Đề cương ôn tập học kì 2 Văn 6 - Chân trời sáng tạo

2024-09-14 15:55:37

A. NỘI DUNG ÔN TẬP

1. Phần đọc hiểu

a. Điểm tựa tinh thần

Truyện là một loại tác phẩm văn học, sử dụng phương thức kể chuyện, bao gồm các yếu tố chính như: cốt truyện, bối cảnh, nhân vật…

Chi tiết tiêu biểu là chi tiết gây ấn tượng, cảm xúc mạnh đối với người đọc; góp phần quan trọng tạo nên hình tượng nghệ thuật gợi cảm và sống động trong tác phẩm.

Ngoại hình của nhân vật là những biểu hiện đặc điểm bên ngoài của nhân vật, thể hiện qua hình dáng, nét mặt, trang phục.

Ngôn ngữ nhân vật là lời của nhân vật trong tác phẩm, thường được nhận biết về mặt hình thức qua các dấu hiệu như: câu nói được đặt thành dòng riêng và có gạch đầu dòng; câu nói được đặt trong ngoặc kép sau dấu hai chấm.

Hành động của nhân vật là những động tác, hoạt động của nhân vật, những hành vi, ứng xử của nhân vật với những nhân vật khác và với các sự vật, hiện tượng trong tác phẩm.

Ý nghĩ của nhân vật là những suy nghĩ của nhân vật về con người, sự vật hay sự việc nào đó. Ý nghĩ thể hiện một phần tính cách, tình cảm, cảm xúc của nhân vật, chi phối hành động của nhân vật

b. Gia đình thương yêu

Thơ thuộc loại tác phẩm trữ tình, thiên về diễn tả tình cảm, cảm xúc của nhà thơ. Thơ có hình thức cấu tạo đặc biệt. Thơ cách luật có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần… Thơ tự do không có quy tắc nhất định về số câu, số chữ, gieo vần… như thơ cách luật. Bài thơ tự do có thể liền mạch hoặc chia thành các khổ thơ. Số dòng trong một khổ thơ và số chữ trong một dòng cũng không theo quy tắc.

c. Những góc nhìn cuộc sống

Văn nghị luận là loại văn bản có mục đích chính nhằm thuyết phục người đọc (người nghe) về một vấn đề. Trong cuộc sống, ta thường gặp văn nghị luận dưới dạng ý kiến trong cuộc họp, bài bình luận, xã luận,… Trong bài văn nghị luận, người viết trình bày ý kiến về một vấn đề mà mình quan tâm, sử dụng lí lẽ, bằng chứng để củng cố cho ý kiến của mình.

d. Nuôi dưỡng tâm hồn

Trong các bài Lắng nghe lịch sử nước mình, Miền cổ tích và Điểm tựa tinh thần, các em đã được học về một số yếu tố của truyện. Hãy đọc lại mục Tri thức đọc hiểu của các bài đó để ôn lại khái niệm chi tiết tiêu biểu, đề tài, cốt truyện, nhân vật, chủ đề. Điều ấy sẽ giúp em học bài này tốt hơn.

e. Mẹ thiên nhiên

Văn bản thông tin là văn bản có mục đích chuyền tải thông tin một cách tin cậy, xác thực.

2. Phần tiếng Việt

a. Dấu ngoặc kép

b. Từ đa nghĩa và từ đồng âmhttps://hoctot.me/bai-viet/129266-trac-nghiem-van-6-ly-thuyet-ve-dau-ngoac-kep-chan-troi-sang-tao-co-dap-an

c. Từ mượn

d. Dấu chấm phẩy

3. Phần Làm văn

a. Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

d. Kể lại một trải nghiệm của bản thân

e. Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện

B. BÀI TẬP

1. Phần đọc hiểu

Văn bản Gió lạnh đầu mùa

Câu 1. Nhân vật chính trong truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là đối tượng nào?

A. Cụ già

B. Người lớn

C. Trẻ em

D. Trẻ sơ sinh

Câu 2. Chị em Sơn sinh ra trong một gia đình như thế nào?

A. Qúy tộc

B. Khá giả

C. Nghèo khổ

D. Không hạnh phúc

Văn bản Tuổi thơ tôi

Câu 3. Trong văn bản Tuổi thơ tôi, âm thanh gì là tác nhân gợi lên sự hồi tưởng trong lòng nhân vật “tôi”?

A. Tiếng mõ

B. Tiếng sáo

C. Tiếng ếch

D. Tiếng dế

Câu 4. Từ “trùm sỏ” trong câu Lợi là thằng “trùm sỏ” nổi tiếng trong lớp tôi nghĩa là gì?

A. Luôn tìm cách thu lợi cho mình

B. Luôn nghĩ ra sáng kiến thông minh

C. Luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người

D. Luôn hòa đồng với tất cả bạn bè

Văn bản Con gái của mẹ

Câu 5. Trong văn bản Con gái của mẹ, người mẹ hiện lên với hoàn cảnh như thế nào?

