Đề thi
Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)
Đọc ngữ liệu và trả lời các câu hỏi:
“Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất. Nhân dân ta có truyền thống tôn sư trọng đạo, luôn luôn đề cao vai trò của người thầy. Mỗi người trong đời, nếu không có một người thầy hiểu biết, giàu kinh nghiệm truyền thụ, dìu dắt thì khó làm nên một việc gì xứng đáng, dù đó là nghề nông, nghề rèn, nghề khắc chạm, hoặc nghiên cứu khoa học”.
(Học thầy, học bạn, Ngữ văn 6 – Chân trời sáng tạo)
Câu 1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Biểu cảm
D. Nghị luận
Câu 2. Đoạn văn trên bàn luận về vấn đề gì?
A. Vai trò của người thầy
B. Vai trò của việc học
C. Vai trò của kinh nghiệm sống
D. Vai trò của nghiên cứu khoa học
Câu 3. Trong số các phương án sau đây, đâu là thành ngữ?
A. Người thầy hiểu biết
B. Kinh nghiệm truyền thụ
C. Tôn sư trọng đạo
D. Nghiên cứu khoa học
Câu 4. Từ nào sau đây khác các từ còn lại?
A. Hiểu biết
B. Dìu dắt
C. Truyền thụ
D. Cuộc đời
Câu 5. Theo tác giả, người thầy giúp ta “làm nên một việc gì xứng đáng” phải là người thầy như thế nào?
A. Người thầy hiểu biết
B. Giàu kinh nghiệm truyền thụ
C. Người thầy nhân hậu
D. A và B đúng
Câu 6. Câu văn: “Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất”, bộ phận “Trong cuộc đời mỗi người” có chức vụ ngữ pháp gì?
A. Chủ ngữ
B. Vị ngữ
C. Trạng ngữ
D. Không xác định
Câu 7. Ghi lại ít nhất hai câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ có hình ảnh người thầy hoặc nói về việc học.
Câu 8. Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cụm từ mở rộng thành phần câu.
Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1. Đọc đoạn văn sau:
“Hôm nay trời nắng chang chang
Mèo con đi học chẳng mang thứ gì
Chỉ mang một chiếc bút chì
Và mang một mẩu bánh mì con con.”
(Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh)
1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào?
2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì?
Câu 2. Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự chứng kiến.
Đáp án
Phần I:
Câu 1 (0.25 điểm):
Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Biểu cảm D. Nghị luận |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn được viết theo phương thức biểu đạt nghị luận
=> Đáp án: D
Câu 2 (0.25 điểm):
Đoạn văn trên bàn luận về vấn đề gì? A. Vai trò của người thầy B. Vai trò của việc học C. Vai trò của kinh nghiệm sống D. Vai trò của nghiên cứu khoa học |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ nội dung đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Đoạn văn trên bàn luận về vấn đề: vai trò của người thầy
=> Đáp án: A
Câu 3 (0.25 điểm):
Trong số các phương án sau đây, đâu là thành ngữ? A. Người thầy hiểu biết B. Kinh nghiệm truyền thụ C. Tôn sư trọng đạo D. Nghiên cứu khoa học |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về thành ngữ
Lời giải chi tiết:
“Tôn sư trọng đạo” là thành ngữ
=> Đáp án: C
Câu 4 (0.25 điểm):
Từ nào sau đây khác các từ còn lại? A. Hiểu biết B. Dìu dắt C. Truyền thụ D. Cuộc đời |
Phương pháp giải:
Xác định nghĩa của các từ
Lời giải chi tiết:
Từ “cuộc đời” khác các từ còn lại
=> Đáp án: D
Câu 5 (0.25 điểm):
Theo tác giả, người thầy giúp ta “làm nên một việc gì xứng đáng” phải là người thầy như thế nào? A. Người thầy hiểu biết B. Giàu kinh nghiệm truyền thụ C. Người thầy nhân hậu D. A và B đúng |
Phương pháp giải:
Đọc kĩ đoạn trích
Lời giải chi tiết:
