Tổng hợp 5 đề kiểm tra giữa học kì 2 Văn 6 chân trời sáng tạo có đáp án

2024-09-14 15:55:28

Đề 1

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Chị sẽ gọi em bằng tên là văn bản thuộc thể loại gì?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Thơ

D. Kịch

Câu 2. O. Henry nổi tiếng trong sáng tác thể loại văn học nào?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Tùy bút

D. Hồi kí

Câu 3. Xác định nội dung chính trong đoạn văn sau?

Tuổi thơ tôi lem luốc ngoài đồng, mùa hè nào cũng đội nắng lui cui khắp bờ bụi để bắt dế, tìm tổ chim, đào khoai, nhổ đậu, bẻ mía trộm hoặc chui vô vườn nhà hàng xóm để hái ổi, hái mận rồi ù té chạy khi chủ nhà suỵt chó xổ ra sủa ầm ĩ.

(Tuổi thơ tôi – Nguyễn Nhật Ánh)

A. Giới thiệu về chú dế lửa

B. Giới thiệu về gia cảnh của nhân vật “tôi”

C. Giới thiệu về bạn bè của nhân vật “tôi”

D. Giới thiệu về tuổi thơ nghịch ngợm của nhân vật “tôi”

Câu 4. Đâu là cách hiểu đúng về từ đồng âm trong ví dụ sau:

Em cầm quyển truyện trên giá (1) để xem xét, đánh giá (2).

A. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ nhận định của con người

B. giá (1) chỉ tâm trạng, giá (2) chỉ nhận định của con người

C. giá (1) chỉ đồ vật, giá (2) chỉ tính cách của con người

D. giá (1) chỉ tính cách, giá (2) chỉ nhận định của con người

Câu 5. Phương thức biểu đạt nào không được sử dụng trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa?

A. Tự sự

B. Miêu tả

C. Biểu cảm

D. Nghị luận

Câu 6. Thơ của Hoàng Trung Thông có vai trò gì đối với người đọc?

Chọn đáp án không đúng.

A. Giúp con người sống tốt hơn

B. Khiến kẻ thù xâm lược phải khiếp sợ và từ bỏ ý định xâm lăng

C. Đánh thức tình yêu với con người

D. Nỗ lực đấu tranh vì những lý tưởng nhân đạo của con người

Câu 7. Trong văn bản Con là…, người cha không so sánh người con với đối tượng nào?

A. Niềm vui

B. Nỗi buồn

C. Sợi dây hạnh phúc

D. Sợi dây kết nối

Câu 8. Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, đâu không phải biểu hiện cho việc người em là đứa trẻ khác thường?

A. Không thể giao tiếp với mọi người

B. Không thể hiểu những câu chuyện đùa

C. Hay bật cười chẳng vì lí do gì

D. Mất nhiều thời gian học những điều cơ bản

Câu 9. Xác định nội dung chính của đoạn văn dưới đây?

Tôi hỏi mùa hè của em thế nào, kiểu xe yêu thích của em là gì và em có dự định gì cho tương lai. Câu trả lời của em tuy hơi nhàm chán nhưng tôi vẫn lắng nghe chăm chú. Hóa ra tôi có một đứa em trai mê xe Ca-đi-lắc (Cadillac), mơ ước trở thành kĩ sư hoặc doanh nhân và thích nghe loại nhạc mà em gọi là Rap (nhưng sau đó, em lại dẫn chứng nhóm “E-rô-xơ-mít” (Aerosmith) – một ban nhạc Rock). Lần đầu tiên, tôi nhận ra em trai mình là một người đầy hoài bão, tốt bụng, thân thiện, cởi mở và hoạt ngôn.

(Chị sẽ gọi em bằng tên – Jack Canfield & Mark Victor Hansen)

A. Sự đụng độ căng thẳng giữa hai chị em

B. Cuộc trò chuyện thân mật giữa hai chị em

C. Suy ngẫm của cha mẹ về hai chị em

D. Cuộc dạo chơi của hai chị em

Câu 10. Hình ảnh những cánh buồm trong bài thơ Những cánh buồm ẩn dụ cho điều gì?

A. Khát vọng khám phá

B. Sự thịnh vượng

C. Sự sáng tạo

D. Mong ước đổi đời

Câu 11. Nhận định nào sau đây nói đúng nhất về đoạn trích Chiếc lá cuối cùng?

A. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật đức tính cao cả và sự hy sinh quê mình của cụ Bơ-men

B. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật tình yêu thương giữa những người nghèo khổ với nhau

C. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật sự lo lắng khôn nguôi của Xiu dành cho Giôn-xi

D. Thông qua việc miêu tả tâm trạng của Giôn-xi, kể lại những việc làm của Xiu và cụ Bơ-men dành cho cô, tác giả muốn làm nổi bật nguyên nhân sâu xa quyết định hồi sinh của Giôn-xi

Câu 12. Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm.