A. Người phụ nữ nghèo, mẹ đơn thân

B. Người phụ nữ quyền quý, cao sang

C. Người phụ nữ thông minh, giỏi giang

D. Người phụ nũ lang thang, không nơi nương tựa

Câu 6. Trong văn bản, đâu không phải công việc mà người mẹ từng làm?

A. Nhặt ve chai

B. Bán chổi

C. Bán vé số

D. Bán vé tàu

Văn bản Chiếc lá cuối cùng

Câu 7. Tại sao Giôn-xi buồn bã, tuyệt vọng?

A. Vì cô mất đi người thân

B. Vì cô mang bệnh nặng

C. Vì cô mất tài sản

D. Vì cô bị tai nạn

Câu 8. Giôn-xi trong truyện được khắc họa là cô gái như thế nào?

A. Yếu đuối

B. Mạnh mẽ

C. Bản lĩnh

D. Kiên cường

Văn bản Những cánh buồm

Câu 9. Nhân vật chính trong bài thơ Những cánh buồm là ai?

A. Người cha

B. Người con

C. Cha và con

D. Biển cả

Câu 10. Cảnh vật thiên nhiên trong bài thơ Những cánh buồm hiện lên như thế nào?

A. Ảm đảm

B. Xám xịt

C. Tươi sáng

D. U ám

Văn bản Mây và sóng

Câu 11. Bài thơ Mây và sóng là lời của ai, nói với ai?

A. Lời của người mẹ nói với đứa con

B. Lời của đứa con nói với mẹ

C. Lời của con nói với bạn bè

D. Lời của con nói với mẹ về những người sống trên sóng, trên mây

Câu 12. Chủ đề của bài thơ Mây và sóng là gì?

A. Tình mẫu tử thiêng liêng

B. Tình bạn bè thắm thiết

C. Tình anh em sâu nặng

D. Tình yêu thiên nhiên sâu sắc

Văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên

Câu 13. Trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên, ai là nhân vật chính?

A. Người chị

B. Người em

C. Hai chị em

D. Bố mẹ

Câu 14. Người em trong văn bản Chị sẽ gọi em bằng tên được miêu tả như thế nào?

A. Đôi mắt to đen láy

B. Cao lớn, đẹp trai

C. Xấu xí, dị hợm

D. Mái tóc xù, dáng hình bé nhỏ

Văn bản Con là…

Câu 15. Điền vào chỗ trống để hoàn thiện khổ thơ sau:

Con là (…) của cha

Dù to bằng trời

Cũng sẽ được lấp đầy

A. nỗi buồn

B. hạnh phúc

C. niềm vui

D. sợi dây hạnh phúc

Câu 16. Khổ thơ thứ hai của bài thơ Con là… đã so sánh con với thứ gì?

A. nỗi buồn

B. niềm vui

C. hạnh phúc

D. sợi dây hạnh phúc

Văn bản Học thầy, học bạn

Câu 17. Ý “học thầy” trong văn bản Học thầy, học bạn liên quan đến câu tục ngữ nào dưới đây?

A. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

B. Uống nước nhớ nguồn

C. Không thầy đố mày làm nên

D. Có chí thì nên

Câu 18. Đáp án nào đúng nhất mối quan hệ giữa hai câu tục ngữ “Học thầy không tày học bạn” và “Không thầy đố mày làm nên”?

A. Đối chọi nhau

B. Phản bác ý kiến của nhau

C. Bổ sung cho nhau

D. Gần gũi, tương tự nhau

Văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng

Câu 19. Trong văn bản Bàn về nhân vật Thánh Gióng, tác giả khẳng định Thánh Gióng được xây dựng với vẻ đẹp nào?

A. Vẻ đẹp lí tưởng

B. Vẻ đẹp giản dị, gần gũi

C. Vẻ đẹp kiêu sa

D. Đáp án A và B

Câu 20. Đâu không phải mong muốn của nhân dân khi xây dựng sự ra đời phi thường của Thánh Gióng?

A. Đặt niềm tin vào những chiến công kì lạ như sự ra đời

B. Thể hiện sự yêu mến, tôn kính với nhân vật

C. Thể hiện sự đồng cảm với nhân vật

D. Khiến nhân vật trở nên phi thường

Văn bản Góc nhìn

Câu 21. Trong văn bản Góc nhìn, điều gì đã xảy ra khi nhà vua trở về sau chuyến vi hành?

A. Chân của ông rất đau

B. Ông mắc chứng bệnh lạ

C. Ông thay đổi tính nết

D. Ông trở nên khó chịu với mọi người

Câu 22. Trong văn bản Góc nhìn, nguyên nhân nào đã khiến chân nhà vau đau đớn sau chuyến vi hành?

A. Vua phải vận động nhiều

B. Con đường gập ghềnh sỏi đá

C. Vua bị bệnh đau chân

D. Đường đang xây sửa nên rất khó đi

Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?

Câu 23. Văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc? đã mở đầu bằng tình huống gì?

