Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Câu 1. Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối:
A. Ẩn dụ
B. Hoán dụ
C. So sánh
D. Nhân hóa
Câu 2. “Bức tranh của em gái tôi” của tác giả nào?
A. Tố Hữu
B. Tạ Duy Anh
C. Nguyễn Du
D. Phạm Tiến Duật
Câu 3. Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về?
A. Cảnh quan
B. Lịch sử
C. Văn học
D. Người nổi tiếng
Câu 4. Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau?
Mê Kông quặn đẻ
Chín nhánh sông vàng
A. Ẩn dụ và so sánh
B. Liệt kê và nhân hóa
C. So sánh và hoán dụ
D. Nhân hóa và ẩn dụ
Câu 5. Đoạn văn có hình thức như thế nào?
A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng
B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn
C. Do nhiều câu tạo thành
D. Tất cả đáp án trên
Câu 6. Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì?
Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quna trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam.
A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp
B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt
C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san
D. B và C đúng
Câu 7. Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau:
Chữ bắt đầu có trước
Rồi có ghế có bàn
Rồi có lớp có trường
Và sinh ra thầy giáo
Cái bảng bằng cái chiếu
Cục phấn từ đá ra
Thầy viết chữ thật to
“Chuyện loài người” trước nhất.
A. Sự ra đời của xã hội
B. Sự ra đời của thiên nhiên
C. Sự ra đời của gia đình
D. Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai
Câu 8. Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì?
A. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ
B. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt
C. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ
D. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ
Câu 9. Văn bản Hang Én thuộc thể loại nào?
A. Thơ
B. Kí
C. Truyện ngắn
D. Truyện đồng thoại
Câu 10. Xác định nội dung chính của đoạn trích sau:
Năm giờ, đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện – hóa ra luống nắng ban mai vàng rực rỡ chéo từ khoảng trời cao xuống. Trên mặt sông, nắng hỏa với hơi nước mỏng, tan dần thành lãng đãng khói mơ. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quay sông, rồi ngồi ngay bên bờ cát vục nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết…”
(Hang Én – Hà My)
A. Vẻ đẹp của hang Én
B. Hành trình vào hang Én
C. Cảm nhận của tác giả về hang Én
D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én
Câu 11. Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào?
A. Đối thoại
B. Độc thoại
C. Độc thoại nội tâm
D. Đối thoại lồng trong độc thoại
Câu 12. Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào?
A. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ
B. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ
C. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ
D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung.
a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng.
b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét.
c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo.
d. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già
Câu 2. Viết bài văn nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Trong câu “Và sông Hồng bất khuất có cái chông tre”, hình ảnh sông Hồng được dùng theo lối: A. Ẩn dụ B. Hoán dụ C. So sánh D. Nhân hóa |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ được sử dụng
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
“Bức tranh của em gái tôi” của tác giả nào? A. Tố Hữu B. Tạ Duy Anh C. Nguyễn Du D. Phạm Tiến Duật |
Phương pháp giải:
Nhớ lại thông tin tác giả, tác phẩm
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 3 (0.25 điểm):
Văn bản Hang Én cung cấp thông tin về? A. Cảnh quan B. Lịch sử C. Văn học D. Người nổi tiếng |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 4 (0.25 điểm):
