Dàn ý chi tiết
I. Mở bài: Giới thiệu câu chuyện đáng nhớ của em về ngày Tết ( gợi ý: được đi chúc tết cùng ông bà/ bố mẹ, được mừng tuổi lì xì, được đưa đi chơi lễ hội,….)
II. Thân bài
– Trải nghiệm đáng nhớ ấy diễn ra trong khoảng thời gian, địa điểm như nào?
– Cảnh vật và mọi thứ xung quanh diễn ra trong không khí ra sao?
– Tâm trạng lúc đó của em như thế nào?
– Sự kiện nào xảy ra khiến em đánh nhớ nhất?
– Sau kỷ niệm đó, em có rút ra cho mình những suy nghĩ gì?
-> Chú ý: Để câu chuyện diễn ra thu hút người đọc cần kể chuyện theo trình tự logic, mạch lạc và sử dụng ngôn từ biểu cảm, giúp người đọc cảm nhận được ý nghĩa câu chuyện.
III. Kết bài: Kết thúc câu chuyện để lại cho em những ý nghĩa gì.
Mẫu 1
Suốt cả một năm dài trông ngóng, cuối cùng ba mồng của Tết cũng đến. Những ngày này, cả gia đình em được sum vầy cùng nhau.
Chiều ba mươi Tết, sau khi cùng ăn mâm cơm tất niên ấm cúng, cả nhà em cùng nhau lên bờ hồ để chờ xem pháo hoa. Em đi bộ giữa bố và mẹ, cảm thấy vừa ấm áp lại an toàn. Chờ qua khoảnh khắc giao thừa, trên đường về nhà, bố sẽ hái một nhánh lộc vừng - gọi là nghi thức hái lộc đầu năm. Trở về nhà, em nhanh chóng đi ngủ, để sáng hôm sau dậy sớm chào năm mới. Sáng mồng một, rất ít người sẽ đi thăm nhà bạn bè vào ngày này. Bác Cả đã sang giúp bố em đạp đất từ sớm và về nhà, nên lúc em thức dậy, chỉ có bố mẹ đang ngồi ở phòng khách. Theo tục lệ, em sẽ chúc bố mẹ những lời chúc năm mới may mắn. Năm nay, em đã đặc biệt học thuộc một bài thơ rất hay để chúc Tết bố mẹ. Tiếp đó, em được nhận hai bao lì xì đỏ tươi may mắn, ngụ ý chứa đựng những điều tốt đẹp dành tặng em trong năm mới. Sau đó, suốt ba ngày, gia đình em cùng nhau đi thăm nhà họ hàng, láng giềng và đồng nghiệp của bố mẹ. Đến bất kì đâu, người ta cũng đón chào nhau bởi nụ cười vui vẻ và những cái ôm ấm áp. Mùa Tết khiến mọi người yêu quý nhau hơn, quan tâm đến nhau nhiều hơn. Nhờ có dịp Tết này, mà em được thăm những người bà con mà có khi cả năm chỉ gặp gỡ được đôi lần. Từ đó giúp mọi người có cơ hội tâm sự, chuyện trò và xích lại gần nhau hơn.
Ba ngày Tết ấy trôi qua nhanh chóng với những cuộc thăm hỏi, gặp gỡ nhau như thế. Tuy nhiên em chẳng hề thấy nhàm chán một chút nào. Trái lại còn cảm thấy thích thú và tiếc nuối khi ngày Tết trôi qua quá nhanh. Nhưng có lẽ, chính vì vậy mà ngày Tết mới trở nên ý nghĩa và được đón chờ suốt một năm dài.
Mẫu 2
Ở quê em, từ rằm tháng Chạp là không khí Tết đã râm ran khắp thôn cùng ngõ nhỏ.
Các hàng quán là nơi tín hiệu Tết được thắp lên đầu tiên. Khi thấy các bác, các cô trưng lên những hộp bánh kẹo mứt Tết đỏ rực, xếp những bộ ấm chén, khay đựng hạt, rồi cả những thùng nước ngọt, giấy vàng mã nữa chứ. Rồi trên đường, thật dễ để gặp những dọc bán nào là quất, nào là đào, rồi mai, rồi cúc, chao ôi là đủ sắc đủ màu. Vùng thôn quê tẻ nhạt theo đó mà rực rỡ hẳn lên. Theo đó, nhà nhà cũng dọn dẹp, sắm sửa cho Tết. Đi đâu cũng thấy người người chở thùng đồ, thùng quà, cắp thêm cái nhánh mai, nhánh đào. Thoảng đâu cũng là mấy khúc ca xuân tuy cũ mà nghe thì vẫn thấy vui tai. Rồi trong cái xốn xang ấy, ba ngày Tết bảy ngày xuân cũng đến. Mọi người xúng xính trong áo quần mới. Con nít thì háo hức nhận lì xì, mặc đồ mới, ăn bánh kẹo. Người lớn thì thảnh thơi ngồi tâm sự, chúc tụng nhau. Ai cũng vui vẻ, phấn khởi. Chuyện gì cũng trở nên kém quan trọng trong mấy ngày xuân này. Có lẽ vì vui quá, nên thấy như chớp mắt cái đã hết mùa Tết rồi.
