1. Tìm hiểu chung
a. Khái niệm
- Ca dao dân ca là tên gọi chung của các thể loại trữ tình dân gian kết hợp giữa lời và nhạc, diễn tả đời sống nội tâm của con người.
+ Ca dao là lời thơ của dân ca và những bài thơ của dân gian mang phong cách nghệ thuật chung với lời thơ dân ca.
+ Dân ca là những sáng tác dân gian kết hợp giữa lời và nhạc.
b. Ví dụ
- Ca dao:
"Trống cơm khéo vỗ nên vông
Một bầy con xít lội sông đi tìm
Thương ai con mắt lim dim
Một bầy con nhện đi tìm giăng tơ"
- Dân ca:
"Tình bằng có cái trống cơm, khen ai khéo vỗ ấy mấy vông nên vông. Một bầy tang tình con xít, ấy mấy lội, lội sông, ấy mấy đi tìm. Em nhớ thương ai, đôi con mắt ấy mấy lim dim. Một bầy tang tình con nhện ới a, ấy mấy giăng tơ, giăng tơ ấy mấy đi tìm, em nhớ thương ai duyên nợ khách tang bồng".
c. Bố cục 4 đoạn
- Đoạn 1 (Từ đầu … đến “thơ lưu truyền”): Vẻ đẹp của kinh thành Thăng Long.
- Đoạn 2 (Tiếp theo … đến “trong ngàn bước ra”): Vẻ đẹp lịch sử của đất nước.
- Đoạn 3 (Tiếp theo … đến “nấu canh nước dừa”): Vẻ đẹp của quê hương Bình Định.
- Đoạn 4 (Đoạn cuối): Vẻ đẹp của Tháp Mười.
d. Thể loại: ca dao dân ca.
2. Giá trị nội dung và nghệ thuật
a. Giá trị nội dung
“Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương” thường gợi nhiều hơn tả, hay nhắc đến tên núi, tên sông, tên vùng đất với những nét đặc sắc về hình thể, cảnh trí, lịch sử, văn hóa của từng địa danh. Đằng sau những câu hỏi, lời đáp, lời mời, lời nhắn gửi và các bức tranh phong cảnh là tình yêu chân chất, tinh tế và lòng tự hào đối với con người và quê hương, đất nước.
b. Giá trị nghệ thuật
- Sử dụng thể thơ lục bát, lục bát biến thể
- Sử dụng hình thức đối đáp, ướm hỏi quen thuộc trong ca dao
- Hình ảnh so sánh, ẩn dụ, ước lệ, tượng trưng,...
- Các địa danh gần gũi, nổi tiếng,...
Sơ đồ tư duy về bài ca dao "Những câu hát dân gian về vẻ đẹp quê hương, đất nước":
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]