A. Cuộc dạo chơi của hai mẹ con

B. Câu hỏi của con dành cho mẹ

C. Câu hỏi của học sinh dành cho thầy giáo

D. Thầy giáo giải thích cho học sinh về ý nghĩa hạnh phúc

Câu 24. Trong văn bản Phải chăng chỉ có ngọt ngào mới làm nên hạnh phúc?, tác giả đã quan niệm hạnh phúc là gì?

A. Là trạng thái đạt được thứ gì đó mình mong muốn

B. Là cảm giác khi gặp người thân

C. Là niềm vui khi chúng ta đạt điểm cao trong học tập

D. Là cách cảm nhận riêng của mỗi người

Văn bản Lẵng quả thông

Câu 25. Trong văn bản Lẵng quả thông, ai là nhân vật chính?

A. Ông Nin-xơ

B. Bà Mác-đa

C. Đa-ni

D. Nhạc sĩ Gờ-ríc

Câu 26. Đâu là tính từ đúng nhất nói về Đa-ni trong văn bản Lẵng quả thông?

A. Hoạt bát, khéo léo

B. Thông minh, nhanh nhẹn

C. Nghịch ngợm, đáng yêu

D. Xinh xắn, dễ thương

Văn bản Con muốn làm một cái cây

Câu 27. Trong văn bản Con muốn làm một cái cây, ông nội đã trồng cây gì cho cậu bé Bum?

A. Cây na

B. Cây ổi

C. Cây chuối

D. Cây táo

Câu 28. Trong văn bản Con muốn làm một cái cây, ông nội đã trồng cây ổi cho Bum khi nào?

A. Lúc cậu bé chưa chào đời

B. Khi Bum vừa chào đời

C. Khi Bum bắt đầu đi học

D. Khi Bum lên lớp ba

Văn bản Và tôi nhớ khói

Câu 29. Trong văn bản Và tôi nhớ khói, hình ảnh ngọn khói xuất hiện ở đâu?

A. Trong căn bếp của mỗi nhà

B. Trên cánh đồng

C. Trong khoảng không mênh mông

D. Tất cả đáp án trên

Câu 30. Trong văn bản Và tôi nhớ khói, tác giả đã miêu tả khói có mùi gì?

A. Lõi ngô bị đốt

B. Tinh dầu vỏ cam

C. Vỏ cây sẹ

D. Tất cả đáp án trên

Văn bản Cô bé bán diêm

Câu 31. Bối cảnh truyện Cô bé bán diêm diễn ra khi nào?

A. Đêm noel

B. Đêm giao thừa

C. Sinh nhật cô bé

D. Giỗ bà ngoại

Câu 32. Trong đêm giao thừa, cô bé bán diêm đang làm gì?

A. Trang trí nhà cửa đón năm mới

B. Quây quần bên người thân đợi giao thừa

C. Đang lang thang ngoài đường phố bán diêm

D. Đang ăn bánh cùng bà nội

Văn bản Lễ cúng Thần Lúa cảu người Chơ-ro

Câu 33. Người Chơ-ro tổ chức lễ cúng Thần Lúa vào thời gian nào?

A. Thường diễn ra vào ngày 15, 16 tháng 3 âm lịch

B. Thường diễn ra từ ngày 15 đến 30 tháng 3 âm lịch

C. Thường diễn ra vào ngày 30 tháng 3 âm lịch

D. Thường diễn ra từ ngày 1 đến ngày 15 tháng 3 âm lịch

Câu 34. Lễ cúng Thần Lúa của người Chơ-ro là lễ hội thể hiện sự biết ơn đối với vị thần nào?

A. Thần Mưa

B. Thần Nông

C. Thần Lúa

D. Thần Gió

Văn bản Trái Đất – Mẹ của muôn loài

Câu 35. Trong văn bản Trái Đất – mẹ của muôn loài, tác giả đã gọi tên Trái Đất là gì?

A. Hành tinh trắng

B. Hành tinh sạch

C. Hành tin đen

D. Hành tin xanh

Câu 36. Đâu không phải lí do khiến Trái Đất được gọi là hành tinh xanh?

A. Những thay đổi của nó khiến cho các sinh vật thích nghi để sống sót, thúc đẩy sự phát triển, tiến hóa muôn loài

B. 1/2 bề mặt là nước, là hành tinh duy nhất có màu xanh biển

C. Là nơi nương thân của con người và muôn loài khác trong không gian mênh mông của vũ trụ

D. Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống

Văn bản Hai cây phong

Câu 37. Trong mạch kể của người kể chuyện xưng “chúng tôi”, các sự việc được kể và tả lại ứng với khoảng thời gian nào trong cuộc đời của người kể chuyện?

A. Trong một lần người kể chuyện đi công tác xa trở về

B. Vào năm học cuối cùng, trước khi bắt đầu nghỉ hè

C. Khi người kể chuyện đi xe lửa qua làng

D. Khi người kể chuyện từ trường học trở về làng Ku-ku-rêu

Câu 38. Trong đoạn trích Hai cây phong, hai cây phong khác trong làng ở đặc điểm nào?

