Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Khoanh tròn vào chữ cái trước câu trả lời đúng
Câu 1. Tác giả văn bản Cô Tô là ai?
A. Phạm Văn Đồng
B. Nguyễn Tuân
C. Tố Hữu
D. Tô Hoài
Câu 2. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:
“Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,… […] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy ầm ầm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà”
(Hang Én – Hà My)
A. Cảm nhận của tác giả về hang Én
B. Vẻ đẹp của hang Én
C. Hành trình vào hang Én
D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én
Câu 3. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Trong vô tăm tích tôi nghĩ Lát nữa chào mào sẽ mổ những con sâu Trái cây chín đỏ Từng giọt nước Thanh sạch của tôi
triu…uýt…huýt… tu hìu…
Chẳng cần chim lại bay về Tiếng hót ấy giờ tôi nghe rất rõ |
A. Con chào mào trong tự nhiên
B. Con chào mào trong ý nghĩa
C. Con chào mào trong tâm hồn
D. Con chào mào trong giấc mơ
Câu 4. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo:
- Thôi, con đi chơi.
…
Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có thể đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm:
- Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ
- Ừ, phải đấy. Để chị về lấy.
Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui.
A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn
C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
D. Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng
Câu 5. Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ vật gì?
A. Cửa sổ
B. Cái cây
C. Cuốn sách
D. Chiếc lồng
Câu 6. Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào?
A. Tô Hoài
B. Tố Hữu
C. Phạm Tiến Duật
D. Nguyễn Du
Câu 7. Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười để đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi.
…
Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt.
(Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam)
A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn
C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
D. Cảnh mẹ Hiên trả lại chiếc áo
Câu 8. Tác phẩm Con chào mào của tác giả nào?
A. Thạch Lam
B. Bùi Mạnh Nhị
C. Xuân Quỳnh
D. Mai Văn Phấn
Câu 9. Câu hỏi có vai trò gì khi trình bày bài nói chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến?
A. Tạo sự tự tin cho người nói
B. Tạo tương tác người nói – người nghe
C. Giải đáp thắc mắc cho người nghe
D. Hỏi về những thông tin quan trọng
Câu 10. Trong các cách dưới đây, cách giải thích nào không đúng khi nói về nghĩa của từ?
A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị
B. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích
C. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích
D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích
Câu 11. Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau:
Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàn đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu…”
A. Bốn
B. Ba
C. Hai
D. Một
Câu 12. Sự giống nhau giữa từ đơn và từ phức là gì?
A. Đều có phát âm giống nhau
B. Đều có số tiếng không giới hạn
C. Đều dùng để chỉ người
D. Đều là các từ có nghĩa
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ
“Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”.
Câu 2. Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Tác giả văn bản Cô Tô là ai? A. Phạm Văn Đồng B. Nguyễn Tuân C. Tố Hữu D. Tô Hoài |
Phương pháp giải:
Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Tác giả văn bản Cô Tô là nhà văn Nguyễn Tuân
=> Đáp án: B
Câu 2 (0.25 điểm):
Xác định nội dung chính của đoạn trích sau: “Hang Én giống như cái tổ khổng lồ và an toàn mà Mẹ Thiên Nhiên ban tặng cho con người, với không gian trú ẩn, nước, không khí, ánh sáng,… […] Tôi ngồi bệt trên cát, trước mặt là khoảng sông lấp lánh, trên cao là trần hang tối thẳm và một khoảng trời thăm thẳm đầy sao. Tứ bề tiếng chim líu ríu như ru nhau và ru người. Nửa đêm thức dậy, vẫn nghe tiếng chim chíu chít, tiếng nước chảy ầm ầm – và cả tiếng phân chim rơi lộp độp trên mái nhà” (Hang Én – Hà My) A. Cảm nhận của tác giả về hang Én B. Vẻ đẹp của hang Én C. Hành trình vào hang Én D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích để xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính: Vẻ đẹp của hang Én