Biện pháp tu từ nào được sử dụng trong câu thơ sau? Mê Kông quặn đẻ Chín nhánh sông vàng A. Ẩn dụ và so sánh B. Liệt kê và nhân hóa C. So sánh và hoán dụ D. Nhân hóa và ẩn dụ |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định biện pháp tu từ được sử dụng
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Đoạn văn có hình thức như thế nào? A. Bắt đầu bằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng B. Kết thúc bằng dấu câu dùng để ngắt đoạn C. Do nhiều câu tạo thành D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp giải:
Nhớ lại đặc điểm hình thức đoạn văn
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Dấu ngoặc kép trong các ví dụ sau dùng để làm gì? Nguyễn Dữ có “Truyền kì mạn lục” (Ghi lại một cách tản mạn các truyện lạ được truyền) được đánh giá là “thiên cổ kì bút” (bút lạ của muôn đời), là một mốc quna trọng của thể loại văn xuôi bằng chữ Hán của văn học Việt Nam. A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san D. B và C đúng |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về chức năng dấu ngoặc kép
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D
Câu 7 (0.25 điểm):
Xác định nội dung chính của đoạn thơ sau: Chữ bắt đầu có trước Rồi có ghế có bàn Rồi có lớp có trường Và sinh ra thầy giáo Cái bảng bằng cái chiếu Cục phấn từ đá ra Thầy viết chữ thật to “Chuyện loài người” trước nhất. A. Sự ra đời của xã hội B. Sự ra đời của thiên nhiên C. Sự ra đời của gia đình D. Giới thiệu sơ lược về thời sơ khai |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 8 (0.25 điểm):
Nội dung chính của bài thơ Mây và sóng là gì? A. Ca ngợi hình ảnh người mẹ và tấm lòng bao la của mẹ B. Ca ngợi tình mẫu tử thiêng liêng, bất diệt C. Miêu tả những trò chơi của trẻ thơ D. Thể hiện mối quan hệ giữa thiên nhiên và tâm hồn trẻ thơ |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 9 (0.25 điểm):
Văn bản Hang Én thuộc thể loại nào? A. Thơ B. Kí C. Truyện ngắn D. Truyện đồng thoại |
Phương pháp giải:
Dựa vào đặc trưng thể loại
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: B
Câu 10 (0.25 điểm):
Xác định nội dung chính của đoạn trích sau: Năm giờ, đã thấy sáng bừng cả lòng hang, tưởng người ta bật điện – hóa ra luống nắng ban mai vàng rực rỡ chéo từ khoảng trời cao xuống. Trên mặt sông, nắng hỏa với hơi nước mỏng, tan dần thành lãng đãng khói mơ. Ai nấy nhoài ra khỏi lều, chân trần chạy quay sông, rồi ngồi ngay bên bờ cát vục nước rửa mặt, hít căng lồng ngực thứ không khí mát lành, tinh khiết…” (Hang Én – Hà My) A. Vẻ đẹp của hang Én B. Hành trình vào hang Én C. Cảm nhận của tác giả về hang Én D. Giới thiệu sơ lược về hành trình khám phá hang Én |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ và xác định nội dung chính
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Câu 11 (0.25 điểm):
Bài thơ Mây và sóng được thể hiện bằng hình thức ngôn ngữ nào? A. Đối thoại B. Độc thoại C. Độc thoại nội tâm D. Đối thoại lồng trong độc thoại |
Phương pháp giải:
Nhớ lại nội dung bài thơ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: A
Câu 12 (0.25 điểm):
Điệp từ và điệp ngữ khác nhau ở chỗ nào? A. Điệp từ là lặp lại cụm từ, điệp ngữ là lặp lại một từ B. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một từ C. Điệp từ là lặp lại một từ, điệp ngữ là lặp lại một cụm từ D. Điệp từ và điệp ngữ đều lặp lại một cụm từ |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về điệp từ, điệp ngữ
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: C
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Tìm cụm động từ trong những câu sau. Xác định động từ trung tâm và những ý nghĩa mà động từ đó được bổ sung. a. Nhìn ra ngoài sân, Sơn thấy đất khô trắng. b. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. c. Với lòng ngây thơ của tuổi trẻ, chị Lan hăm hở chạy về nhà lấy áo. d. Bữa cơm về tới nhà, Sơn không thấy mẹ đâu cả, hỏi vú già |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ từng câu và xác định động từ trung tâm, nêu ý nghĩa.
