Luyện tập 1
Bai 1
Tính nhẩm.
Phương pháp giải:
- Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên thực hiện các phép tính trong ngoặc.
Lời giải chi tiết:
a) 2 000 x 4 x 5 = 8 000 x 5
= 40 000
36 000 : 6 : 2 = 6 000 : 2
= 3 000
30 000 : 3 x 6 = 10 000 x 6
= 60 000
b) 20 000 x (10 : 5) = 20 000 x 2
= 40 000
80 000 : (2 x 4) = 80 000 : 8
= 10 000
15 000 : (27 : 9) = 15 000 : 3
= 5 000
Bài 2
Đ, S?
Phương pháp giải:
Kiểm tra cách đặt tính và tính rồi điền Đ hoặc S vào ô trống.
Lời giải chi tiết:
Phép tính đúng là:
Bài 3
Đặt tính rồi tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính các phép nhân, phép chia.
- Tính:
+ Với phép nhân: Thực hiện nhân theo thứ tự từ phải sang trái.
+ Với phép chia: Chia lần lượt từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
Bài 4
Nam có 2 tờ tiền loại 20 000 đồng, số tiền đó vừa đủ để mua 8 cuốn vở. Hỏi mỗi cuốn vở giá bao nhiêu tiền?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số tiền Nam đã dùng mua 8 quyển vở.
Bước 2: Lấy số tiền Nam đã dùng chia cho số cuốn vở để tìm ra giá mỗi cuốn vở.
Lời giải chi tiết:
Bài giải
Số tiền Nam đã dùng mua 8 quyển vở là:
20 000 x 2 = 40 000 (đồng)
Mỗi cuốn vở có giá tiền là:
40 000 : 8 = 5 000 (dồng)
Đáp số: 5 000 đồng.
Bài 5
Tính giá trị của biểu thức.
a) 36 459 : 9 x 3 b) 14 105 x 6 : 5
Phương pháp giải:
Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a) 36 459 : 9 x 3 = 4 051 x 3
= 12 153
b) 14 105 x 6 : 5 = 84 630 : 5
= 16 926
Luyện tập 2
Bài 1
Để đến tòa lâu đài, Rô-bốt phải đi qua các đoạn đường ghi phép tính có kết quả bé hơn 8 000. Hỏi Rô-bốt phải đi theo đường nào?
Phương pháp giải:
Thực hiện tính nhẩm các phép tính xuất hiện trên đường đi, đường đến tòa lâu đài là các đoạn đường ghi phép tính có kết quả bé hơn 8 000.
Lời giải chi tiết:
Ta có 36 000 : 6 = 6 000
3 500 x 2 = 7 000
49 000 : 7 = 7 000
2 000 x 3 = 6 000
Vậy Rô-bốt đi qua các đoạn đường ghi phép tính: 36 000 : 6 ; 3 500 x 2 ; 49 000 : 7 ; 2 000 x 3
Bài 2
Đặt tính rồi tính.
Phương pháp giải:
- Đặt tính
- Đối với phép nhân: Nhân theo thứ tự từ phải sang trái.
- Đối với phép chia: Thực hiện chia từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
Bài 3
Tính giá trị của biểu thức.
Phương pháp giải:
- Biểu thức có phép tính nhân, chia và cộng, trừ thì thực hiện phép tính nhân, chia trước; cộng, trừ sau.
- Biểu thức có chứa dấu ngoặc thì trước tiên ta thực hiện trong ngoặc trước.
- Biểu thức chỉ có phép tính nhân, chia thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
- Biểu thức chỉ có phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện các phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.
Lời giải chi tiết:
a) 7 479 + 3 204 x 5 = 7 479 + 16 020
= 23 499
b) (24 516 – 4 107) : 3 = 20 409 : 3
= 6 803
c) 14 738 + 460 + 3 240 = 15 198 + 3 240
= 18 438
d) 9 015 x 3 x 2 = 27 045 x 2
= 54 090
Bài 4
Một nông trường có 2 520 cây chanh, số cây cam gấp 3 lần số cây chanh. Hỏi nông trường đó có tất cả bao nhiêu cây chanh và cây cam?
Phương pháp giải:
Bước 1: Tính số cây cam = Số cây chanh x 3
Bước 2: Tính tổng số cây cam và cây chanh.
Lời giải chi tiết:
Tóm tắt
Bài giải
Số cây cam trong nông trường là:
2 520 x 3 = 7 560 (cây cam)
Trong nông trường có tất cả số cây chanh và cây cam là:
2 520 + 7 560 = 10 080 (cây)
Đáp số: 10 080 cây
Bài 5
Tìm chữ số thích hợp.
Phương pháp giải:
Dựa vào quy tắc đặt tính, ta tính nhẩm và tìm ra chữ số thích hợp với dấu “?” ở mỗi ô.
Lời giải chi tiết: