Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
(Theo https://infographics.vn/, Thứ ba, 19/05/2015)
Câu 1. Văn bản trên được ra đời vào thời điểm nào sau đây?
A. Ngày 5/6/1911
B. Ngày 2/9/1945
C. Ngày 30/4/1975
D. Ngày 19/5/2015
Câu 2. Văn bản được trình bày theo cách nào?
A. Văn bản truyền thống
B. Văn bản phi ngôn ngữ
C. Kết hợp hình ảnh và thông tin ngôn ngữ
D. Tất cả đáp trên đều không đúng
Câu 3. Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về vấn đề gì?
A. Tiểu sử của Bác Hồ
B. Sự nghiệp của Bác Hồ
C. Vật dụng của Bác Hồ
D. Nhân cách của Bác Hồ
Câu 4. Thông tin về vật dụng nào của Bác được nêu cụ thể, chi tiết về thời gian xuất hiện?
A. Mũ và áo kaki
B. Dép cao su và máy đánh chữ
C. Đài bán dẫ và đồng hồ quả quýt
D. Áo kaki và đài bán dẫn
Câu 5. Ghi lại câu văn nêu khái quát về nội dung của văn bản.
Câu 6. Xác định cụm từ dùng để mở rộng thành phần câu trong câu: Bác thường dùng để nghe tin tức trong nước và thế giới. Cho biết đo là loại cụm từ gì và dùng để mở rộng thành phần nào?
Câu 7. Ngoài thông tin được nêu trong văn bản (các vật dụng quen thuộc của Bác), em còn biết thêm gì về lối sống giản dị của Bác Hồ?
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày ý kiến của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta.
Câu 2. Viết bài văn nêu cảm nhận của em về một nhân vật đã học.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Văn bản trên được ra đời vào thời điểm nào sau đây? A. Ngày 5/6/1911 B. Ngày 2/9/1945 C. Ngày 30/4/1975 D. Ngày 19/5/2015 |
Phương pháp giải:
Quan sát văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản trên được ra đời vào thời điểm ngày 19/5/2015
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Văn bản được trình bày theo cách nào? A. Văn bản truyền thống B. Văn bản phi ngôn ngữ C. Kết hợp hình ảnh và thông tin ngôn ngữ D. Tất cả đáp trên đều không đúng |
Phương pháp giải:
Quan sát văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản được trình bày theo cách kết hợp hình ảnh và thông tin ngôn ngữ
=> Đáp án: C
Câu 3 (0.25 điểm):
Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về vấn đề gì? A. Tiểu sử của Bác Hồ B. Sự nghiệp của Bác Hồ C. Vật dụng của Bác Hồ D. Nhân cách của Bác Hồ |
Phương pháp giải:
Quan sát ngữ liệu được nhắc đến trong văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản cung cấp cho người đọc thông tin về vấn đề: Vật dụng của Bác Hồ
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Thông tin về vật dụng nào của Bác được nêu cụ thể, chi tiết về thời gian xuất hiện? A. Mũ và áo kaki B. Dép cao su và máy đánh chữ C. Đài bán dẫ và đồng hồ quả quýt D. Áo kaki và đài bán dẫn |
Phương pháp giải:
Quan sát văn bản
Lời giải chi tiết:
Dép cao su và máy đánh chữ
=> Đáp án: B
Câu 5 (0.5 điểm):
Ghi lại câu văn nêu khái quát về nội dung của văn bản. |
Phương pháp giải:
Quan sát văn bản
Lời giải chi tiết:
Ngay cả khi đã trở thành Chủ tịch, Bác Hồ vẫn giữ nếp sống thanh bạch, giản dị, chừng mực, từ câu nói, tác phong đến vật dụng tư trang hàng ngày.
Câu 6 (1.0 điểm):
Xác định cụm từ dùng để mở rộng thành phần câu trong câu: Bác thường dùng để nghe tin tức trong nước và thế giới. Cho biết đo là loại cụm từ gì và dùng để mở rộng thành phần nào? |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về mở rộng thành phần trong câu
Lời giải chi tiết:
Trong câu: Bác thường dùng để nghe tin tức trong nước và thế giới:
- Cụm từ mở rộng thành phần câu: thường dùng để nghe tin tức trong nước và thế giới
- Là cụm động từ dùng mở rộng thành phần vị ngữ
Câu 7 (0.5 điểm):
Ngoài thông tin được nêu trong văn bản (các vật dụng quen thuộc của Bác), em còn biết thêm gì về lối sống giản dị của Bác Hồ? |
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của em về Bác
Lời giải chi tiết:
Bác là người giản dị trong:
- Nơi ở giản dị: nhà sàn đơn sơ.
