Đề thi giữa kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

2024-09-14 15:55:35

Đề thi

I. ĐỌC HIỂU (6đ)

Học sinh đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi phía dưới

ANH BỘ ĐỘI VÀ TIẾNG NHẠC LA

(Hoàng Nhuận Cầm)

Anh bộ đội xắn quần đi trong mưa

Bầy la theo rừng già, rừng thưa

Rừng đâu chỉ có giọng chim lạ

Còn có tiếng nhạc trên cổ la

Những cây nấm nâu, màu nâu già

Tự dưng thức dậy bên vòm lá

Những bông hoa chưa có tên hoa

Bỗng nhiên mở cánh ra nghe ngóng

Tiếng nhạc trên cổ la rung rung

Đã sáu năm là bài hát của rừng

Có những con đường hoang dại lắm

Chỉ in chân la và chân anh

Những con đường xa, con đường xanh

Sáng lên viên đạn vàng căm giận

Cần mẫn bầy la đi ra trận

Bao gùi hàng hồi hộp trên lưng

Câu hỏi

Câu 1. Đáp án nào nói lên đề tài của văn bản Anh bộ đội và tiếng nhạc la?

A. Hành quân

B. Người lính

C. Làm nhiệm vụ

D. Kỉ niệm chiến trường

Câu 2. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó?

A. Thể thơ tự do; gieo vần liền

B. Thể thơ tự do, đa số 7 chữ một dòng, gieo vần ngắt nhịp linh hoạt

C. Thể thơ tự do, gieo vần linh hoạt

D. Thể thơ tám chữ, gieo vần chân

Câu 3. Dòng nào nói nên nội dung của khổ thơ thứ 3?

A. Anh bộ đội, bầy la đi giữa cơn mưa của rừng già

B. Cây nấm, bông hoa nghe ngóng tiếng nhạc la

C. Hành trình gùi hang ra trận vẫn tiếp diễn

D. Anh bộ đội làm nhiệm vụ chở hàng 6 năm

Câu 4. Nhân vật trữ tình trong văn bản Anh bộ đội và tiếng nhạc la là người:

A. Người lính lạc quan yêu đời

B. Những chú la gùi hàng ra trận

C. Những gùi hàng trên lưng la

D. Người giao liên

Câu 5. Phân tích hiện thực và cảm xúc được thể hiện trong khổ thơ cuối (1đ)

Câu 6. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội trong bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la của Hoàng Nhuận Cầm (viết đoạn văn dài từ 6-8 câu) (1đ)

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)

Câu 1. Đọc 2 ngữ liệu, quan sát bức ảnh sau và trả lời câu hỏi a,b (2đ)

1. Thích nghi với việc ở một mình. Có rất nhiều cách giúp bạn hiểu hơn về bản thân. Ví dụ như dành thời gian nghĩ về mong ước lớn lao nhất của bạn. Khi dành nhiều thời gian cho các hoạt động một mình, bạn sẽ dần cảm thấy thoải mái hơn khi không có sự hiện diện của người khác. Việc đối mặt với nỗi sợ ở một mình sẽ giúp bạn cảm thấy đỡ sợ hãi hơn và quen với điều đó. Hãy bắt đầu làm quen với việc ở một mình trong khoảng thời gian ngắn và tăng dần thời lượng.

2. Trở nên độc lập: để được vui vẻ ngay cả khi chỉ có một mình, điều đầu tiên mà chúng ta cần làm là ít dựa dẫm vào niềm hạnh phúc mà người khác đem lại cho chúng ta, và trở nên “tự lực cánh sinh” hơn.

Bạn có thể duy trì tính hướng ngoại và tính xã hội của mình ngay cả khi bạn chỉ có một mình. Tập trung phát triển sự tự tin bằng cách luyện tập và tham gia vào hoạt động mà bạn có thể làm một mình và đào sâu vào lĩnh vực mà bạn chưa khám phá.

(https://s.biz.vn/xwLAOwp)

a. Chỉ ra mối liên quan giữa văn bản đọc với 2 ngữ liệu và hình ảnh trên

b. Mục đích của ngữ liệu 1,2 là gì? Chúng có giúp ích gì cho em không?

Câu 2. Suy nghĩ của em về một trong hai vấn đề được gợi ra từ ngữ liệu 1 hoặc 2 (bài văn dài từ 1-1,5 trang giấy) (4đ)

-----Hết-----

-  Học sinh không được sử dụng tài liệu.

- Giám thị không giải thích gì thêm.


Đáp án

 Phần I. ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

B

B

D

A

Câu 1. Đáp án nào nói lên đề tài của văn bản Anh bộ đội và tiếng nhạc la?

A. Hành quân

B. Người lính

C. Làm nhiệm vụ

D. Kỉ niệm chiến trường

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ và tiêu đề

Lời giải chi tiết:

Đề tài của văn bản Anh bộ đội và tiếng nhạc la: Đề tài người lính

→ Đáp án B

Câu 2. Bài thơ trên thuộc thể thơ nào? Những căn cứ nào giúp em xác nhận điều đó?