A. Chúng không cần người ta chăm sóc, tưới tắm vẫn vươn cao kiêu hãnh

B. Chúng có tiếng nói riêng, có một tâm hồn riêng, chan chứa những lời ca êm dịu

C. Chúng là loài cây quý hiếm nhất trong vùng

D. Chúng mọc ở trên đồi cao phía trên làng và vô cùng xanh tốt

Văn bản Ngày Môi trường thế giới và hành động của tuổi trẻ

Câu 39. Ngày nào được công nhận là Ngày Môi trường thế giới?

A. 10/6 hàng năm

B. 6/6 hàng năm

C. 3/6 hàng năm

D. 5/6 hàng năm

Câu 40. Đâu là mục đích của ngày Môi trường thế giới?

A. Giúp mọi người nhận ra tâm quan trọng của môi trường

B. Khuyến khích các hành động bảo vệ môi trường

C. A và B đúng

D. A và B sai

2. Phần tiếng Việt

a. Dấu ngoặc kép

Câu 1. Tác dụng của dấu ngoặc kép là gì?

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Tất cả đáp án trên

Câu 2. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong ví dụ sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tện lắm! Tôi ăn ở với lão như thế nào mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Tất cả đáp án đều sai

b. Từ đa nghĩa và từ đồng âm

Câu 3. Từ đa nghĩa là gì?

A. Là từ có từ một tới hai nghĩa trở lên

B. Là từ có nghĩa đen và nghĩa bóng

C. Là từ có ít nhất từ hai nghĩa trở lên

D. Là từ chỉ có một nghĩa nhưng nhiều cách hiểu

Câu 4. Từ đồng âm là gì?

A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

C. A và B đúng

D. A và B sai

c. Từ mượn

Câu 5. Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Không có trong từ điển

Câu 6. Lý do của việc mượn từ trong tiếng Việt?

A. Do tiếng Việt chưa có từ để biểu thị, hoặc có từ nhưng biểu thị chưa chính xác

B. Do thời gian dài bị nước ngoài đô hộ, áp bức

C. Tiếng Việt cần sự vay mượn để đổi mới

D. Làm tăng sự phong phú của vốn từ tiếng Việt

d. Dấu chấm phẩy

Câu 7. Dấu chấm phẩy dùng để?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

D. A và B đúng

Câu 8. Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. (Tô Hoài)

A. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

D. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

3. Phần Làm văn

a. Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc

Đề 1. Viết biên bản cuộc họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan

Đề 2. Viết biên bản cuộc thảo luận nhóm đưa ra phương pháp học tập hiệu quả

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Đề 1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm

Đề 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

Đề 1. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề an toàn giao thông

Đề 2. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng ô nhiễm không khí

d. Kể lại một trải nghiệm của bản thân

Đề 1. Hãy kể lại một trải nghiệm đã giúp em có ý thức vươn lên trong học tập

Đề 2. Hãy viết bài văn kể lại một lần em mắc lỗi

e. Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện

Đề 1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

Đề 2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện: Ngày 20/11

C. LỜI GIẢI CHI TIẾT

1. Phần đọc hiểu

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12

13

14

15

16

17

18

19

20

C

B

D

A

A

D

B

A

C

C

D

A

C

A

A

B

C

C

D

C

21

22

23

24

25

26

27

28

29

30

31

32

33

34

35

36

37

38

39

40

A

B

B

D

C

D

B

A

D

D

B

C

B

C

D

B

B

B

D

C

2. Phần tiếng Việt

1

2

3

4

5

6

7

8

D

A

C

A

B

A

D

D

3. Phần Làm văn

a. Viết biên bản về một cuộc họp, cuộc thảo luận hay một vụ việc

Đề 1. Viết biên bản cuộc họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan\

Trường THCS …

Lớp 6A

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

Họp thống nhất kế hoạch cho chuyến tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế 

Thời gian bắt đầu: 11 giờ ngày 27 tháng 04 năm 2023

Địa điểm: phòng học của lớp 6A

Thành phần tham dự:

- Giáo viên chủ nhiệm lớp: thầy giáo Đỗ Vinh Quan

- Toàn thể học sinh lớp 6A

Chủ tọa: Lớp trưởng Trần Anh Tuấn

Thư kí (người ghi biên bản): Bùi Bình Minh

Nội dung:

(1) Chủ tọa Trần Anh Tuấn phổ biến cho tập thể lớp về Kế hoạch của chuyến tham quan Quần thể di tích Cố đô Huế.

(2) Tập thể lớp cùng bàn bạc, đưa ra các ý kiến về các hoạt động diễn ra trong chuyến tham quan cùng những điều cần lưu ý. Sau đó chủ tọa thống nhất lại qua sự góp ý của giáo viên chủ nhiệm.

