Đề thi học kì 2 Văn 6 Chân trời sáng tạo - Đề số 8

2024-09-14 15:55:39

Đề thi

Phần I: ĐỌC – HIỂU (3 điểm)

Câu 1. Nội dung của đoạn trích sau là gì?

- Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)

A. Giới thiệu về nhà vua

B. Quyết định tốn kém của nhà vua

C. Lời khuyên của anh người hầu

D. Nhà vua thay đổi suy nghĩ của mình

Câu 2. Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Đáp án khác

Câu 3. Từ đồng âm là gì?

A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

C. A và B đúng

D. A và B sai

Câu 4. Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

A. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

B. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh

C. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ

D. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói

Câu 5. Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Hai cây phong?

A. Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

B. Xây dựng tình huống truyện kịch tính

C. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

D. Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa

Câu 6. Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạp phức tạp

B. Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

D. A và B đúng

Câu 7. Thuyết minh là gì?

A. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó

B. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

C. Trình bày diễn biến một vụ việc

D. Bảy tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Câu 8. Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa.

(Ngữ văn 7 tập 2)

A. Kết thúc một câu

B. Thông báo lời hội thoại

C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Câu 9. Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. (Tô Hoài)

A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Câu 10. Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Không có trong từ điển

Câu 11. Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm:

A. Đồng sức đồng lòng

B. Bằng mặt nhưng không bằng lòng

C. Chung lưng đấu cật

D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Câu 12. Một biên bản cần đảm bảo yếu tồ gì về mặt nội dung?

A. Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc

B. Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

C. Bảo đảm tính xác thực

D. Tất cả đáp án trên

Phần II: TẬP LÀM VĂN (7 điểm)

Câu 1. a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

- Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà

(Em bé thông minh)

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Câu 2. Kể lại một câu truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện.


Đáp án

Phần I:

Câu 1 (0.25 điểm):

Nội dung của đoạn trích sau là gì?

- Tại sao quốc vương lại có thể tiêu tốn ngân khố một cách vô ích như vậy ạ? Tại sao Người không cắt những miếng da bò êm ái phủ quanh đôi chân trần của mình? Như vậy, không những chân Người sẽ không còn bị đau khi đi qua những con đường gập ghềnh sỏi đá nữa mà cả vương quốc cũng sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian, công sức, của cải!

(Góc nhìn – Hạt giống tâm hồn)

A. Giới thiệu về nhà vua

B. Quyết định tốn kém của nhà vua

C. Lời khuyên của anh người hầu

D. Nhà vua thay đổi suy nghĩ của mình

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nội dung: Lời khuyên của anh người hầu

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.25 điểm):

Chỉ ra tác dụng của dấu ngoặc kép trong đoạn trích sau:

Này! Ông giáo ạ! Cái giống nó cũng khôn! Nó cứ làm in như là nó trách tôi; nó kêu ư ử, nhìn tôi, như muốn bảo với tôi rằng: “A! Lão già tệ lắm! Tôi ăn ở với lão như thế mà lão xử với tôi như thế này à?”. Thì ra tôi già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó, nó không ngờ tôi nỡ tâm lừa nó!

(Lão Hạc)

A. Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

B. Đánh dấu từ ngữ được hiểu theo nghĩa đặc biệt

C. Đánh dấu tên tác phẩm, tờ báo, tập san

D. Đáp án khác

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về chức năng của dấu ngoặc kép

Lời giải chi tiết:

Đánh dấu từ ngữ, câu, đoạn dẫn trực tiếp

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.25 điểm):

Từ đồng âm là gì?

A. Là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

B. Là từ giống nhau về nghĩa nhưng khác xa nhau về mặt âm đọc

C. A và B đúng

D. A và B sai

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ đồng âm

Lời giải chi tiết:

Từ đồng âm là từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa khác xa nhau, không liên quan gì với nhau

=> Đáp án: A

Câu 4 (0.25 điểm):

Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là:

A. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng video

B. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng âm thanh

C. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ

D. Lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng lời nói

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học

Lời giải chi tiết:

Tóm tắt nội dung chính của văn bản bằng sơ đồ được hiểu là lược bỏ các ý phụ, thông tin chi tiết, chỉ giữ lại những ý chính, thông tin cốt lõi và thể hiện dưới dạng sơ đồ

=> Đáp án: C

Câu 5 (0.25 điểm):

Đâu không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Hai cây phong?