A. Chung lưng đấu cật

B. Đồng sức đồng lòng

C. Bằng mặt nhưng không bằng lòng

D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của em về tình yêu thương, sự quan tâm giữa những người thân trong gia đình.


Đề 2

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Đâu là nhận xét đúng về hình ảnh thiên nhiên trong bài thơ Mây và sóng?

A. Vừa lung linh, kì ảo, vừa chân thực, sinh động

B. Được thể hiện qua các phép so sánh, ẩn dụ độc đáo

C. Mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Những từ chứa các tiếng đồng âm là?

A. Lợi: lợi ích, lợi tức, răng lợi, lợi lộc, lợi nhuận …

B. Bình: bình tĩnh, bình tâm, lục bình, hòa bình, bình ổn, bình dị, bình thường …

C. Ba: ba cây, ba que, ba mươi, ba trăm, ba hoa …

D. Là: là là, là lạ, là lượt, lượt là, bàn là, nếp là …

Câu 3. Đâu không phải chi tiết kì ảo trong truyện Thánh Gióng?

A. Sự thụ thai thần kỳ

B. Giặc Ân xâm lược nước ta

C. Thánh Gióng lớn nhanh như thổi

D. Thánh Gióng bay về trời

Câu 4. Từ “ăn” trong câu “ăn cho ấm bụng” được dùng với nghĩa chuyển, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 5. Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng nghị luận về một nhà văn, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 6. Phương thức biểu đạt chính trong văn bản Góc nhìn là?

A. Nghị luận

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Thuyết minh

Câu 7. Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?

A. Người cha

B. Người con

C. Biển cả

D. Cha và con

Câu 8. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc, khi trình bày luận điểm “Hạnh phúc còn được tạo nên từ những vất vả, mệt nhọc, nỗi đau”, tác giả đã dùng hình ảnh của ai để làm dẫn chứng?

A. Võ Thị Ngọc Nữ

B. Võ Thị Sáu

C. Đặng Thùy Trâm

D. Nguyễn Thị Ánh Viên

Câu 9. Tình cảm nào được thể hiện rõ nét nhất trong bài thơ Con là…?

A. Tình cảm của người con dành cho cha

B. Tình cảm của người cha dành cho con

C. Tình cảm cha mẹ dành cho con

D. Tình cảm của ông bà dành cho cháu

Câu 10. Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Không có trong từ điển

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

Câu 11. Đề bài sau đây phù hợp nhất với văn bản nào?

Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về tình phụ tử được thể hiện trong bài thơ

A. Chuyện cổ nước mình

B. Hoa bìm

C. Những cánh buồm

D. Mây và sóng

Câu 12. Trong văn bản Góc nhìn, điều gì đã xảy ra khi nhà vua trở về sau chuyến vi hành?

A. Chân của ông rất đau

B. Ông mắc chứng bệnh lạ

C. Ông thay đổi tính nết

D. Ông trở nên khó chịu với mọi người

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về văn bản “Gió lạnh đầu mùa”.


Đề 3

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã nêu lên vấn đề nghị luận ngay trên nhan đề, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 2. Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? là văn bản của tác giả nào?

A. Lí Lan

B. Hà My

C. Nguyễn Nhật Ánh

D. Phạm Thị Ngọc Diễm

Câu 3. Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây:

Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học.

(Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)

A. Giới thiệu hai câu tục ngữ

B. Khẳng định tầm quan trọng của học thầy

C. Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ

D. Khẳng định tầm quan trọng của học bạn

Câu 4. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến như thế nào?

A. Từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối

B. Từ ghen ghét, khó chịu đến vui sướng, hả hê

C. Từ tức giận đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối

D. Từ nặng lòng, hối hận, tiếc nuối đến hả hê, vui sướng

Câu 5. Trong văn bản Góc nhìn, anh người hầu đã đưa ra sáng kiến gì?

A. Lắp cho vua một cỗ xe ngựa

B. Phủ da bò quanh chân vua

C. Khuyên vua không đi vi hành nữa

D. A và B đúng

Câu 6. Từ “ơi” trong câu: “Em thật là con bé hư, chị Xiu thân yêu ơi!” thuộc từ loại nào?

A. Tình thái từ

B. Trợ từ

C. Thán từ

D. Phó từ

Câu 7. Truyện Thánh Gióng là tác phẩm nói về đề tài gì?

A. Người nông dân

B. Người trí thức

C. Chống giặc ngoại xâm

D. Vẻ đẹp đất nước

Câu 8. Điền vào chỗ trống để được nhận xét đúng về văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng.

