Phân số bằng phân số \(\frac{{ - 2}}{5}\) là
- A \(\frac{{ - 4}}{{ - 10}}\).
- B \(\frac{6}{{15}}\).
- C \(\frac{{ - 6}}{{15}}\).
- D \(\frac{4}{{10}}\).
Đáp án : C
Dựa vào kiến thức về phân số.
\(\frac{{ - 2}}{5} = \frac{{ - 2.3}}{{5.3}} = \frac{{ - 6}}{{15}}\).
Đáp án C.
So sánh \(a = \frac{{ - 5}}{7}\) và \(b = \frac{{ - 8}}{7}\)
- A a > b.
- B \(a \ge b\).
- C a < b.
- D \(a = b\).
Đáp án : A
So sánh 2 phân số có cùng mẫu số dương, phân số nào có tử lớn hơn thì lớn hơn.
Ta có \(5 < 8\) nên \( - 5 > - 8\) suy ra \(\frac{{ - 5}}{7} > \frac{{ - 8}}{7}\) hay a > b.
Đáp án A.
Giá trị của \(x\) thoả mãn \(6,72 - x = 6,3\) là
- A 12,75.
- B 0,42.
- C \(25,62\).
- D \(25,26\).
Đáp án : B
Chuyển vế để tìm x.
\(\begin{array}{l}6,72 - x = 6,3\\x = 6,72 - 6,3\\x = 0,42\end{array}\)
Đáp án B.
Số đường thẳng đi qua hai điểm \(A,\,B\) cho trước là:
- A vô số.
- B \(1\).
- C \(2\).
- D \(3\).
Đáp án : B
Qua hai điểm bất kỳ chỉ có một đường thẳng đi qua chúng.
Có 1 đường thẳng đi qua hai điểm A, B cho trước.
Đáp án B.
Khẳng định nào sau đây là đúng?
- A Nếu điểm I nằm giữa hai điểm A và B thì điểm \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\).
- B Nếu \(IA = IB\) thì điểm \(I\) là trung điểm của đoạn thẳng \(AB\).
- C Nếu \(IA = IB = 2AB\) thì điểm \(I\) là trung điểm của đoạn \(AB\).
- D Nếu \(IA = IB = \frac{{AB}}{2}\) thì điểm \(I\) là trung điểm của đoạn \(AB\).
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về trung điểm của đoạn thẳng.
Nếu \(IA = IB = \frac{{AB}}{2}\) thì điểm \(I\) là trung điểm của đoạn \(AB\) nên D đúng.
Đáp án D.
Hình nào dưới đây KHÔNG có trục đối xứng
- A Hình 1
- B Hình 2
- C Hình 3
- D Hình 4
Đáp án : B
Dựa vào kiến thức về trục đối xứng trong thực tiễn.
Hình 2 là hình không có trục đối xứng.
Đáp án B.
Trong các số sau, số nào là số thập phân âm
- A \(2,017\).
- B \( - 3,16\).
- C \(0,23\).
- D \(162,3\).
Đáp án : B
Số thập phân âm nhỏ hơn 0.
\( - 3,16 < 0\) nên \( - 3,16\) là số thập phân âm.
Đáp án B.
Trong các số sau, số nhỏ hơn \( - 12,304\) là
- A \( - 12,403\).
- B \( - 12,034\).
- C \( - 12,043\).
- D \( - 12,04\).
Đáp án : A
Dựa vào kiến thức so sánh hai số thập phân.
Ta có: \(12,304 < 12,403\) nên \( - 12,304 > - 12,403\).
Đáp án A.
Hình nào sau đây có trục đối xứng đồng thời có tâm đối xứng?
- A Hình 1 và Hình 2.
- B Hình 1 và Hình 3.
- C Hình 2 và Hình 3.
- D Cả ba hình.
Đáp án : C
Xác định các hình có trục đối xứng và tâm đối xứng
Hình 2 và hình 3 có cả trục đối xứng và tâm đối xứng.
