tia \(Ox\) và \(OA\) trùng nhau.

Nhận xét:

- Nếu hai tia \(OA\) và \(OB\) đối nhau thì điểm \(O\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\)

- Ngược lại, nếu điểm \(O\) nằm giữa hai điểm \(A\) và \(B\) thì:

+ Hai tia \(OA;OB\) đối nhau

+ Hai tia \(AO;AB\) trùng nhau; hai tia \(BO;BA\) trùng nhau

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"