Theo tác giả, người thầy giúp ta “làm nên một việc gì xứng đáng” phải là người thầy hiểu biết và giàu kinh nghiệm truyền thụ
=> Đáp án: D
Câu 6 (0.25 điểm):
Câu văn: “Trong cuộc đời mỗi người, học từ thầy là quan trọng nhất”, bộ phận “Trong cuộc đời mỗi người” có chức vụ ngữ pháp gì? A. Chủ ngữ B. Vị ngữ C. Trạng ngữ D. Không xác định |
Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức về cấu trúc câu
Lời giải chi tiết:
Bộ phận “Trong cuộc đời mỗi người” là trạng ngữ
=> Đáp án: C
Câu 7 (0.5 điểm):
Ghi lại ít nhất hai câu ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ có hình ảnh người thầy hoặc nói về việc học. |
Phương pháp giải:
Dựa vào hiểu biết của em về các ca dao/ tục ngữ/ thành ngữ để nêu ít nhất hai ví dụ về hình ảnh người thầy hoặc nói về việc học
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
- Muốn sang thì bắc cầu Kiều
Muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy
- Một chữ cũng là thầy, nửa chữ cũng là thầy
- Người không học như ngọc không mài
- Ơn thầy soi lối mở đường
Cho con vững bước dặm trường tương lai
Câu 8 (1.0 điểm):
Viết một đoạn văn khoảng 10 dòng miêu tả một cảnh đẹp thiên nhiên, trong đoạn văn có sử dụng ít nhất 2 cụm từ mở rộng thành phần câu. |
Phương pháp giải:
Suy nghĩ, hình dung một cảnh đẹp thiên nhiên. Chú ý hình thức đoạn văn khoảng 10 dòng và sử dụng 2 cụm từ mở rộng thành phần câu
Lời giải chi tiết:
Gợi ý:
Hồ Lắk là một thắng cảnh đẹp của vùng đất Tây Nguyên. Nơi đây được bao bọc bởi khu rừng nguyên sinh xanh mát và những dãy núi cao ngút ngàn. Hồ Lắk như một dải lụa óng ánh, mềm mịn giữa núi rừng Tây Nguyên hùng vĩ. Đến với hồ Lắk, chúng ta sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp diệu kỳ của thiên nhiên. Trong những ngày lặng gió, mặt hồ xanh thăm, lặng tờ soi bóng mây trời và hằn in những hàng cây thông vững chãi trên mặt nước. Phóng tầm mắt ra xa, bạn sẽ được ngắm nhìn những hoa sen, hoa súng tỏa hương sắc rực rỡ, lung linh cả góc hồ. Không những thế, trong thời khắc bình minh hay hoàng hôn, hồ Lắk lại khoác lên lớp áo mới diệu kỳ. Khi ông mặt trời ló dạng, khẽ mỉm cười và chớp hàng mi, quang cảnh nơi đây được soi chiếu bởi vô số những tia nắng vàng ấm áp, xua đi làn sương mờ ảo. Hồ Lắk chắc hẳn sẽ làm xao xuyến, mê mẩn, ngất ngây và rung động trước vẻ đẹp thơ mộng, lãng mạn của bất kì ai đến thăm vùng đất này!
Cụm từ dùng để mở rộng thành phần câu:
- Một thắng cảnh đẹp của vùng đất Tây Nguyên (Cụm danh từ, mở rộng vị ngữ)
- Sẽ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của diệu kì của thiên nhiên (Cụm động từ, mở rộng vị ngữ)
- Quang cảnh nơi đây (Cụm danh từ, mở rộng chủ ngữ)
Phần II (7 điểm)
Câu 1 (2 điểm):
Đọc đoạn văn sau: “Hôm nay trời nắng chang chang Mèo con đi học chẳng mang thứ gì Chỉ mang một chiếc bút chì Và mang một mẩu bánh mì con con.” (Mèo con đi học – Phan Thị Vàng Anh) 1. Bài thơ trên đã nhân hóa con vật nào? Và nhân hóa như thế nào? 2. Việc sử dụng biện pháp nhân hóa như vậy có tác dụng gì? |
Phương pháp giải:
Nhớ lại kiến thức về biện pháp nhân hóa
Lời giải chi tiết:
1. Hình ảnh nhân hóa được sử dụng ở đây là: “chú mèo”
Chú mèo trong đoạn thơ có những hoạt động y hệt một em học sinh. Chú mèo ta cũng phải đi học, chuẩn bị bút chì, và mang mẩu bánh mì đi ăn.
2. Nhờ vào hình ảnh nhân hóa này mà bài thơ trở nên hấp dẫn và cuốn hút hơn. Bởi vì hình ảnh so sánh này luôn khiến cho người đọc cảm thấy sự đáng yêu và tinh nghịch cả những chú mèo.
