Dạng 1. Thực hiện phép tính Chủ đề 5 Ôn hè Toán 6

2024-09-14 15:44:06

Lý thuyết

* Thứ tự thực hiện phép tính:

+) Với biểu thức không có dấu ngoặc:

+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi

đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

+) Với biểu thức có dấu ngoặc:

Ta thực hiện theo thứ tự: ( ) trước, rồi đến [ ], sau đó mới đến ngoặc { }

* Quy tắc dấu ngoặc:

Khi bỏ dấu ngoặc, nếu đằng trước dấu ngoặc:

- Có dấu “+”, thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong ngoặc: a + ( b+ c – d) = a + b + c – d

 - Có dấu “-”, thì phải đổi dấu tất cả các số hạng trong ngoặc: a – ( b + c – d) = a – b – c + d

* Phép trừ số nguyên: a – b = a + (-b)

* Phép nhân số nguyên: Hai số nguyên trái dấu thì có tích là số nguyên âm.

Hai số nguyên cùng dấu thì có tích là số nguyên dương.


Bài tập

Bài 1:

Thực hiện phép tính:

a) 341 : (-11) – 23 . 11

b) (-352) : (-2) - 273 : (-3) – 21210

c) (-416) : 8 - 34 . 2 : (-4)

Bài 2:

Tính giá trị biểu thức:

a) A = 38. m – n . (-12) khi m = -2, n = 3

b) B = 25 . (21 – m) – 24 . n khi m = 1, n = -5

Bài 3:

Tính:

a) A = 24 . (-152 : 8 – 22) + (-24) : (-1)3

b) B = 132 – (41 + 42 – 43 – 44 ) – 2 . (-5)

Lời giải chi tiết:

Bài 1:

Thực hiện phép tính:

a) 341 : (-11) – 23 . 11

b) (-352) : (-2) - 273 : (-3) – 21210

c) (-416) : 8 - 34 . 2 : (-4)

Phương pháp

Thực hiện theo thứ tự : Lũy thừa => Nhân, chia => Cộng, trừ.

Lời giải

a) 341 : (-11) – 23 . 11

= (-31) – 8 . 11

= (-31) – 88

= - (31 + 88)

= -129.

b) (-352) : (-2) - 273 : (-3) – 21210

= 176 – (-91) – 1

= 176 + 91 – 1

= 266.

c) (-416) : 8 - 34 . 2 : (-4)

= (-52) – 68 : (-4)

= (-52) – (-17)

= (-52) + 17

= - (52 – 17)

= - 35.

Bài 2:

Tính giá trị biểu thức:

a) A = 38. m – n . (-12) khi m = -2, n = 3

b) B = 25 . (21 – m) – 24 . n khi m = 1, n = -5

Phương pháp

Thay giá trị của m, n  vào biểu thức rồi tính giá trị biểu thức.

Lời giải

a) A = 38. m – n . (-12) khi m = -2, n = 3

Thay m = -2, n = 3 vào A, ta có:

A = 38. m – n . (-12) = 38 . (-2) – 3 . (-12) = (-76) – (-36) = (-76) + 36 = - (76 – 36) = -40.

b) B = 25 . (21 – m) – 24 . n khi m = 1, n = -5

Thay m = 1, n = -5 vào B, ta có:

B = 25 . (21 – m) – 24 . n = 25 . ( 21 – 1) – 24 . (-5) = 25 . 20 – (-120) = 500 + 120 = 620.

Bài 3:

Tính:

a) A = 24 . (-152 : 8 – 22) + (-24) : (-1)3

b) B = 132 – (41 + 42 – 43 – 44 ) – 2 . (-5)

Phương pháp

Tính biểu thức trong ngoặc trước.

Lời giải

a) A = 24 . (-152 : 8 – 22) + (-24) : (-1)3

= 24 . ( -19 – 4) + (-24) : (-1)

= 24 .  (-23) + 24

= 24 . (-23 + 1)

= 24 . (-22)

= -528.

b) B = 132 – (41 + 42 – 43 – 44 ) – 2 . (-5)

= 132 – [(41 – 43) + (42 – 44)] – (-10)

= 132 – [ (-2) + (-2) ] + 10

= 132 – (-4) + 10

= 132 + 4 + 10

= 156.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"