(3) Chủ tọa tiến hành phân công nhiệm vụ:

- Nhóm Hậu cần do lớp phó Thảo Nga làm nhóm trưởng: chuẩn bị các đồ dùng cần thiết như nước uống, hoa quả, thuốc say xe, băng dán cá nhân... để đảm bảo chuyến đi an toàn

- Nhóm Giải trí do Tuấn Hùng làm nhóm trưởng: chuẩn bị một số trò chơi, bài hát để lớp cùng chơi khi ngồi trên xe di chuyển đến Quần thể di tích cố đô Huế

- Nhóm Truyền thông do lớp trưởng Anh Tuấn làm nhóm trưởng: chụp ảnh, quay clip các hoạt động của lớp trong chuyến đi để làm kỉ niệm và chia sẻ với phụ huynh

(4) Ý kiến của các bạn trong lớp:

- Mọi người thống nhất mặc áo đồng phục lớp để không bị lạc nhau khi di chuyển và có những tấm ảnh tập thể đẹp

- Mời thêm các thầy cô bộ môn, hội phụ huynh đi cùng

- Sau khi đến Cố đô Huế, cả lớp sẽ cùng nhau đi ngắm sông Hương và ăn các món đặc sản ở Huế trước khi trở về

(5) Chủ tọa tổng kết lại nội dung cuộc thảo luận, thông báo đến cả lớp và sẽ gửi danh sách các bạn tham gia công tác chuẩn bị cho cô giáo chủ nhiệm.

Cuộc họp kết thúc vào 12 giờ ngày 27 tháng 04 năm 2023

Thư kí

 

Bùi Bình Minh

Chủ tọa

 

Trần Anh Tuấn

Đề 2. Viết biên bản cuộc thảo luận nhóm đưa ra phương pháp học tập hiệu quả

Trường THCS …

Lớp 6C

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BIÊN BẢN

HỘI NGHỊ TRAO ĐỔI PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP MÔN TOÁN

Khai mạc: 7 giờ 30 phút ngày 07 tháng 03 năm 2024

Thành phần tham dự:

- Cô Nguyễn Hồng Nhung - Giáo viên môn Toán

- Tập thể học sinh lớp 6C

Chủ trì: Cô Nguyễn Hồng Nhung

Thư ký: Phạm Ngọc Anh (Lớp trưởng lớp 6A1)

NỘI DUNG HỘI NGHỊ

(1) Cô Nhung khai mạc, nêu yêu cầu và nội dung hội nghị:…

- Mục đích hội nghị: Tìm ra phương pháp học tập môn Toán tốt.

- Nội dung:

+ Các lớp trưởng sơ kết tình hình học tập môn Toán trong học kì I.

+ Các bạn học giỏi báo cáo kinh nghiệm: Bạn Phương Trang (Lớp 6A1), bạn Tùng Anh (Lớp 6A2).

+ Một số học sinh đặt ra câu hỏi cần trao đổi (Khoảng 5 bạn)

(2) Bạn Ngọc Anh - thư ký sẽ báo cáo sơ lược tình hình học tập môn Toán của khối 6:

- Một số bạn chưa nắm được các công thức toán học, phương pháp giải toán.

- Nhiều bạn còn lười học, chưa làm bài tập về nhà.

- Kết quả điểm thi cuối kì chưa cao: Điểm dưới trung bình chiếm khoảng 20%.

- Kết quả: Giỏi: 50%; Khá: 30%; Yếu: 20%.

(3) Trao đổi kinh nghiệm học tập:

- Kinh nghiệm của Trang:

+ Năm chắc các công thức Toán học

+ Tăng cường luyện tập

+ Làm một số đề thi thử

- Kinh nghiệm của Tùng Anh:

+ Nắm vững kiến thức cơ bản

+ Thường xuyên luyện tập

+ Làm thêm các bài nâng cao.

(4) Cô Nhung tổng kết:

- Lắng nghe và ghi chép lời giảng của thầy cô.

- Năm chắc lý thuyết

- Ôn tập mỗi ngày

- Trao đổi, học tập theo nhóm

Cuộc họp kết thúc lúc: 10 giờ cùng ngày 07 tháng 03 năm 2024

Thư kí

(kí và ghi rõ họ tên)

Phạm Ngọc Anh

Chủ tọa

(kí và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Hồng Nhung

b. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về một bài thơ

Đề 1. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Những cánh buồm

a) Mở đoạn

- Dẫn dắt bằng đề tài tình cảm gia đình, cha con.

- Giới thiệu bài thơ “Những cánh buồm” của nhà thơ Hoàng Trung Thông.

- Cảm xúc chung của em về bài thơ.

b) Thân đoạn:

* Cảm xúc về nội dung cả bài thơ:

- Bài thơ ca ngợi tình cảm gia đình, cụ thể là tình cha con thân thiết, gắn bó.

+ Tình cảm thân thiết của cha dành cho đứa con bé nhỏ: sự ân cần, chăm sóc, của cha đối với con.

+ Hình ảnh cha dắt con đi được lặp đi lặp lại nhiều lần vừa thể hiwwnj tình cảm yêu thương, trìu mến của người cha vừa gợi lên sự chở che của cha trên đường cùng con hướng tới tương lai.

+ Người cha cảm thấy hạnh phúc khi gặp lại chính mình trong ước mơ của con.

Những khát vọng, hoài bão, lí tưởng cao đẹp ngày xưa còn dang dở.

