Toán lớp 3 trang 22 - Điểm ở giữa, trung điểm của đoạn thẳng - SGK Cánh diều

2024-09-14 00:50:36

Bài 1

Quan sát các hình sau và nêu tên điểm ở giữa hai điểm khác:

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ để tìm điểm ở giữa hai điểm khác.

Lời giải chi tiết:

I là điểm ở giữa hai điểm G và H.

O là điểm ở giữa hai điểm C và D.

O là điểm ở giữa hai điểm A và B.


Bài 2

Nêu tên trung điểm của mỗi đoạn thẳng có trong hình dưới đây:

Phương pháp giải:

Quan sát hình vẽ rồi chỉ ra trung điểm của mỗi đoạn thẳng.

Lời giải chi tiết:

Điểm O là trung điểm của đoạn thẳng PQ (vì O là điểm ở giữa hai điểm P và Q; PO = OQ)

Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng DB (vì M là điểm ở giữa hai điểm D và B; MD = MB)

Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AC (vì M nằm giữa hai điểm A và C; MA = MC)


Bài 3

Quan sát tia số, chọn câu đúng.

a) Trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 4 200.

b) Trung điểm của đoạn thẳng BC ứng với số 4 700.

c) Trung điểm của đoạn thẳng AD ứng với số 4 500.

Phương pháp giải:

- Hai vạch liền nhau trên tia số hơn kém nhau 100 đơn vị.

- Quan sát tia số để xác định trung điểm của mỗi đoạn thẳng rồi trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

Ta có tia số sau:

Quan sát tia số ta thấy trung điểm của đoạn thẳng AB ứng với số 4 200.

Vậy câu a đúng.


Bài 4

a) Quan sát các hình sau và chỉ ra những hình ảnh liên quan đến trung điểm của đoạn thẳng:

b) Đố em: Có một đoạn dây thép thẳng, làm thế nào để tìm được trung điểm của đoạn dây théo đó?

Phương pháp giải:

- Quan sát hình ảnh và chỉ ra trung điểm của đoạn thẳng.

Lời giải chi tiết:

a) Những hình ảnh liên qua đến trung điểm của đoạn thẳng:

b) Em gập đôi đoạn dây thép sao cho 2 đầu đoạn dây trùng với nhau. Điểm gập của dây thép chính là trung điểm của đoạn dây thép đó.


Lý thuyết

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"