Có thể Tết ở quê em không được sôi động, rộn ràng như ở thành phố. Nhưng đối với em nó vẫn vô cùng vui và hạnh phúc, không nơi nào có thể sánh được.
Mẫu 3
Trong một năm thì em thích nhất là những ngày Tết. Bởi những ngày ấy, quê hương em khoác lên mình tấm áo mới thật tuyệt vời.
Khắp đường phố đã được dọn dẹp và trang trí lộng lẫy để mừng Tết đến. Những dải đèn lấp lánh, những băng rôn với khẩu hiệu chào mừng năm mới được treo ở khắp nơi. Trên các cửa hàng, quán xá là những tấm biển hiệu rực rỡ nhân dịp cuối năm.
Về nhà, đâu đâu cũng là không khí đoàn tụ ấm áp, khi những người con người cháu đi xa cả năm nay đã trở về. Tiếng cười nói hân hoan vang khắp từ đầu làng đến cuối xóm. Tiếng nhạc xuân xập xình từ đâu đó vọng lại, năm nào cũng nghe mà chẳng thấy chán. Thoảng trong không khí là mùi nén hương thơm, mùi bánh chưng được luộc chín, mùi nấu cỗ của mọi nhà… Người người đi lại trên đường đều thảnh thơi và vui vẻ. Gặp ai cũng mỉm cười và dành cho nhau những lời chúc may mắn nhất. Đám trẻ con thì xúng xính áo quần mới, tay cầm bao lì xì, tay cầm bánh kẹo chạy đi chơi suốt cả ngày. Còn người lớn thì túm lại bên chén trà để tâm sự về một năm đã qua.
Đó chính là ngày Tết ở quê hương em đó. Tuy giản dị nhưng ấm cúng và hạnh phúc vô cùng.
Mẫu 1
Tết đến xuân về, ai cũng trong tâm trạng háo hức và rộn ràng chuẩn bị đón năm mới, nhất là lũ trẻ con chúng tôi. Mỗi cái tết qua đi, để lại cho tôi nhiều kỷ niệm đáng nhớ. Đặc biệt là kỷ niệm khi được đến nhà họ hàng xa chơi và chúc tết.
Hôm đó, vào ngày mùng 2 tết, tôi được bố mẹ trở đi đến nhà ông bà họ hàng xa chúc tết trong niềm vui hớn hở. Xung quang, mọi cảnh vật như khoác trên mình bộ quần áo mới đang đu đưa hòa theo dòng người đón làn gió xuân. Cả nhà tôi đang trò chuyện rất vui vẻ và dự tính đi chúc tế những nhà ai. Thoáng cái đã đến nơi, mọi người xuống xe rồi vào nhà chúc tết ông bà.
Tôi vui sướng chạy vào cũng nhanh nhảy chúc tết để nhận được lì xì. Trẻ con mà chỉ háo hức giây phút được nhận những phong bao, đó như là một chiến công vậy. Sau khi mọi người chúc tết nhau xong thì ngồi xuống nói chuyện rất vui vẻ. Lũ trẻ con chúng tôi thì ra ngoài nô đùa. Bỗng dưng, trong lúc tôi đang chạy thì và phải một em nhỏ, khiến em bé ấy bị ngã và rách mất bộ quần áo đẹp. Nhưng mải chơi, tôi đã kệ để em khóc ở đó một mình.
Khi bố mẹ em ấy ra, em ấy chỉ khóc và tôi vẫn tiếp tục chơi trò của mình. Một lúc sau lũ trẻ con dừng chơi chuẩn bị ra về thì bố mẹ tôi có hỏi tôi là ai làm ngã em ý. Tôi mới vội vàng nhớ ra và chạy vào xin lỗi cô chú và em bé bị ngã đó. Vào đấy thấy em bị hỏng mất bộ quần áo, tôi thấy có lỗi vô cùng.
Nhưng cô chú, mẹ của em không trách mắng mà bảo tôi là em ấy không sao, cháu cứ về đi nhé. Mặc dù tôi biết mình đã gây ra lỗi lớn nhưng người lớn vì hôm nay là tết nên đã không trách mắng tôi. Tôi thấy rất hối hận vì việc làm của mình.