- Sự yêu thương, niềm tin tưởng mà con dành cho cha:

+ Con lắc tay cha và hỏi về những điều con băn khoăn, chưa biết.

+ Lề đề nghị thơ ngây của con dành cho cha đã cho thấy sự tin tưởng tuyệt đối của con. Đối với con, cha luôn là nguười bạn, người đồng hành tin cậy, luôn ủng hộ, giúp đỡ con trên mọi chặng đường.

* Cảm xúc về nghệ thuật của bài thơ:

- Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.

- Từ ngữ giàu sức gợi hình, gợi cảm: “lênh đênh”, “rực rỡ”, “rả rích”, “phơi phới”, “thầm thì”,….

- Các biện pháp tư từ độc đáo: điệp ngữ “không”, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác “Ánh nắng chảy đầy vai”.

c) Kết đoạn: Khái quát cảm xúc về bài thơ.

Đề 2. Viết đoạn văn ghi lại cảm xúc về bài thơ Mây và sóng

a) Mở đoạn:

- Giới thiệu về bài thơ Mây và sóng, tác giả là Ta-go.

- Cảm nhận chung: Bài thơ Mây và sóng nói về tình yêu mẹ và mơ ước kì diệu của tuổi thơ.

b) Thân đoạn: Nêu cảm xúc, ấn tượng về nội dung và nghệ thuật của bài thơ.

- Ấn tượng về câu chuyện được kể và chi tiết miêu tả:

+ Bài thơ có hai lời kể của em bé với hai đoạn đối thoại: giữa em bé với mây, giữa em bé với sóng, đan xen vào lời con thủ thỉ với mẹ hiền…

+ Những cảnh diệu kì đó là mây, trăng, bầu trời, sóng nước và biển cả… vốn là những hình ảnh thiên nhiên đẹp đẽ và thơ mộng. Đó là thiên nhiên với hình ảnh, âm thanh…. muôn màu muôn sắc và lung linh, kì ảo.

+ Em bé từ chối lời rủ rê của mây, em ở nhà và bày ra trò chơi làm mây với mẹ (mẹ làm mặt trăng). Em bé cũng từ chối lời rủ rê của sóng, em ở nhà và bày ra trò chơi làm sóng với mẹ (mẹ làm mặt biển).

-Ý nghĩa của các chi tiết kể và tả: Những trò chơi do em bé nghĩ ra là những trò chơi tuyệt diệu để hòa hợp tình yêu thiên nhiên với tình yêu mẫu tử.

- Làm rõ nghệ thuật kể chuyện, miêu tả và đánh giá tác dụng của nghệ thuật đó:

+ Nghệ thuât điêu luyện: bở tác giả đã sử dụng những hình ảnh thiên nhiên tuyệt đẹp và gửi gắm và đó những ý nghĩa tượng trưng sâu sắc. Tác giả thành công trong việc sử dụng thủ pháp trùng điệp và những ẩn dụ, liên tưởng, so sánh, thú vị.

+ Nhân hóa mây và sóng thành con người, tác giả có dụng ý nói lên sự hòa hợp, gắn bó giữa thiên nhiên với con người.

c) Kết đoạn: Đánh giá khái quát điều em tâm đắc qua bài thơ

“Mây và sóng” là một bài thơ hay, thể hiện được tình yêu mến thiên nhiên, những ước mơ bay bổng của tuổi thơ và đặc biệt là tình cảm mrj con đằm thắm.

c. Viết bài văn trình bày ý kiến về một hiện tượng trong đời sống

Đề 1. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về vấn đề an toàn giao thông

I. Mở bài

- Đặt vấn đề: trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra.

- Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước cũng phải có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II. Thân bài

1. Thực trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay?

2. Hậu quả của vấn đề

- Thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh, viễn cho các cá nhân và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng.

- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.

3. Nguyên nhân của vấn đề:

- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, chiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm…).

- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường…).

- Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn…).

- Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường.

4. Hành động của tuổi trẻ học đường góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông:

- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lốp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.

- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư.

- Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định.

- Tuyên truyền luật giao thông.

III. Kết bài: An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.

Đề 2. Viết bài văn trình bày ý kiến của em về hiện tượng ô nhiễm không khí

I. Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận – ô nhiễm không khí.

II. Thân bài:

a. Giải thích khái niệm, nêu biểu hiện, thực trạng ô nhiễm không khí:

-Ô nhiễm không khí là gì: Ô nhiễm môi trường không khí là hiện tượng không khí tự nhiên bị bẩn, đồng thời các tính chất vật lý, hóa học, sinh học của môi trường không khí bị thay đổi gây tác hại tới sức khỏe con người và các sinh vật khác.

