Bài 1
Tính nhẩm.
Phương pháp giải:
- Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
Lời giải chi tiết:
30 000 + 6 000 – 20 000 = 36 000 – 20 000
= 16 000
80 000 – (40 000 + 10 000) = 80 000 – 50 000
= 30 000
18 000 – 9 000 + 40 000 = 9 000 + 40 000
= 49 000
70 000 – (60 000 – 30 000) = 70 000 – 30 000
= 40 000
Bài 2
Đ, S?
Phương pháp giải:
Bước 1: Kiểm tra cách đặt tính rồi tính:
- Đặt tính sao cho các chữ số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Tính theo thứ tự từ phải sang trái.
Bước 2: Nếu đúng ghi Đ, sai ghi S.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Đặt tính rồi tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính: Viết phép tính theo hàng dọc sao cho các số cùng hàng thẳng cột với nhau.
- Tính: Thực hiện phép cộng, phép trừ các số lần lượt từ phải sang trái.
Lời giải chi tiết:
Bài 4
Một cửa hàng có 16 500 $\ell $ xăng, cửa hàng nhập thêm về 9 000 $\ell $ xăng. Hỏi sau khi bán đi 17 350 $\ell $ xăng, cửa hàng đó còn lại bao nhiêu lít xăng?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số lít xăng cửa hàng có sau khi nhập thêm 9 000 lít xăng.
Bước 2: Tính số lít xăng còn lại khi bán đi 17 350 lít xăng
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt:
Có: 16 500 lít xăng
Nhập thêm: 9 000 lít xăng
Bán đi: 17 350 lít xăng
Còn lại: … lít xăng?
Bài giải
Sau khi nhập thêm cửa hàng có tất cả số lít xăng là:
16 500 + 9 000 = 25 500 (lít)
Sau khi bán đi cửa hàng còn lại số lít xăng là:
25 500 – 17 350 = 8 150 (lít)
Đáp số: 8 150 lít xăng
Bài 5
Tính giá trị của biểu thức:
Phương pháp giải:
- Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước.
Lời giải chi tiết:
a) 8 647 + 6 500 – 13 217 = 15 147 – 13 217
= 1 930
b) 15 654 – (7 460 + 2 140) = 15 654 – 9 600
= 6 054