Quá trình phát triển của nhân vật dồi dào ý nghĩa nhân sinh và (…), (…).

A. đáng yêu, đáng mến

B. anh hùng, dũng mãnh

C. nên thơ, nên họa

D. dũng cảm, yêu nước

Câu 9. Ý “học thầy” trong văn bản Học thầy, học bạn liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Không thầy đố mày làm nên

D. Có chí thì nên

Câu 10. Tổ quốc, đất nước, giang sơn là những từ mượn tiếng Hán, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 11. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Gió lạnh đầu mùa là?

A. Yêu thương con người là món quà quý giá của cuộc sống

B. Bảo vệ thiên nhiên giúp cuộc sống chất lượng hơn

C. Chất lượng cuộc sống nằm trong ý thức của mỗi người

D. Tất cả đáp án trên

Câu 12. Trong đoạn văn sau, những từ nào đặt trong dấu ngoặc kép được hiểu theo nghĩa đặc biệt?

Thỉnh thoảng nghe tiếng quan phụ mẫu gọi: “Điếu, mày”, tiếng tên lính hầu thưa: “Dạ”; tiếng thầy đề hỏi: “Bẩm bốc”, tiếng quan lớn truyền: “Ừ”. Kẻ này “bát sách! Ăn”. Người kia “thất văn”!... “Phỗng”, lúc mau, lúc khoan, ung dung êm ái; khi cười, khi nói, vui vẻ dịu dàng. Thật là tôn kính, xứng đáng với một vị phúc tinh.

(Phạm Duy Tốn, Sống chết mặc bay)

A. “Điếu, mày”

B. “Dạ”, “Ừ”

C. “Bẩm, bốc”

D. “bát sách! Ăn”, “thất văn”!... “Phỗng”

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) ghi lại cảm xúc về một bài thơ mà em yêu thích.


Đề 4

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là gì?

A. Tiếng Hán

B. Tiếng Pháp

C. Tiếng Anh

D. Tiếng Nga

Câu 2. Nghĩa của các từ nhiều nghĩa có liên quan đến nhau, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

Câu 3. Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn là?

A. Có nhiều tiền mới mua được mọi thứ

B. Muốn hiểu biết rộng phải đi nhiều nơi

C. Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu

D. Phải có mục đích sống để đạt được ước mơ của mình

Câu 4. Xác định nội dung của đoạn trích sau:

Học tập là quá trình không ngừng nghỉ, mỗi giai đoạn khác nhau trong cuộc đời, ta đều có thể gặp những người đáng cho ta học hỏi. Trong kho tàng tục ngữ của nhân dân ta, có câu tục ngữ đã đề việc học hỏi từ người thầy: Không thầy đố mày làm nên. Nhưng cũng lại có câu tục ngữ khẳng định tầm quan trọng của việc học hỏi từ bạn bè: Học thầy không tày học bạn. Liệu hai cách học này có mâu thuẫn với nhau?

(Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú)

A. Giới thiệu hai câu tục ngữ

B. Phân tích, bình luận, chứng minh hai câu tục ngữ

C. Khẳng định giá trị của hai câu tục ngữ

D. Khẳng định đây là hai câu tục ngữ nhiều thiếu sót

Câu 5. Bàn về nhân vật Thánh Gióng là văn bản thuộc thể loại?

A. Tiểu thuyết

B. Truyện ngắn

C. Hồi kí

D. Văn bản nghị luận

Câu 6. Tóm tắt nội dung do người khác trình bày là?

A. Tóm lược một cách ngắn gọn các ý chính trong bài trình bày của người khác

B. Tóm lược một cách đầy đủ các ý chính trong bài trình bày của người khác

C. Tóm lược một cách khéo léo các ý chính trong bài trình bày của người khác

D. Tóm lược một cách đặc biệt các ý chính trong bài trình bày của người khác

Câu 7. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão đối xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

A. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

B. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Tất cả đáp án trên

Câu 8. Chi tiết nào dưới đây thể hiện Thánh Gióng có cái bình thường của con người trần thế?

A. Tiếng nói đầu tiên là tiếng nói đánh giặc

B. Đánh giặc xong, bay về trời

C. Nhổ từng bụi tre để truy kích giặc

D. Nguồn gốc, lai lịch cụ thể, rõ ràng

Câu 9. Xác định nội dung của đoạn trích dưới đây?

Nhà vua rất ngạc nhiên trước lời đề nghị của người hầu, nhưng rồi sau đó ông cũng đã đồng ý. Vậy là đôi giày đầu tiên trong lịch sử đã ra đời.