A. Lựa chọn ngôi kể đặc sắc

B. Xây dựng tình huống truyện kịch tính

C. Kết hợp nhuần nhuyễn các phương thức biểu đạt

D. Sử dụng ngòi bút đậm chất hội họa

Phương pháp giải:

Nhớ lại giá trị nghệ thuật của văn bản

Lời giải chi tiết:

Xây dựng tình huống truyện kịch tính không phải giá trị nghệ thuật của văn bản Hai cây phong

=> Đáp án: B

Câu 6 (0.25 điểm):

Dấu chấm phẩy dùng để làm gì?

A. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạp phức tạp

B. Đánh dấu danh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

C. Thể hiện chỗ lời nói bỏ dở hay ngập ngừng, ngắt quãng

D. A và B đúng

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về chức năng của dấu chấm phẩy

Lời giải chi tiết:

A và B đúng

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.25 điểm):

Thuyết minh là gì?

A. Tả lại vẻ ngoài của đối tượng nào đó

B. Giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

C. Trình bày diễn biến một vụ việc

D. Bảy tỏ quan điểm về đối tượng nào đó

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm thuyết minh

Lời giải chi tiết:

Thuyết minh là giới thiệu những tri thức khách quan, xác thực của hiện tượng, sự vật

=> Đáp án: B

Câu 8 (0.25 điểm):

Chức năng của dấu phẩy trong câu sau:

Chèo có một số loại nhân vật truyền thống với những đặc trưng tính cách riêng như: thư sinh thì nho nhã, điềm đạm; nữ chính: đức hạnh, nết na; nữ lệch: lẳng lơ, bạo dạn; mụ ác: tàn nhẫn, độc địa.

(Ngữ văn 7 tập 2)

A. Kết thúc một câu

B. Thông báo lời hội thoại

C. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

D. Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về chức năng của dấu phẩy

Lời giải chi tiết:

Đánh dấu ranh giới giữa các vế của một câu ghép có cấu tạo phức tạp

=> Đáp án: D

Câu 9 (0.25 điểm):

Dấu chấm phẩy trong câu văn sau được dùng để làm gì?

Cái thằng mèo mướp bệnh hen cò cử quanh năm mà không chết ấy, bữa nay tất đi chơi đâu vắng; nếu có nó ở nhà đã thấy nó rên gừ gừ ở trên đầu ông đồ rau. (Tô Hoài)

A. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

B. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu đơn

C. Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo đơn giản

D. Đánh dấu ranh giới giữa các bộ phận trong một phép liệt kê phức tạp

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về chức năng của dấu chấm phẩy

Lời giải chi tiết:

Đánh dấu ranh giới giữa hai câu ghép có cấu tạo phức tạp

=> Đáp án: A

Câu 10 (0.25 điểm):

Từ mượn là từ như thế nào?

A. Do nhân dân tự sáng tạo ra

B. Được vay mượn từ tiếng nước ngoài

C. Được xuất hiện trong từ điển

D. Không có trong từ điển

Phương pháp giải:

Nhớ lại khái niệm, đặc điểm của từ mượn

Lời giải chi tiết:

Từ mượn là từ được vay mượn từ tiếng nước ngoài

=> Đáp án: B

Câu 11 (0.25 điểm):

Khoanh vào đáp án không chứa từ đồng âm:

A. Đồng sức đồng lòng

B. Bằng mặt nhưng không bằng lòng

C. Chung lưng đấu cật

D. Một nghề cho chín còn hơn chín nghề

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về từ đồng âm

Lời giải chi tiết:

“Chung lưng đấu cật” không chứa từ đồng âm

=> Đáp án: C

Câu 12 (0.25 điểm):

Một biên bản cần đảm bảo yếu tồ gì về mặt nội dung?