Lời giải chi tiết:
Câu | Cụm động từ | Động từ trung tâm | Ý nghĩa |
a | thấy đất khô trắng | thấy | Nhấn mạnh sự nhận biết, nhận thấy, quan sát được của Sơn |
b | mẹ Sơn lật cái vỉ buồm | lật | Nhấn mạnh sự thay đổi, xoay chuyển cái vỉ buồm theo hướng khác |
c | hăm hở chạy về nhà lấy áo | hăm hở | Nhấn mạnh sự phấn khích, lòng nhiệt tình của chị Lan |
d | không thấy mẹ đâu cả | thấy | Nhấn mạnh sự sốt sắng của Sơn |
Câu 2 (5 điểm):
Viết bài văn nêu cảm nhận về tình mẫu tử trong đoạn trích Trong lòng mẹ của Nguyên Hồng. |
Phương pháp giải:
Nêu cảm nhận của bản thân em
Lời giải chi tiết:
Nói đến Nguyễn Hồng, người ta nhớ ngay một giọng văn như trút cả bao xúc động đắng xót vào trong những câu chuyện của ông. Hồi ký "Những ngày thơ ấu" là kỷ niệm xót xa của cậu bé Hồng, mang theo cái dư vị đắng chát của tuổi thơ khát khao tình mẹ. Cho đến tận bây giờ, khi đọc lại những trang viết này, người đọc vẫn lây lan cảm giác của cậu bé sớm phải chịu thiếu thốn tình cảm, để rồi chợt nhận ra; tình mẫu tử là nguồn sức mạnh thiêng liêng và diệu kỳ, là nguồn an ủi và chở che giúp cho đứa trẻ có thể vượt lên bao đắng cay tủi nhục và bất hanh.
Đoạn trích “Trong lòng mẹ” là hồi ức đan xen cay đắng và ngọt ngào của chính nhà văn – cậu bé sinh ra trong một gia đình bất hạnh: người cha nghiện ngập rồi chết mòn, chết gục bên bàn đèn thuốc phiện, người mẹ cùng túng phải đi tha phương cầu thực, cậu bé Hồng đã phải sống trong cảnh hắt hủi ghẻ lạnh đến cay nghiệt của chính những người trong họ hàng. Cậu bé phải đối mặt với bà cô cay nghiệt, luôn luôn “tươi cười” – khiến hình dung đến loại người “bề ngoài thơn thớt nói cười – mà trong nham hiểm giết người không dao”. Đáng sợ hơn, sự tàn nhẫn ấy lại dành cho đứa cháu ruột vô tội của mình. Những diễn biến tâm trạng của bé Hồng trong câu chuyện đã được thuật lại bằng tất cả nỗi niềm đau thắt vì những ký ức hãi hùng kinh khiếp của tuổi thơ. Kỳ diệu thay, những trang viết ấy lại giúp chúng ta hiểu ra một điều thật tự nhiên giản dị: Mẹ là người chỉ có một trên đời, tình mẹ con là mối dây bền chặt không gì chia cắt được.
Trước khi gặp mẹ: Nói một cách công bằng, nếu chỉ nhìn vào bề ngoài cuộc sống của cậu bé Hồng, có thể nói cậu bé ấy vẫn còn may mắn hơn bao đứa trẻ lang thang vì còn có một mái nhà và những người ruột thịt để nương tựa sau khi cha mất và mẹ bỏ đi. Nhưng liệu có thể gọi là gia đình không khi chính những người thân – mà đại diện là bà cô ruột lại đóng vai trò người giám hộ cay nghiệt. Tấm lòng trẻ thơ ấy thật đáng quí. Đối với bé Hồng, bao giờ mẹ cũng là người tốt nhất, đẹp nhất. Tình cảm của đứa con đã giúp bé vượt qua những thành kiến mà người cô đã gieo rắc vào lòng cậu.
