Giải Bài 5 trang 92 sách bài tập Toán 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

2024-09-14 15:24:32

Đề bài

Trên một trục số gốc O, hai điểm A và B lần lượt biểu diễn hai số nguyên a và b.

a) Hãy tính khoảng cách AB trong mỗi trường hợp sau đây:

·a = 3 và b = 7;

·a = -3 và b = 7;

·a = -7 và b = -3;

b) Tại sao có thể kết luận rằng ta luôn có AB = b - a nếu a < b.

HD:Với mọi trường hợp sau, hāy vẽ hình minh họa (trên trục số nằm ngang với chiều dương từ trái sang phải) và chú ý rằng điểm biểu diễn số nguyên âm nằm cách gốc O một khoảng bằng -a (chằng hạn điểm -3 nằm cách gốc O một khoảng bằng 3 =-(-3):

·Điểm O trùng với một trong hai điểm A và B.

·Điểm O nằm giữa hai điểm A và B

·Điểm O nằm trưóc (bên phải) cả hai điểm A và B

· Điểm O nằm sau (bên trái) cả hai điểm A và B.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Biểu diễn các số trên trục số

Lời giải chi tiết

a)      

+ Với a = 3 và b = 7 thì AB = 7 – 3 = 4

+ Với a = -3 và b = 7 thì AB = 7 – (-3) = 11

+ Với a = -3 và b = -7 thì AB = (-3) – (-7) = 4

b)    Ta xét các trường hợp sau:

+ Điểm O trùng điểm A: Khi đó, a = 0 nên AB = OB = b = b – 0 = b – a

+ Điểm O trùng điểm B . Khi đó, b = 0, mà a < 0 nên AB = AO = OA = -a = 0 – a = b – a

+ Điểm O nằm giữa A và B. Khi đó, a < 0 < b

Vì A biểu diễn số nguyên âm nên OA = -a; B biểu diễn số nguyên dương nên OB = b.

Ta có: O nằm giữa A và B nên AB = OB + OA = b + (-a) = b – a

+ Điểm A nằm giữa O và B:

Khi đó, A, B đều biểu diễn số nguyên dương nên OA = a, OB = b

Ta có A nằm giữa O và B nên AO + AB = OB nên AB = OB – AO = b – a

+ Điểm B nằm giữa A và O

Khi đó, A, B đều biểu diễn số nguyên âm nên OA = -a ; OB = -b

Ta có B nằm giữa A và O nên AB + BO = AO nên AB =AO – BO = -a – (-b) = b –a .

Vậy ta có thể kết luận rằng ta luôn có AB = b - a nếu a < b.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"