A. Thể thơ tự do; gieo vần liền

B. Thể thơ tự do, đa số 7 chữ một dòng, gieo vần ngắt nhịp linh hoạt

C. Thể thơ tự do, gieo vần linh hoạt

D. Thể thơ tám chữ, gieo vần chân

Phương pháp giải:

Đọc kĩ bài thơ

Nhớ lại kiến thức về dấu hiệu nhận biết thể thơ

Lời giải chi tiết:

Bài thơ trên thuộc thể thơ tự do, đa số 7 chữ một dòng, gieo vần ngắt nhịp linh hoạt

→ Đáp án B

Câu 3. Dòng nào nói nên nội dung của khổ thơ thứ 3?

A. Anh bộ đội, bầy la đi giữa cơn mưa của rừng già

B. Cây nấm, bông hoa nghe ngóng tiếng nhạc la

C. Hành trình gùi hang ra trận vẫn tiếp diễn

D. Anh bộ đội làm nhiệm vụ chở hàng 6 năm

Phương pháp giải

Đọc kĩ khổ thơ thứ 3

Lời giải chi tiết

Nội dung của khổ thơ thứ 3: Anh bộ đội làm nhiệm vụ chở hàng 6 năm

→ Đáp án D

Câu 4. Nhân vật trữ tình trong văn bản Anh bộ đội và tiếng nhạc la là người:

A. Người lính lạc quan yêu đời

B. Những chú la gùi hàng ra trận

C. Những gùi hàng trên lưng la

D. Người giao liên

Phương pháp giải

Đọc kĩ bài thơ

Chú ý những chi tiết miêu tả nhân vật anh bộ đội

Lời giải chi tiết

Nhân vật trữ tình trong văn bản Anh bộ đội và tiếng nhạc la là người lính lạc quan yêu đời

→ Đáp án A

Câu 5. Phân tích hiện thực và cảm xúc được thể hiện trong khổ thơ cuối (1đ)

Phương pháp giải

Đọc kĩ khổ thơ cuối

Lời giải chi tiết

- Hiện thực: chiến tranh chưa chấm dứt, anh bộ đội tiếp tục hành trình của mình (chở hàng ra chiến trường)

- Cảm xúc: Căm giận quân xâm lược; lo lắng, mong (hồi hộp) chờ chuyến hàng an toàn và hy vọng vào ngày mai tươi sáng (con đường xanh)

Câu 6. Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội trong bài thơ Anh bộ đội và tiếng nhạc la của Hoàng Nhuận Cầm (viết đoạn văn dài từ 6-8 câu) (1đ)

Phương pháp giải

Dựa vào những phân tích ở trên

Chú ý những chi tiết thể hiện vẻ đẹp tâm hồn của anh bộ đội

Lời giải chi tiết

- Anh bộ đội kiên nhẫn thực hiện nhiệm vụ với trách nhiệm cao

- Sống lạc quan: một mình với bầy la và rừng núi hoang vắng nhưng anh không buồn bã mà luôn lạc quan hòa mình với thiên nhiên và tin tưởng vào tương lai tươi sáng

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (6đ)

Câu 1.

a. Chỉ ra mối liên quan giữa văn bản đọc với 2 ngữ liệu và hình ảnh trên

b. Mục đích của ngữ liệu 1,2 là gì? Chúng có giúp ích gì cho em không?

Phương pháp giải:

a. Đọc kĩ văn bản đọc và hình ảnh

b. Rút ra nội dung của 2 ngữ liệu

Lời giải chi tiết:

a. Mối liên hệ giữa văn bản đọc và 2 ngữ liệu: Đều nói tới sống, làm việc khi chỉ có một mình theo hướng tích cực, lạc quan

b. Mục đích: Tập thích nghi khi sống một mình (thoát nỗi sợ hãi). Khi sống một mình sẽ khám phá, rèn luyện mình để trở nên độc lập hơn

- Giúp ích: học sinh tự trả lời

Câu 2. Suy nghĩ của em về một trong hai vấn đề được gợi ra từ ngữ liệu 1 hoặc 2 (bài văn dài từ 1-1,5 trang giấy) (4đ)

Phương pháp giải:

 Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học để thực hiện bài văn

Lời giải chi tiết:

 

Phần chính

Điểm

Nội dung cụ thể

Mở bài

0,5

-Nêu hiện tượng/vấn đề bàn luận: Thích nghi với việc ở một mình/ Trở nên độc lập khi sống một mình

- Nêu khái quát quan điểm đối với vấn đề cần bàn luận

Thân bài

2,0

- Cách hiểu sống một mình (gắn vào hoàn cảnh cụ thể, tình huống buộc ta chỉ có một mình…)

- Các trạng thái khi một mình (tích cực, tiêu cực)

+ Biểu hiện tích cực (dẫn chứng, lí lẽ) →hiệu quả

+ Biểu hiện tiêu cực (dẫn chứng, lí lẽ) →hiệu quả

- Phản đề/ lật lại vấn đề: nếu không biết sống tích cực khi một mình sẽ ra sao

Kết bài

0,25

- Khẳng định vai trò của thái độ sống tích cực khi buộc phải sống một mình

- Nhận thức, hành động của bản thân khi sống một mình

Yêu cầu khác

0,25

- Bài viết thể hiện rõ đặc trưng thể loại (nghị luận)

- Dẫn chứng đa dạng phù hợp với lí lẽ, ý kiến

[hoctot.me - Trợ lý học tập AI]

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"