“Vì tôi biết rõ, nhắc đến mẹ tôi, cô chỉ có ý gieo rắc vào đầu óc tôi những hoài nghi để tôi khinh miệt và ruồng rẫy mẹ tôi, một người đàn bà đã bị cái tội là goá chồng, nợ nần cùng túng quá, phải bỏ con cái đi tha phương cầu thực. Nhưng đời nào lòng thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến…”
Nhưng ta cũng nhận ra những vết thương lòng đau nhói mà bé Hồng đã sớm phải gánh chịu. Sự tra tấn tinh thần thật ghê gớm. Sức chịu đựng của một cậu bé cũng có chừng mực. Ta chứng kiến và cảm thương cho từng khoảnh khắc đớn đau, cậu đã trở thành tấm bia hứng chịu thay cho mẹ những ghẻ lạnh, thành kiến của người đời: “Tôi lại im lặng cúi đầu xuống đất: lòng tôi thắt lại, khoé mắt tôi đã cay cay”
Dù đã kìm nén hết mức nhưng những lời độc ác kia vẫn đạt được mục đích khi đã lấy được những giọt nước mắt tủi nhục của một đứa trẻ không đủ sức tự vệ . Ta chợt ghê sợ trước loại người như bà cô – họ vẫn lẩn quất đâu đó quanh ta, với trò tra tấn gặm nhấm dần niềm tin con trẻ. Liệu ta có hoà chung giọt nước mắt này chăng: “Nước mắt tôi ròng ròng rớt xuống hai bên mép rồi chan hoà đầm đìa ở cằm và cổ”.
Càng thương cho cậu bé Hồng, ta lại càng căm uất sự ghẻ lạnh của người đời trước những số phận bất hạnh. Từ nhận thức non nớt, cậu bé ấy cũng đã kiên quyết bảo vệ mẹ mình, bất chấp những thành kiến ác độc: “Chỉ vì tôi thương mẹ tôi và căm tức sao mẹ tôi lại vì sợ hãi những thành kiến tàn ác mà xa lìa anh em tôi, để sinh nở một cách giấu giếm… Tôi cười dài trong tiếng khóc”. Dường như khoảnh khắc cười dài trong tiếng khóc kia chứa chất sự phẫn nộ và khinh bỉ không cần giấu giếm Trong thâm tâm, liệu rằng cậu bé ấy có khi nào oán trách mẹ mình đã nhẫn tâm bỏ con không? Có lẽ không bao giờ, bởi lẽ niềm khao khát được gặp lại mẹ lúc nào cũng thường trực trong lòng cậu bé.
Ta xúc động biết bao nhiêu trước khoảnh khắc hồi hộp lo lắng của cậu bé khi sợ mình nhận nhầm mẹ. Linh cảm và tình yêu dành cho mẹ đã không đánh lừa cậu, để đền đáp lại là cảm giác của đứa con trong lòng mẹ – cảm giác được chở che, bảo bọc, được thương yêu, an ủi. Hình ảnh mẹ qua những trang viết của nhà văn thật tươi tắn sinh động, là sự diệu kỳ giúp cậu bé vượt lên nỗi cay đắng của những ngày xa mẹ. Mỗi khi đứng trước mẹ, có lẽ mỗi một người trong chúng ta cũng sẽ cảm nhận được tình me giống như cậu bé Hồng: “Mẹ tôi vừa kéo tay tôi, xoa đầu tôi hỏi thì tôi oà lên khóc rồi cứ thế nức nở”. Không khóc sao được, khi những uất ức nén nhịn có dịp bùng phát, khi cậu bé có được cảm giác an toàn và được chở che trong vòng tay mẹ.
Thật đẹp khi chúng ta đọc những câu văn, tràn trề cảm giác hạnh phúc: “Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để người mẹ vuốt ve từ trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy mẹ có một êm dịu vô cùng”. Mẹ đã trở về cùng đứa con thân yêu, để cậu bé được thoả lòng mong nhớ và khát khao bé nhỏ của mình. Có lẽ không cần phải bình luận thêm nhiều.