Đáp án C.
Trong các hình đồng hồ sau, hình nào có góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc nhọn?
- A Hình 1.
- B Hình 2.
- C Hình 3.
- D Hình 4.
Đáp án : D
Quan sát hình vẽ để trả lời.
Trong các hình trên, hình 4 có góc tạo bởi hai kim đồng hồ là góc nhọn.
Đáp án D.
Khẳng định đúng là
- A Góc có số đo \({89^o}\) là góc vuông.
- B Góc có số đo \(80^\circ \) là góc tù.
- C Góc có số đo \(100^\circ \) là góc nhọn.
- D Góc có số đo \(140^\circ \) là góc tù.
Đáp án : D
Dựa vào kiến thức về các loại góc.
Trong các khẳng định trên, chỉ có khẳng định “Góc có số đo \(140^\circ \) là góc tù” là khẳng định đúng.
Đáp án D.
Cho hình vẽ (Hình 8). Khẳng định nào sau đây đúng
- A \(n\) và \(q\) song song với nhau
- B \(m\) và \(n\) không có điểm chung.
- C Ba điểm \(A\,,\,B\,,\,C\) không thẳng hàng.
- D \(m\) và \(p\) cắt nhau tại D.
Đáp án : C
Quan sát hình vẽ để xác định.
n và q cắt nhau nên A sai.
m và n không song song nên khi kéo dài sẽ có điểm chung nên B sai.
Ba điểm A, B, C không thẳng hàng nên C đúng.
m và p cắt nhau tại C nên D sai.
Đáp án C.
Thực hiện các phép tính (tính hợp lí nếu có thể):
a) \(\frac{{ - 1}}{3} + \,\frac{7}{6} + \frac{3}{2}\).
b) \(\left( {\frac{1}{4} - \frac{5}{6}} \right):\frac{5}{2}\).
c) \(\left( { - 2,25} \right) + 7,63\).
d) \(\left( { - 8,5} \right).16,35 - 8,5.83,65\).
e) \(\frac{{{2^2}}}{{1.3}}.\frac{{{3^2}}}{{2.4}}.\frac{{{4^2}}}{{3.5}}.\frac{{{5^2}}}{{4.6}}\).
Sử dụng các quy tắc tính với phân số và số thập phân.
a) \(\frac{{ - 1}}{3} + \,\frac{7}{6} + \frac{3}{2} = \frac{{ - 2}}{6} + \frac{7}{6} + \frac{9}{6} = \frac{{14}}{7} = \frac{7}{3}\).
b) \(\left( {\frac{1}{4} - \frac{5}{6}} \right):\frac{5}{2} = \left( {\frac{3}{{12}} - \frac{{10}}{{12}}} \right).\frac{2}{5} = \frac{7}{{12}}.\frac{2}{5} = \frac{7}{6}\).
c) \(\left( { - 2,25} \right) + 7,63 = 7,63 - 2,25 = 5,38\).
d) \(\left( { - 8,5} \right).16,35 - 8,5.83,65\)\( = \left( { - 8,5} \right).\left( {16,35 + 83,65} \right)\)\( = \left( { - 8,5} \right).100\)\( = - 850\).
e) \(\frac{{{2^2}}}{{1.3}}.\frac{{{3^2}}}{{2.4}}.\frac{{{4^2}}}{{3.5}}.\frac{{{5^2}}}{{4.6}} = \frac{{2.2.3.3.4.4.5.5}}{{1.2.3.3.4.4.5.6}} = \frac{2}{6} = \frac{1}{3}\).
Ông Ba muốn lát gạch và trồng cỏ cho sân vườn. Biết diện tích phần trồng cỏ bằng \(\frac{1}{5}\) diện tích sân vườn và phần lát gạch là \(36{m^2}\).
a) Tính diện tích sân vườn nhà ông Ba.
b) Giá \(1{m^2}\) cỏ là 50 000 đồng. Vậy ông Ba cần bao nhiêu tiền để mua cỏ?
a) Tính số phần mà diện tích lát gạch chiếm.