- Bữa ăn giản dị: chỉ vài món đơn giản.
- Nói, viết giản dị: ngắn gọn, dễ hiểu.
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Viết một đoạn văn khoảng 150 chữ, trình bày ý kiến của em về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” của dân tộc ta. |
Phương pháp giải:
1. Mở đoạn: giới thiệu, giải thích vấn đề
2. Thân đoạn: bàn luận về vấn đề
3. Kết đoạn: khẳng định vấn đề
Lời giải chi tiết:
1. Mở đoạn: giới thiệu, giải thích vấn đề
Tôn sư trọng đạo là biết tôn trọng, kính yêu và biết ơn những người đã làm thầy giáo, cô giáo (đặc biệt là những người đã từng dạy mình) ở mọi lúc mọi nơi, coi trọng và làm theo đạo lí những điều mà thầy cô đã dạy mình.
2. Thân đoạn: bàn luận về vấn đề
- Thầy cô giáo chính là những người đã đưa ta đến với tri thức của nhân loại, không có thầy cô chúng ta không thể có kiến thức.
- Thầy cô dạy ta cách sống, cách làm người, hướng con người tới những giá trị sống tốt đẹp; Thầy cô là những người bạn luôn bên cạnh chia sẻ với học trò mỗi lúc buồn vui hay hạnh phúc.
- Biết ơn thầy cô giáo là nét đẹp trong cách sống của con người, là biểu hiện của một người thực sự có văn hóa.
- Mở rộng vấn đề: phê phán những hành vi sai trái, thiếu tôn trọng thầy cô giáo; thái độ vô ơn đối với thầy cô
3. Kết đoạn: khẳng định vấn đề
- Tôn sư trọng đạo là một truyền thống văn hóa vô cùng tốt đẹp của nhân dân ta.
- Cố gắng trở thành con người sống đẹp, sống có đạo đức, có tài năng để không phụ công lao dạy dỗ của thầy cô.
Câu 2 (5 điểm):
Viết bài văn nêu cảm nhận của em về một nhân vật đã học. |
Phương pháp giải:
Lựa chọn một nhân vật văn học mà em đặc biệt yêu thích và nêu cảm nhận.
Lời giải chi tiết:
Dàn ý tham khảo:
1. Mở bài
- Giới thiệu về tác giả, vị trí văn học của tác giả
- Giới thiệu và nêu đánh giá sơ lược về tác phẩm
- Nêu nhân vật cần nghị luận và ấn tượng sâu sắc về nhân vật
2. Thân bài
- Lần lượt nghị luận làm rõ những đặc điểm tiêu biểu của nhân vật về:
+ Hoàn cảnh cuộc sống, công việc…
+ Hình dáng diện mạo (nếu có)
+ Phẩm chất, tính cách: Mỗi nét của phẩm chất tính cách tiêu biểu có thể viết thành một đoạn. Chú ý bám vào tác phẩm, đoạn trích tìm những chi tiết, hình ảnh cụ thể miêu tả việc làm, hành động, lời nói, suy nghĩ nhân vật để phân tích làm rõ đặc điểm phẩm chất, tính cách…
- Đánh giá vai trò của nhân vật đối với tác phẩm: Học sinh có thể đánh giá dựa trên những tiêu chí sau:
+ Nhân vật đóng vai trò gì trong việc thể hiện nội dung tác phẩm. (giá trị hiện thực, giá trị nhân đạo)
+ Nhân vật đóng vai trò gì trong việc thể hiện nghệ thuật tác phẩm (điểm nhìn, tình huống, tâm lí…)
+ Nâng cao, khái quát về những đặc điểm của nhân vật cho cả thế hệ, tầng lớp…
+ Khái quát chung về nghệ thuật miêu tả xây dựng nhân vật cũng như tình cảm thái độ của tác giả đối với nhân vật
3. Kết bài
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của nhân vật trong tác phẩm
- Thông điệp mà tác giả muốn hướng tới
- Cảm nhận của bản thân về nhân vật (sức ảnh hưởng, lan tỏa của nhân vật đến lối sống, tình cảm, suy nghĩ… của em)