(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)

A. Giới thiệu về nhà vua

B. Quyết định tốn kém của nhà vua

C. Lời khuyên của anh người hầu

D. Quyết định đúng đắn của nhà vua

Câu 10. Tình huống nào dưới đây không cần em phải viết bài văn trình bày ý kiến của mình về hiện tượng đời sống?

A. Vai trò của gia đình với mỗi người

B. Em rất lo lắng về việc chú chó nhà mình đang bị ốm

C. Nghiện game là một hiện tượng xấu, hủy hoại các bạn học sinh

D. Đi tham quan, du lịch, chúng ta sẽ được mở rộng tầm mắt

Câu 11. Qua câu chuyện Chiếc lá cuối cùng, em hiểu thế nào là một tác phẩm nghệ thuật được coi là kiệt tác?

A. Tác phẩm đó phải rất đẹp

B. Tác phẩm đó phải đồ sộ

C. Tác phẩm đó phải có ích cho cuộc sống

D. Tác phẩm đó phải rất độc đáo

Câu 12. Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, điều gì đã làm thay đổi mối quan hệ của hai chị em?

A. Người em bị tai nạn

B. Bố mẹ ngồi giảng hòa

C. Một cuộc nói chuyện

D. Hai chị em xa nhau

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết đoạn văn nêu cảm nhận của em về tình mẫu tử qua bài thơ “Mây và sóng”.


Đề 5

PHẦN I – TRẮC NGHIỆM (6 điểm)

Câu 1. Các từ “pa-ra-pôn, in-tơ-nét, ti-vi” là các từ mượn tiếng nước nào?

A. Từ mượn tiếng Anh

B. Từ mượn tiếng Nga

C. Từ mượn tiếng Bồ Đào Nha

D. Từ mượn tiếng Hán

Câu 2. Nhận xét nào dưới đây không phải là nghệ thuật được sử dụng trong văn bản Học thầy, học bạn?

A. Lập luận chặt chẽ, lí lẽ thuyết phục

B. Lời văn giàu tình cảm

C. Sử dụng các dẫn chứng xác đáng, thuyết phục

D. Xây dựng tâm lý nhân vật đặc sắc

Câu 3. Qua cuộc trò chuyện của hai cha con trong văn bản Những cánh buồm, ta thấy được điều gì?

A. Thấy được ước vọng mong con trưởng thành của người cha

B. Thấy tình cảm cũng như khát vọng của hai cha con

C. Thấy tình yêu thương gia đình và thiên nhiên của hai cha con

D. Thấy được ước vọng muốn đi thuyền của người con

Câu 4. Đâu là cách thức chuẩn khi trình bày ý kiến về một vấn đề?

A. Cầm bài viết đã chuẩn bị để đọc trước lớp

B. Không được cầm theo bất cứ thứ gì

C. Trình bày miệng, tránh viết thành văn để đọc; sử dụng điệu bộ, cử chỉ và các phương tiện hỗ trợ phù hợp

D. Phải đứng bên cạnh thầy cô giáo

Câu 5. Câu văn sau sử dụng những biện pháp tu từ gì?

Con gái bé bỏng của mẹ kiên cường và mạnh mẽ như một nhành xương rồng trồi lên mọi thiếu thốn, khô khát.

A. So sánh, ẩn dụ, liệt kê

B. Nhân hóa, nói quá

C. So sánh, nói giảm nói tránh

D. Liệt kê, hoán dụ, nói quá

Câu 6. Tác phẩm Chiếc lá cuối cùng do ai sáng tác?

A. Xéc-van-tét

B. O. Hen-ry

C. Ai-ma-tốp

D. An-đéc-xen

Câu 7. Văn bản Con là được in trong tập thơ nào?

A. Những cánh buồm

B. Mây và sóng

C. Biển cả

D. Đàn then

Câu 8. Văn bản Gió lạnh đầu mùa của tác giả nào?

A. Thạch Lam

B. Lâm Thị Mỹ Dạ

C. Bùi Mạnh Nhị

D. Xuân Quỳnh

Câu 9. Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Cả ba nội dung trên

Câu 10. Trong văn bản Gió lạnh đầu mùa, tại sao Sơn lại tặng áo cho Hiên?

A. Vì hôm đó là sinh nhật Hiên

B. Vì Hiên xin chiếc áo

C. Vì Sơn thương Hiên nghèo khổ, không có áo mặc

D. Vì mẹ sai Sơn mang áo cho Hiên

Câu 11. Biên bản gồm mấy phần?

A. 3 phần

B. 4 phần

C. 5 phần

D. 6 phần

Câu 12. Trong các từ đồng âm, các nghĩa của các từ này hoàn toàn không liên quan đến nhau, đúng hay sai?

A. Đúng

B. Sai

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Viết một đoạn văn phân tích ý nghĩa của hình ảnh chiếc lá cuối cùng trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"