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm):
Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây:
A. Con chào mào trong tự nhiên B. Con chào mào trong ý nghĩa C. Con chào mào trong tâm hồn D. Con chào mào trong giấc mơ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn thơ và xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính: Con chào mào trong tâm hồn
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây: Sơn đã mặc xong áo ấm: cả cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thẫm dài. Sơn đứng trên giường trước mặt mẹ, đã quay đi quay lại ba, bốn lần để mẹ Sơn ngắm áo. Sau cùng, mẹ Sơn vuốt các tà áo cho phẳng phiu, rồi đẩy Sơn ra, bảo: - Thôi, con đi chơi. … Sơn bây giờ mới chợt nhớ ra là mẹ cái Hiên rất nghèo, chỉ có thể đi mò cua bắt ốc thì còn lấy đâu ra tiền mà sắm áo cho con nữa. Sơn thấy động lòng thương, cũng như ban sáng Sơn đã nhớ thương đến em Duyên ngày trước vẫn cùng nói với Hiên đùa nghịch ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt bỗng thoáng qua trong trí, Sơn lại gần chị thì thầm: - Hay là chúng ta đem cho nó cái áo bông cũ, chị ạ - Ừ, phải đấy. Để chị về lấy. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. Sơn đứng lặng yên đợi, trong lòng tự nhiên thấy ấm áp vui vui. A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên D. Cảnh gia đình Hiên có bữa cơm ấm cúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích và xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính: Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên
=> Đáp án: C
Câu 5 (0.25 điểm):
Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ vật gì? A. Cửa sổ B. Cái cây C. Cuốn sách D. Chiếc lồng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Con chào mào, trong ý nghĩ, nhà thơ đã vẽ chiếc lồng
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Bài học đường đời đầu tiên của tác giả nào? A. Tô Hoài B. Tố Hữu C. Phạm Tiến Duật D. Nguyễn Du |
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin tác giả, tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Bài học đường đời đầu tiên của tác giả Tô Hoài
=> Đáp án: A
Câu 7 (0.25 điểm):
Xác định nội dung chính của đoạn trích dưới đây: Buổi sáng hôm nay, mùa đông đột nhiên đến, không báo cho biết trước. Vừa mới ngày hôm qua trời hãy còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối tháng mười để đồng ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi. Sơn và chị chơi cỏ gà ở ngoài đồng còn thấy nóng bức, chảy mồ hôi. … Mẹ Sơn yên lặng không nói gì. Nhưng đến lúc vời Sơn lại gần để mặc áo, Sơn thấy mẹ hơi rơm rớm nước mắt. (Gió lạnh đầu mùa – Thạch Lam) A. Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa B. Giới thiệu hoàn cảnh gia đình Sơn C. Cảnh hai chị em Sơn chia sẻ áo cho Hiên D. Cảnh mẹ Hiên trả lại chiếc áo |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Nội dung chính: Cảnh sinh hoạt trong gia đình Sơn ngày gió đầu mùa
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.25 điểm):
Tác phẩm Con chào mào của tác giả nào? A. Thạch Lam B. Bùi Mạnh Nhị C. Xuân Quỳnh D. Mai Văn Phấn |
Phương pháp giải:
Dựa vào thông tin tác giả, tác phẩm
Lời giải chi tiết:
Tác phẩm Con chào mào của tác giả Mai Văn Phấn
=> Đáp án: D
Câu 9 (0.25 điểm):
Câu hỏi có vai trò gì khi trình bày bài nói chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến? A. Tạo sự tự tin cho người nói B. Tạo tương tác người nói – người nghe C. Giải đáp thắc mắc cho người nghe D. Hỏi về những thông tin quan trọng |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi có vai trò tạo tương tác người nói – người nghe khi trình bày bài nói chia sẻ một trải nghiệm về nơi em sống hoặc từng đến
=> Đáp án: B