Mẫu 2
Gia đình em vẫn giữ truyền thống gói bánh trưng vào đúng sáng ngày 29 Tết, và em cũng tham gia để tự gói cho mình chiếc bánh trưng thật đẹp. Khoảng 6 giờ sáng, cô em sẽ dậy thật sớm để vo gạo nếp và đỗ xanh đã được ngâm từ tối hôm trước. Những hạt trắng muốt, căng mẩy và những hạt đỗ vàng lần lượt được thu dọn bể bơi để làm sạch nước.
Trong khi đó, ở trong bếp, ông ngoại em đang thái miếng thịt lợn được bà đi chợ mua từ sớm, miếng thịt được thái từng miếng ăn bằng bàn tay em. Sau khi thái xong ướp thịt với muối và hạt tiêu. Mẹ em nhanh chóng trải chiếu trước nhà, lau sạch lá rong đã được cô rửa sạch từ chiều hôm trước, phân ra hai loại lá to, lá nhỏ để chuẩn bị gói bánh.
Còn bố đang khuân những khúc củi khô từ góc vườn vào sân để chuẩn bị nấu bánh chưng.
Đến hơn 7 giờ sáng, mọi chuẩn công đoạn đã chuẩn bị xong. Cả gia đình em sẽ bắt tay vào việc gói bánh. Để chiếc bánh có hình dáng đẹp nhất, ông nội đã đóng những chiếc khuôn vuông vắn, gọn gàng. Bằng cách gói theo khuôn thế này, bánh chưng sẽ không bị méo mó.
Những chiếc lá dong sau khi rửa sạch sẽ được xếp ngay ngắn từng lá một trong khuôn sau đó sẽ lần lượt đổ nếp, thịt lợn, đậu xanh,… Cuối cùng là dùng lá giang buộc chặt bánh lại. Công đoạn gói bánh nghe qua có vẻ hết sức đơn giản.
Thế nhưng để tạo nên một chiếc bánh chưng đẹp mắt ngày Tết đòi hỏi người gói phải thành thục, cẩn thận và tỉ mỉ. Trong suốt buổi gói bánh, gia đình em trò chuyện cùng nhau. Mọi người vừa gói bánh vừa lắng nghe ông nội kể những câu chuyện về ngày Tết của thời xưa. Tiếng cười vang vọng khắp gian nhà.
Hôm đó, em cùng bố ngồi trông nồi bánh trưng, thỉnh thoảng em lại tiếp thêm nước để đảm bảo đủ nước đun bánh. Ngồi sưởi ấm bên nồi bánh trưng trên bếp củi và vùi những củ khoai mật để nướng ăn là những điều em mong chờ nhất vào dịp tết. Em mong truyền thống này sẽ được gia đình em lưu giữ mãi mãi.
Mẫu 3
Trải nghiệm đáng nhớ nhất của em là được dạy viết chữ ông Đồ hay còn gọi là thư pháp vào Tết năm ngoái. Hôm đó, em được bố mẹ đưa lên phố hàng Mã chơi. Vào 28 tết, mọi người tất nập đi mua đồ rất nhiều. Trên phố ngập tràn sắc đỏ cùng hòa chung là không khí vui tươi, nhộn nhịp.
Ở đó bán rất nhiều đồ thủ công trang trí tết, dòng người nô nức đến để chuẩn bị sắm sửa những món đồ cho gia đình. Bố mẹ em đang tất nập chọn những cánh hoa giả, đồ vàng mã để thờ ông bà tổ tiên. Bên cạnh những gian hàng bán đồ ngày tết thì cũng có một vài ông đồ đang rồi vẽ những bức thư pháp với những câu chữ đẹp chúc mừng ngày Tết.
Em đã đứng chờ và xem ở đó rất lâu. Em thật ngưỡng mộ những nét bút mà các ông vẽ lên như rồng bay phượng múa vậy. Em quyết định ra xin phép bố mẹ và mong muốn được ông đồ nắn tay mình để viết những chữ đó. Sau khi ông đồ và bố mẹ em đồng ý, em đã được ông nắm bàn tay bé xíu rồi vẽ ra những nét như rồng bay. Trong lòng em hạnh phúc vô cùng. Cuối buổi, em được mang thành quả của mình về và treo trên nhà.
Đó là trải nghiệm lần đầu tiên của em khi được tự tay vẽ những nét chữ thư pháp thật đặc biệt. Và vui hơn nữa khi được mọi người khen ngợi và em được mang thành quả của mình về nhà. Em yêu ngày Tết quê em vô cùng, ngày tết diễn ra rất nhiều hoạt động vui cho trẻ em và để mọi người sum vầy, quây quần bên nhau.