Tính diện tích sân vườn thông qua diện tích phần lát gạch.
b) Tính diện tích phần trồng cỏ.
Từ đó tính được số tiền ông Ba cần để mua cỏ.
a) Diện tích phần lát gạch chiếm:
\(1 - \frac{1}{5} = \frac{4}{5}\) (sân vườn)
Diện tích sân vườn:
\(36\;:\frac{4}{5} = 45\;\left( {{m^2}} \right)\)
b) Diện tích phần trồng cỏ:
\(45 - 36 = 10\;\left( {{m^2}} \right)\)
Số tiền ông Ba mua cỏ là:
\(10\;.\;50\;000 = 500\;000\) (đồng)
a) Sắp xếp các phân số theo thứ tự từ bé đến lớn \(\frac{3}{4};\frac{{ - 2}}{4};\frac{1}{2};\frac{{ - 3}}{4};\frac{7}{4}\).
b) Tìm phân số nghịch đảo của các phân số sau: \(\frac{2}{{13}};\,\frac{1}{{ - 15}}\).
c) Làm tròn các số sau đến hàng phần trăm: \(12,057;\,\,40,1534\).
a) Đưa các phân số về cùng mẫu dương rồi so sánh tử số với nhau.
b) Hai phân số được gọi là nghịch đảo nếu tích của chúng bằng 0.
c) Sử dụng quy tắc làm tròn số.
a) Ta có: \(\frac{1}{2} = \frac{2}{4}\).
Vì \( - 3 < - 2 < 2 < 3 < 7\) nên \(\frac{{ - 3}}{4} < \frac{{ - 2}}{4} < \frac{2}{4} < \frac{3}{4} < \frac{7}{4}\) hay \(\frac{{ - 3}}{4} < \frac{{ - 2}}{4} < \frac{1}{2} < \frac{3}{4} < \frac{7}{4}\).
b) Các phân số nghịch đảo là: \(\frac{{13}}{2};\, - 15\).
c) Số 12,057 làm tròn đến hàng phần trăm là 12,06.
Số 40,1534 làm tròn đến hàng phần trăm là 40,15.
An gieo một con xúc xắc 100 lần và ghi lại số chấm xuất hiện ở mỗi lần gieo được kết qủa như sau:
Tính xác suất thực nghiệm của các sự kiện sau:
a) Số chấm xuất hiện bằng 2;
b) Số chấm xuất hiện là lớn hơn 3.
Xác suất thực nghiệm của các sự kiện bằng số lần sự kiện đó xảy ra chia cho tổng số lần thực hiện sự kiện.
a) Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chấm xuất hiện bằng 2 là:
\(\frac{{15}}{{100}} = 0,15\).
b) Xác suất thực nghiệm của sự kiện số chấm xuất hiện lớn hơn 3 là:
\(\frac{{18 + 10 + 15}}{{100}} = 0,43\).
Cho điểm A nằm giữa hai điểm O và B sao cho \(OA{\rm{ }} = {\rm{ }}3{\rm{cm}};{\rm{ }}OB{\rm{ }} = {\rm{ }}6{\rm{cm}}.\)
a) Tính độ dài đoạn thẳng\(AB\)?
b) Điểm \(A\) có là trung điểm của đoạn thẳng \(OB\) không? Vì sao?
a) Tính AB dựa vào OA và OB.
b) Sử dụng tính chất của trung điểm để xác định.
Ta có hình vẽ sau:
a) Vì điểm A nằm giữa O và B nên OA < OB, do đó:
OA + AB = OB
hay 3 + AB = 6
AB = 6 – 3 = 3 (cm)
b) Vì OA = AB = 3cm.
Mà điểm A nằm giữa hai điểm O và B nên A là trung điểm của OB.