-Biểu hiện của ô nhiễm không khí:

+ Trái đất ngày càng nóng lên

+ Không khí chứa nhiều thành phần gây hại hơn

+ Nồng độ chì đã và đang tăng lên

+ Ô nhiễm từ các loại xe cộ

+ Các cơn mưa axít làm huỷ diệt các khu rừng và các cánh đồng

+ Hiện tượng hiệu ứng nhà kín

-Thực trạng: ô nhiễm không khí đang ở mức nghiêm trọng và báo động.

b. Tác hại của ô nhiễm không khí:

- Khi trực tiếp phơi nhiễm ô nhiễm không khí, sức khỏe của con người sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

- Ngoài ra, ô nhiễm không khí còn là một trong những tác nhân gây ra những hiện tượng như hiệu ứng nhà kính, biến đổi khí hậu.

c. Nguyên nhân gây ra thực trạng ô nhiễm không khí:

- Sự xuất hiện của vô số chất độc hại như Cacbon, Nitơ, Sunphua và các hợp chất kim loại khác.

- Khí thải từ một số nhiên liệu như xăng, dầu từ các phương tiện tham gia giao thông cũng là tác nhân dẫn đến tình trạng không khí bị ô nhiễm nghiêm trọng.

- Ý thức của con người.

d. Đề xuất giải pháp để hạn chế ô nhiễm không khí:

- Cần sử dụng những trang thiết bị công nghệ hiện đại thay thế các loại thiết bị máy móc cũ kỹ.

- Hạn chế sử dụng những nhiên liệu độc hại như xăng, dầu, than đá để giảm thiểu lượng khí thải độc hại.

- Cần đẩy mạnh phát triển và đầu tư các phương pháp xử lý khí lọc không khí bằng biện pháp sinh học, trồng nhiều cây xanh để hạn chế khói bụi ô nhiễm,….

III. Kết bài: Tổng kết lại vấn đề

d. Kể lại một trải nghiệm của bản thân

Đề 1. Hãy kể lại một trải nghiệm đã giúp em có ý thức vươn lên trong học tập

a) Mở bài:

- Đặt vấn đề: Để trở thành một người con ngoan, trò giỏi em đã rút kinh nghiệm từ một số lần mắc lỗi, trong đó có một lần em đã mắc khuyết điểm khiến thầy, cô giáo buồn;

- Giới thiệu một cách khái quát về sự việc: Đó là lần em mắc khuyết điểm gì?

-  Lần mắc khuyết điểm đó đã để lại một bài học lớn trong em.

b) Thân bài:

- Giới thiệu vài nét về bản thân, những đặc điểm có liên quan đến việc em mắc khuyết điểm (chẳng hạn, em mắc lỗi chép bài bạn thì cần khái quát những nét về học lực của em, đặc biệt là khả năng học môn mà em chép bài của bạn).

- Hoàn cảnh của sự việc đó: Nhà trường tổ chức một cuộc thi sáng tác, các thầy cô giáo và bạn bè rất kì vọng vào em/lớp em có bài kiểm tra đột xuất mà hôm trước em không học bài...

- Tình huống dẫn đến hành động sai trái của em: Em đã viết nhiều lần, nhiều bài nhưng cô giáo đều lắc đầu nói không đạt yêu cầu / em đau khổ cố nhớ lại những kiến thức cũ mà không thể nào nhớ được, các bạn mải làm bài, thầy cô tin tưởng nên không trông coi chặt chẽ lắm,...

- Diễn biến hành động sai trái của em: Chép lại thơ, văn từ một tờ báo rồi đề tên mình / nhờ anh, chị sáng tác giúp rồi đề tên mình; chép bài bạn / quay cóp bài từ sách, vở,...

- Thầy cô giáo đã phát hiện ra khuyết điểm của em như thế nào và nhắc nhở, chỉ bảo em ra sao?

- Kết thúc: Em đã nhận lỗi và sửa chữa lỗi lầm của mình như thế nào?

c) Kết bài:

- Sự việc đó đã theo suốt em những năm sau đó như thế nào và nó đã giúp em nhận ra điều gì về cuộc sống, về sự học tập và vai trò của thầy cô;

-  Bài học em rút ra cho cuộc sống của mình?

Đề 2. Hãy viết bài văn kể lại một lần em mắc lỗi

a) Mở bài:

- Giới thiệu hoàn cảnh khiến em nhớ lại lần mình từng mắc lỗi ở trong quá khứ.

- Nêu lý do khiến đến tận bây giờ, sự kiện đó em vẫn còn nhớ rõ.

b) Thân bài:

- Giới thiệu chung về đối tượng mà em đã từng mắc lỗi (tên, tuổi, mối quan hệ với em).

- Hoàn cảnh, thời gian, địa điểm mà em phạm phải lỗi lầm đó.

- Lý do mà em phạm lỗi lầm ấy.

- Kể lại diễn biến của lần phạm lỗi đó (kể chi tiết các hành động, lời thoại, suy nghĩ của bản thân em- kết hợp chặt chẽ giữa yếu tố kể và miêu tả, biểu cảm).

- Sau khi kết thúc sự kiện đó, em cảm thấy thế nào?

- Em rút ra được bài học gì sau lần phamk lỗi đó?

c) Kết bài:

- Ở hiện tị, em vẫn nhớ rõ bài học nhận được sau lỗi lầm ở quá khứ.

