Câu 1
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc hiểu: Về thăm mẹ, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
Hãy xác định các tiếng được gieo vần và cách ngắt nhịp trong mỗi dòng của khổ thơ sau:
Con về thăm mẹ chiều đông
Bếp chưa lên khói, mẹ không có nhà
Mình con thơ thẩn vào ra
Trời đang yên vậy bỗng òa mưa rơi.
Phương pháp giải:
Đọc và xác định
Lời giải chi tiết:
Các tiếng được gieo vần trong khổ thơ: đông – không; ra – òa (vần lưng); nhà – ra (vần chân).
Các dòng trong khổ thơ được ngắt nhịp như sau: 4/2; 4/4; 2/2/2; 4/4.
Câu 2
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc hiểu: Về thăm mẹ, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
Chỉ ra và nêu tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong dòng thơ:
Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa
Phương pháp giải:
Đọc và xác định
Lời giải chi tiết:
Trong câu thơ:“Nón mê xưa đứng nay ngồi dầm mưa", biện pháp tu từ ẩn dụ (nón mê) kết hợp với 2 cặp từ trái nghĩa (xưa – nay, đứng – ngồi) khiến câu thơ thêm sinh động, lột tả rõ nét sự vất vả khó khăn của người mẹ.
Câu 3
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc hiểu: Về thăm mẹ, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
Mẹ không có nhà nhưng người con vẫn thấy bóng dáng, cuộc sống của mẹ qua những hình ảnh nào? Những hình ảnh đó cho em biết điều gì về người mẹ?
Phương pháp giải:
Đọc và xác định, liên hệ suy nghĩ của bản thân
Lời giải chi tiết:
Về thăm mẹ chiều đông, mẹ không có nhà nhưng người con vẫn thấy bóng dáng, cuộc sống của mẹ qua những hình ảnh: chum tương, nón mê, áo tơi, đàn gà mới nở, cái nơm hỏng vành, trái na cuối vụ. Qua những hình ảnh đó, có thể thấy mẹ hiện ra là người cẩn thận, giản dị, đạm bạc, vất vả, tảo tần sớm hôm. Đặc biệt, mẹ luôn dành tất cả tình yêu thương, sự chăm sóc cho con. Quả ngọt, trái ngon nào cũng dành để chờ mong con về.
Câu 4
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc hiểu: Về thăm mẹ, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 4, SGK) Điều gì làm người con “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...”?
Phương pháp giải:
Đọc văn bản trong SGK và xác định
Lời giải chi tiết:
Người con thấy “Nghẹn ngào thương mẹ nhiều hơn...” vì đã nhận ra phía sau những điều giản đơn thường ngày” là cuộc sống, tâm hồn, tình cảm của mẹ: Mẹ cả đời vất vả, tảo tần. Mẹ cả đời gắn bó với ruộng vườn, cây trái, đàn gà, cày bừa, cấy hái lam lũ, nhọc nhằn. Cả đồ đạc, cây cối, vườn tược trong nhà cũng ấm hơi bàn tay chăm sóc của mẹ. Và hơn hết, mẹ lúc nào cũng yêu thương, chăm chút, thương nhớ tới con.
Câu 5
Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc hiểu: Về thăm mẹ, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 5, SGK) Nhận xét cách gieo vần lục bát trong câu: “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm."
Phương pháp giải:
Đọc văn bản trong SGK và nêu nhẫn xét
Lời giải chi tiết:
Cách gieo vần ở câu “Áo tơi qua buổi cày bừa / Giờ còn lủn củn khoác hờ người rơm” là bừa (tiếng thứ 6 ở câu lục) – hờ (tiếng thứ 6 ở câu bát). Trong cặp lục bát trên có sự đối xứng nhau trong các thanh ở các tiếng 2, 4, 6. Câu lục là B – T – B (tơi – buổi – bừa); câu bát là B – T – B – B (còn – củn – hờ – rơm).
Câu 6
Trả lời câu hỏi 6 Bài đọc hiểu: Về thăm mẹ, SBT trang 19 Ngữ văn 6 Cánh diều
(Câu hỏi 6, SGK) Hình dung và tái hiện lại cảnh người con về thăm ngôi nhà của mẹ trong bài thơ bằng cách vẽ tranh minh hoạ hoặc miêu tả bằng lời văn.
Phương pháp giải:
Đọc lại bài thơ, chú ý đến các hình ảnh về ngôi nhà của mẹ, các từ ngữ thể hiện tâm trạng của người con để hình dung và tái hiện cảnh.
Lời giải chi tiết:
- Các em hãy đọc lại bài thơ, chú ý đến các hình ảnh về ngôi nhà của mẹ, các từ ngữ thể hiện tâm trạng của người con để hình dung và tái hiện cảnh.
+ Người con nhìn thấy những gì trong ngôi nhà của mẹ, theo trật tự nào?
+ Người con như thấy mẹ hiện ra từ những gì thân thuộc, giản đơn thường ngày mà mình vừa nhìn thấy ra sao?
+ Người con cảm thấy như thế nào khi nhìn thấy những điều đó? (Ngoài các từ ngữ thể hiện tâm trạng của người con mà bài thơ đã sử dụng, em còn có thể sử dụng thêm các từ ngữ nào để miêu tả tâm trạng người con, ví dụ: bồi hồi, xúc động,...)
- Từ gợi ý trên, hãy viết câu trả lời của em hoặc vẽ tranh để thể hiện hình dung của em.
[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]