Trả lời câu hỏi bài tập 4 SBT trang 19 Ngữ văn 6 Kết nối tri thức, tập 2
Đọc lại văn bản Xem người ta kìa! (từ Từ khi biết nhìn nhận đến trong mỗi con người) trong SGK (tr. 55) và trả lời các câu hỏi
Câu 1
Trong đoạn trích, người viết đã nêu những bằng chứng để làm rõ điều gì? Những bằng chứng đó được lấy từ đâu?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đọan trích từ Từ khi biết nhìn nhận đến trong mỗi con người trong SGK (tr. 55)
Lời giải chi tiết:
Trong đoạn trích, người viết đã nêu lên những bằng chứng để làm rõ một ý kiến: mọi người xung quanh ta, ai cũng có nét riêng, khác biệt. Những bằng chứng đó được lấy từ thực tế cuộc sống, cụ thể ở đây là các bạn trong lớp học.
Câu 2
Em hiểu như thế nào về câu “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống ai cả”?
Phương pháp giải:
Nêu suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Câu “Chỗ giống nhau nhất của mọi người trên thế gian này là... không ai giống đi cả” có thể hiểu: trên thế gian này, mỗi người đều có nét riêng, không ai giống ai, và đó là chuyện phổ biến.
Câu 3
Em phải làm gì khi hiểu được rằng: “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người.”
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Khi hiểu được rằng: “Chính chỗ “không giống ai” nhiều khi lại là một phần rất đáng quý trong mỗi con người”, chúng ta cần biết phát triển năng lực, sở thích, cá tính của mình theo hướng tích cực, để vừa biết hoà đồng với mọi người, vừa khẳng định mạnh mẽ giá trị của bản thân.
Câu 4
Qua đoạn trích, em rút ra được bài học gì về cách dùng bằng chứng khi viết bài nghị luận?
Phương pháp giải:
Liên hệ bản thân
Lời giải chi tiết:
Bài nghị luận muốn có sức thuyết phục, phải có lí lẽ và bằng chứng. Qua đoạn trích, ta thấy, bằng chứng để đưa vào bài nghị luận bàn về một hiện tượng (vấn đề) đời sống phải là những gì có trong thực tế, tiêu biểu, phù hợp với hiện tượng (vấn đề) được bàn luận.
Câu 5
Trong câu “Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ? ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!", theo em, có thể thay thành ngữ nghịch như quỷ bằng những từ ngữ khác được không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Thảo khảo sách báo, internet hoặc liên hệ bản thân tìm ra thành ngữ có cùng nghĩa
Lời giải chi tiết:
Trong câu “Người ta thường nói học trò “nghịch như quỷ? ai ngờ “quỷ” cũng là cả một thế giới, chẳng “quỷ” nào giống “quỷ” nào!”, thành ngữ nghịch như quỷ được dùng rất đắt. Nó vừa cho biết mức độ nghịch ngợm của học trò, đồng thời khiến ta liên hệ tới câu: Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò. Cho nên, khó có thể tìm được từ ngữ nào thay thế thành ngữ nghịch như quỷ trong câu trên.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]