- Em đã, đang và sẽ thay đổi bản thân như thế nào sau khi nhận được bài học đó?

e. Viết văn bản thuyết minh thuật lại một sự kiện

Đề 1. Viết bài văn thuyết minh thuật lại một sự kiện để lại ấn tượng sâu sắc trong em.

I. Mở bài: Giới thiệu ngày Tết cổ truyền của dân tộc.

Tết Nguyên đán ngày Tết quan trọng nhất trong năm của người Việt, là ngày nghỉ và sum họp gia đình giữa các thành viên với nhau sau một năm học tập, làm việc. Đây cũng là ngày tôn vinh những giá trị truyền thống và cổ truyền của dân tộc.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

– Tết Nguyên đán gốc gác xa xưa bắt nguồn ở Trung Quốc.

– Du nhập vào nước ta từ hàng ngàn năm trước.

– Nhiều người châu Á theo âm lịch đều ăn mừng Tết Nguyên đán để chào đón một năm mới.

2. Chuẩn bị đón Tết Nguyên đán

– Trước Tết người dân đi sắm sửa đồ đạc cho năm mới.

– Miền Bắc trang trí hoa đào còn miền Nam lại sử dụng hoa mai biểu tượng cho ngày Tết.

– Chuẩn bị mâm ngũ quả, hoa, bánh kẹo, nước ngọt thờ cúng tổ tiên. Mâm ngũ quả mỗi miền lại có một cách bày trí khác nhau.

– Trẻ con được bố mẹ mua sắm quần áo, đồ dùng mới.

3. Trình tự ngày Tết Nguyên đán

– Đêm 30 Tết mọi gia đình đều chuẩn bị đêm giao thừa, thờ cúng ông bà.

– Giao thừa là thời khắc thiêng liêng chuyển giao năm cũ và năm mới.

– Đêm 30 người dân hái cành lộc non mang về nhà với ý nghĩa mang tài lộc về nhà.

– Tục lệ truyền thống xông nhà vào năm Mới.

– Sáng mùng 1 con cháu sẽ đi chúc Tết ông bà, cha mẹ nhiều sức khỏe, tài lộc.

– Con cháu mừng tuổi ông bà, còn ông bà sẽ lì xì lại với ý nghĩa may mắn, thành công trong năm mới.

– Gia đình cùng các thành viên họ hàng sum họp vui vẻ và đầm ấm.

– Đầu năm mới nhiều người còn đi lễ chùa cầu may, tài lộc, vạn sự như ý.

– Tết Nguyên đán quan trọng nhất là 3 ngày đầu tiên đó là mùng 1, 2, 3.

– Mỗi gia đình tổ chức ăn uống, tiệc tùng, họp mặt người thân, bạn bè.

4. Ý nghĩa ngày Tết Nguyên đán

– Ngày lễ cổ truyền của dân tộc, ngày tụ họp của nhiều thành viên trong gia đình.

– Tôn vinh những giá trị truyền thống, giá trị văn hóa gia đình.

III. Kết bài

Tết cổ truyền ngày nghỉ dài nhất và quan trọng nhất trong năm. Ai đi xa học tập hoặc làm việc dù có bận rộn đến đâu cũng cố gắng về nhà thăm gia đình, bạn bè giúp tình cảm thêm gắn kết. Đây cũng là ngày tôn vinh giá trị truyền thống của gia đình và dân tộc.

Đề 2. Viết bài văn thuyết minh thuật lại sự kiện: Ngày 20/11

I. Mở bài: Giới thiệu sự kiện 20/11 em muốn thuyết minh. Sự kiện đó được tổ chức ở đâu? Vào thời gian nào?

II. Thân bài

Kể lại diễn biến của sự kiện theo trình tự thời gian:

– Trước khi bắt đầu sự kiện

+ Nơi diễn ra sự kiện được trang trí như thế nào? Có gì đặc biệt khác với thường ngày?

+ Những người đến tham dự sự kiện gồm những ai? Họ mặc trang phục như thế nào? Thái độ khi đến dự sự kiện ra sao?

+ Các khâu chuẩn bị cho sự kiện đến lúc này đã hoàn tất chưa? Có được kiểm tra lại khâu nào hay không?

– Quá trình diễn ra sự kiện

+ Sự kiện diễn ra với các hoạt động nào? Đâu là hoạt động chính và được mọi người mong chờ nhất?

+ Các sự kiện diễn ra lần lượt ra sao? Với sự dẫn dắt và tham gia của những ai?

+ Thái độ, cảm xúc của những người đến dự sự kiện như thế nào?

+ Bầu không khí của sự kiện ra sao?

+ Bản thân em đặc biệt cảm thấy ấn tượng nhất với điều gì của sự kiện? (trang trí, hoạt động, âm nhạc, ánh sáng, khách mời, quy mô…)

III. Kết bài

- Suy nghĩ, đánh giá của em dành cho sự kiện và ý nghĩa của sự kiện đó.

- Lời hứa cố gắng nỗ lực học tập để không phụ công ơn thầy cô.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"