Câu 10 (0.25 điểm):
Trong các cách dưới đây, cách giải thích nào không đúng khi nói về nghĩa của từ? A. Trình bày khái niệm mà từ biểu thị B. Dùng từ đồng nghĩa để giải thích C. Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích D. Dùng từ trái nghĩa để giải thích |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về nghĩa của từ
Lời giải chi tiết:
Cách “Đọc nhiều lần là từ cần được giải thích” không đúng khi nói về nghĩa của từ
=> Đáp án: C
Câu 11 (0.25 điểm):
Có bao nhiêu cụm danh từ trong đoạn văn sau: Thuyền chúng tôi chèo thoát qua kênh Bọ Mắt đổ ra con sông Cửa Lớn, xuôi về Năm Căn. Dòng sông Năm Căn mênh mông, nước ầm ầm đổ ra biển ngày đêm như thác, cá nước bơi hàn đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu…” A. Bốn B. Ba C. Hai D. Một |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về cụm danh từ
Lời giải chi tiết:
Có bốn cụm danh từ trong đoạn trích
=> Đáp án: A
Câu 12 (0.25 điểm):
Sự giống nhau giữa từ đơn và từ phức là gì? A. Đều có phát âm giống nhau B. Đều có số tiếng không giới hạn C. Đều dùng để chỉ người D. Đều là các từ có nghĩa |
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức về từ đơn và từ phức
Lời giải chi tiết:
Sự giống nhau giữa từ đơn và từ phức là đều là các từ có nghĩa
=> Đáp án: D
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Xác định và nêu tác dụng của biện pháp tu từ trong câu thơ: “Gậy thần tiên và cánh tay đạo sĩ/ Đưa ta đi sông núi tuyệt vời”. |
Phương pháp giải:
Vận dụng năng lực văn học để làm rõ tác dụng của biện pháp nghệ thuật trong câu thơ
Lời giải chi tiết:
- Biện pháp: Ẩn dụ:
+ gậy thần tiên: cây thước của thầy giáo
+ đạo sĩ: người thầy
- Tác dụng: Thể hiện cách nhìn mơ mộng, ngưỡng mộ của cậu học trò đối với thầy giáo. Thầy mở ra chân trời mới, đưa học trò đi khám phá khắp mọi miền Tổ quốc, khám phá tri thức, nâng cánh ước mơ.
Câu 2 (5 điểm):
Hãy kể lại một chuyến đi đáng nhớ của em. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại chuyến đi để lại ấn tượng sâu sắc nhất với em
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Chắc chắn trong số chúng ta ai cũng đã từng trải qua rất nhiều những trải nghiệm. Lần trải nghiệm đáng nhớ mà cũng mang đến cho em nhiều cảm xúc nhất chính là lần chúng em được tham gia khóa học ngoại khóa hè 3 ngày ở một vùng quê vô cùng yên bình.
Em vẫn còn nhớ như in những kỉ niệm của 3 ngày ấy. Em đã vô cùng háo hức, mong từng ngày một để tới ngày chuyến đi được thực hiện. Em đã về quê nhiều lần nhưng cảm xúc lần này rất khác. Em sẽ phải tự lo cho bản thân mình mà không có bố mẹ ở bên cạnh. Đi cùng em trong lần này còn có Vân, người bạn thân thiết nhất của em.
Ngồi trên ô tô, chúng em hát vang lên bài hát yêu thích của mình, không khí trên xe nhộn nhịp vô cùng. Đường đi hai bên ngập tràn những cánh đồng lúa vàng óng, dưới ánh mặt trời chói chang, màu vàng càng thêm rực rỡ, óng ả. Trên triền đê còn có từng đàn trâu, đàn bò thung thăng gặm cỏ. Lũy tre làng thì đung đưa, rì rào trong gió. Không khí thật sự trong lành, yên bình vô cùng.
Các cô giáo trong đoàn đi hướng dẫn chúng em rất chu đáo cách sắp xếp đồ đạc để chuẩn bị cho những trải nghiệm thú vị trong 3 ngày ở quê. Các bạn ở quê chào đón chúng em rất nhiệt tình. Bạn nào cũng hiền, cũng đáng yêu mà bạo lắm. Nhìn các bạn trèo tót lên cây hái quả ổi, quả sấu mà cứ nhanh thoăn thoắt như con sóc nhỏ vậy. Chúng em được ra đồng xem các bác nông dân làm ruộng. Em còn được lội thử xuống ruộng nữa, cảm giác thật lạ, em thấy mình như sắp biến thành người nông dân thực thụ ấy. Buổi chiều chúng em được chạy thả diều trên những triền đê xanh cỏ, hun hút gió.
Ba ngày trôi qua thật nhanh, lúc về chúng em có tặng lại các bạn ở quê mấy món quà mà chúng em tự chuẩn bị từ trước. Lưu luyến lắm, chúng em chẳng muốn rời đi và còn hẹn năm sau sẽ quay lại.
Chuyến đi thật sự mang đến cho em rất nhiều cảm xúc. Em chỉ ước năm nào cũng sẽ có một chuyến đi như thế này để bản thân có thêm nhiều tích lũy mới cho bản thân, có thêm nhiều cơ hội kết bạn mới.