Câu 2 (5 điểm):
Viết bài văn (khoảng 400 chữ) thuyết minh thuật lại một sự kiện (lễ hội) mà em từng tham dự chứng kiến. |
Phương pháp giải:
Nhớ lại một sự kiện em chứng kiến đã để lại ấn tượng sâu sắc trong lòng em
Lời giải chi tiết:
Bài tham khảo:
Với tuổi học trò, ai cũng có cái nao nao của ngày khai trường. Nhưng ngày khai trường của ngôi trường THCS Hoàng Liệt làm tôi có những ấn tượng đẹp và những ấn tượng đó sẽ đọng mãi ở trong lòng.
Ngày đầu tiên khai trường, đó là một ngày nắng ấm, bao trùm lên cảnh vật. Khí trời ấm áp… Theo thông báo của nhà trường, từ tối hôm qua tôi đã chuẩn bị đầy đủ mọi thứ cần thiết với tâm trạng vui vẻ và xôn xao khó tả. Bởi trước mắt tôi lúc này là một khung trời mới: bạn bè, thầy cô, trường lớp… đều mới tinh. Trong những năm trước, sau ba tháng hè nghỉ học, chúng tôi lại trở về mái trường thân quen với những hàng cây, ghế đá,..in đậm bao kỹ niệm của những lần nô đùa cùng bè bạn. Còn năm nay, tôi đã bước chân vào một năm học mới. Một sự khởi đầu mới lại và tốt đẹp.
Đầu tiên là buổi lễ diễn hành được diễn ra, từng lớp đi qua khán đài được các thầy cô nêu lên những thành tích nổi bật của năm qua, đặc biệt lad chào đón những học sinh lớp 6 vnhuw chúng tôi bước vào năm học đầu tiên của những năm học cấp hai. Sau lễ diễu hành, nghi lễ chào cờ diễn ra thật trang nghiêm. Tiếp theo, cô giáo tổng phụ trách lên tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu và mời cô giáo phó hiệu trưởng nhà trường lên đọc thư của Chủ tịch nước. Những lá thư như vậy tôi nghe đã nhiều lần trong mỗi lễ khai giảng trước đây khi còn ngồi trên ghế nhà trường nhưng có lẽ hôm nay là lần đầu tiên tôi cảm thấy xúc động đến vậy. Giây phút xúc động nhất của tôi là khi nghe cô giáo hiệu trưởng nhà trường đọc diễn văn khai giảng, phát động thi đua chào mừng năm học mới và đánh trống khai trường. Chiếc trống được đặt trên sân khấu hôm nay thật đẹp, màu nâu gụ bóng loáng, được trang trí hoa văn đẹp mắt, đặc biệt là mặt trống. Dùi trống lại được làm điệu bằng chiếc khăn đỏ quấn quanh núm. Tiếng trống vang lên, tâm hồn tôi như được bay bổng. Hòa cùng tiếng trống âm vang đó là giọng nói trầm ấm của một cô giáo đọc lời bình tiếng trống từ phía trong cánh gà. Những lời lẽ thật hào hùng, đi sâu vào lòng người, nhắc nhở thế hệ trẻ nhớ tới quá khứ vinh quang của dân tộc để phấn đấu cho tương lai. Tôi có thể thấy rõ sự xúc động trong giây phút này, cũng giống như tôi. Tiếng trống ấy rồi sẽ theo các em đi suốt cuộc đời. Tiếng trống âm vang mà trầm ấm bay lên những ngọn cây, luồn trong những làn gió, vắt vẻo trên những đám mây của bầu trời thu tháng chín. Tôi chợt nghĩ tiếng trống khai trường có thể đại diện cho mùa thu Việt Nam lắm chứ, hay ít ra là mùa thu đối với riêng tôi và các bạn học sinh.
Phần cuối cùng trong buổi lễ, cũng là phần thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của học sinh trong trường là văn nghệ chào mừng. Chương trình văn nghệ gồm năm tiết mục với đủ thể loại: hát, múa, thể dục nhịp điệu vô cùng đặc sắc. Tôi xem các màn biểu diễn mà không khỏi trầm trồ thán phục trước tài năng của các học sinh trường mình. Toàn bộ học sinh và các thầy cô cũng như các vị đại biểu đều không rời mắt khỏi sân khấu trước các tiết mục rất hấp dẫn này. Nhiều người bày tỏ niềm tin tưởng vào sự giáo dục toàn diện nhà trường dành cho các em học sinh.
Đối với tôi, đây là lễ khai giảng mà tôi nhớ nhất vì tôi đã bước sang một trang mới của cuộc đời, trưởng thành hơn, yêu trường yêu lớp hơn nữa.
(Nguồn: Sưu tầm)