A. Ghi chép đầy đủ ngắn gọn về sự việc

B. Nêu đầy đủ diễn biến của sự việc

C. Bảo đảm tính xác thực

D. Tất cả đáp án trên

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức đã học về biên bản

Lời giải chi tiết:

Tất cả đáp án trên

=> Đáp án: D

Phần II (7 điểm)

Câu 1 (2 điểm):

a. Cụm động từ là gì?

b. Tìm các cụm động từ trong những câu sau:

- Em bé đang còn đùa nghịch ở sau nhà

(Em bé thông minh)

- Vua cha yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

(Sơn Tinh, Thủy Tinh)

Phương pháp giải:

Vận dụng kiến thức về cụm động từ

Lời giải chi tiết:

a. Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Nhiều động từ phải có các từ ngữ phụ thuộc đi kèm, tạo thành cụm động từ mới trọn nghĩa.

b. Cụm động từ trong câu

+ Còn đang đùa nghịch ở sau nhà

+ yêu thương Mị Nương hết mực, muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng.

Câu 2 (5 điểm):

Kể lại một câu truyện cổ tích bằng lời của một nhân vật trong truyện.

Phương pháp giải:

Nhớ lại một câu chuyện bất kì và nhập vai kể lại

Lời giải chi tiết:

Bài tham khảo:

 Truyện cổ tích chính là suối nguồn mát lành về lòng nhân hậu và những bài học làm người bao la. Hòa trong dòng chảy mát lành ấy, có tác phẩm Cây vú sữa là câu chuyện khiến em nhớ mãi về sự hi sinh của đấng sinh thành.

     Ngày xưa, có một cậu bé được mẹ cưng chiều nên rất nghịch và ham chơi. Một lần, bị mẹ mắng, cậu vùng vằng bỏ đi. Cậu la cà khắp nơi, mẹ cậu ở nhà không biết cậu ở đâu nên buồn lắm. Ngày ngày mẹ ngồi trên bậc cửa ngóng cậu về. Một thời gian trôi qua mà cậu vẫn không về. Vì quá đau buồn và kiệt sức, mẹ cậu gục xuống và hóa thành một cái cây.

     Một hôm, vừa đói vừa rét, lại bị trẻ lớn hơn đánh, cậu mới nhớ đến mẹ. “Phải rồi, khi mình đói, mẹ vẫn cho mình ăn, khi mình bị đứa khác bắt nạt, mẹ vẫn bên mình, về với mẹ thôi.” Cậu liền tìm đường về nhà. Ở nhà, cảnh vật vẫn như xưa, nhưng không thấy mẹ đâu. Cậu khản tiếng gọi mẹ:

- Mẹ ơi, mẹ đi đâu rồi, con đói quá! - Cậu bé gục xuống, rồi ôm một cây xanh trong vườn mà khóc.

     Kỳ lạ thay, cây xanh bỗng run rẩy. Cây nghiêng cành, một quả to rơi vào tay cậu bé. Cậu bé cắn một miếng thật to. Chát quá! Quả thứ hai rơi xuống. Cậu lột vỏ, cắn vào hạt quả. Cứng quá. Quả thứ ba rơi xuống. Cậu khẽ bóp quanh quanh quả, lớp vỏ mềm dần rồi khẽ nứt ra một kẽ nhỏ. Một dòng sữa trắng sóng sánh trào ra, ngọt thơm như sữa mẹ.

     Cây rung rinh cành lá, thì thào:

- Ăn trái ba lần mới biết trái ngon. Con có lớn khôn mới hay lòng mẹ.

      Cậu oà lên khóc. Mẹ đã không còn nữa. Cậu nhìn lên tán lá, lá một mặt xanh bóng, mặt kia đỏ hoe như mắt mẹ khóc chờ con. Cậu ôm lấy thân cây mà khóc, thân cây xù xì, thô ráp như đôi bàn tay làm lụng của mẹ. Trái cây thơm ngon ở vườn nhà cậu, ai cũng thích. Họ đem về gieo trồng khắp nơi và đặt tên là Cây Vú Sữa.

      “Đi khắp thế gian, không ai tốt bằng mẹ”. Câu chuyện về cây vú sữa đã gửi gắm đến chúng em bài học về đạo làm con và công ơn trời biển của đấng sinh thành. Cảm ơn vườn cổ tích, cảm ơn những câu chuyện nhân văn đã dạy dỗ chúng em nên người trong suốt hành trình lớn lên.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"