Đề thi học kì 2 Văn 6 Cánh diều - Đề số 11

2024-09-14 15:56:28

Đề thi

PHẦN I – ĐỌC HIỂU (6 điểm)

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Đọc sách là sinh hoạt và nhu cầu trí tuệ thường trực của con người có cuộc sống trí tuệ. […] Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa. Và khi không còn nhu cầu đó nữa, thì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng. Đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài. Tôi chỉ muốn thử nêu lên ở đây một đề nghị: Tôi đề nghị các tổ chức thanh niên của chúng ta, bên cạnh những sinh hoạt thường thấy hiện nay, nên có một cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

Gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách. Chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách. Cứ bắt đầu bằng việc rất nhỏ, không quá khó. Việc nhỏ đấy nhưng rất có thể là việc nhỏ khởi đầu một công cuộc lớn.

(Theo Nguyên Ngọc, Một đề nghị, tạp chí Điện tử Tiasang.com.vn, ngày 19-7-2007)

Chọn phương án trả lời đúng nhất và viết chữ cái đứng trước phương án đó vào tờ giấy làm bài.

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm

Câu 2. Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu:

A. Câu thứ nhất
B. Câu thứ hai
C. Câu thứ ba
D. Câu thứ tư

Câu 3. Cho các từ sau, từ nào là từ láy trong văn bản trên?

A. công cuộc
B. trí tuệ
C. đạo đức
D. mòn mỏi

Câu 4. Tác giả thể hiện thái độ gì qua đoạn trích trên?

A. Phê phán việc đọc sách của thanh niên hiện nay
B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách
C. Ca ngợi các sách văn học, nghệ thuật, giải trí
D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách hiện nay

Câu 5. Nội dung chính của văn bản trên là:

A. Phát động phong trào đọc sách
B. Cách đọc sách hiệu quả
C. Vai trò của việc đọc sách
D. Thực trạng của việc đọc sách

Câu 6. Cho các từ sau trong văn bản trên, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. trí tuệ
B. gia đình
C. công cuộc
D. lâu dài

Câu 7. Trong văn bản trên, vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

A. Vì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.
B. Vì đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài.
C. Vì gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách.
D. Vì chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách.

Câu 8. Trong văn bản trên, để phát triển phong trào đọc sách cho các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị điều gì?

A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sách
B. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sách
C. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ
D. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình

Câu 9: Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Câu 10: Hãy chỉ ra những việc làm cụ thể của em để xây dựng thói quen đọc sách hiện nay?

Phần II: Viết (4.0 điểm)

Hiện nay tình trạng nghiện game ở học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện trạng trên.


Đáp án

PHẦN I – ĐỌC HIỂU

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

C

A

D

B

C

D

A

D

 

Câu 1 (0.5 điểm)

Phương thức biểu đạt chính của văn bản trên là:

A. Miêu tả
B. Tự sự
C. Nghị luận
D. Biểu cảm

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản, chú ý ngôn ngữ, lí lẽ, luận điểm

Lời giải chi tiết:

Phương thức biểu đạt: nghị luận

=> Đáp án: C

Câu 2 (0.5 điểm)

Câu chủ đề của đoạn văn trên là câu:

A. Câu thứ nhất
B. Câu thứ hai
C. Câu thứ ba
D. Câu thứ tư

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích và xác định câu chủ đề

Lời giải chi tiết:

Câu chủ đề của đoạn văn là câu thứ nhất

=> Đáp án: A

Câu 3 (0.5 điểm)

Cho các từ sau, từ nào là từ láy trong văn bản trên?

A. công cuộc
B. trí tuệ
C. đạo đức
D. mòn mỏi

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức đã học về từ láy

Lời giải chi tiết:

Từ láy: mòn mỏi

=> Đáp án: D

Câu 4 (0.5 điểm)

Tác giả thể hiện thái độ gì qua đoạn trích trên?

A. Phê phán việc đọc sách của thanh niên hiện nay
B. Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách
C. Ca ngợi các sách văn học, nghệ thuật, giải trí
D. Xem nhẹ lợi ích của việc đọc sách hiện nay

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích, chú ý biểu cảm của người viết

Lời giải chi tiết:

Trân trọng sách, khẳng định lợi ích đọc sách

=> Đáp án: B

Câu 5 (0.5 điểm)

Nội dung chính của văn bản trên là:

A. Phát động phong trào đọc sách
B. Cách đọc sách hiệu quả
C. Vai trò của việc đọc sách
D. Thực trạng của việc đọc sách

Phương pháp:

Đọc kĩ đoạn trích

Lời giải chi tiết:

Nội dung chính: vai trò của việc đọc sách

=> Đáp án: C

Câu 6 (0.5 điểm)

Cho các từ sau trong văn bản trên, từ nào không phải là từ Hán Việt?

A. trí tuệ
B. gia đình
C. công cuộc
D. lâu dài

Phương pháp:

Vận dụng kiến thức đã học về từ Hán Việt

Lời giải chi tiết:

Từ không phải từ Hán Việt: lâu dài

=> Đáp án: D

Câu 7 (0.5 điểm)

Trong văn bản trên, vì sao tác giả cho rằng: “Không đọc sách tức là không còn nhu cầu về cuộc sống trí tuệ nữa”?

A. Vì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.
B. Vì đây là một câu chuyện nghiêm túc, lâu dài và cần được trao đổi, thảo luận một cách cũng rất nghiêm túc, lâu dài.
C. Vì gần đây có một nước đã phát động phong trào trong toàn quốc mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách.
D. Vì chúng ta cũng có thể làm như thế, hoặc vận động mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Vì đời sống tinh thần của con người nghèo đi, mòn mỏi đi, cuộc sống đạo đức cũng mất luôn nền tảng.

=> Đáp án: A

Câu 8 (0.5 điểm)

Trong văn bản trên, để phát triển phong trào đọc sách cho các tổ chức thanh niên, tác giả đã đề nghị điều gì?

A. Vận động đọc sách trong thanh niên từng vùng miền và cả nước, thi đua đọc sách
B. Vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình, tặng sách cho các cá nhân để khuyến khích đọc sách
C. Xây dựng các nhà sách tại trung tâm thương mại, nhà xuất bản bán sách với giá rẻ
D. Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình

Phương pháp:

Đọc kĩ văn bản

Lời giải chi tiết:

Cuộc vận động đọc sách trong thanh niên cả nước; và vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình

=> Đáp án: D

Câu 9 (1.0 điểm)

Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là gì?

Phương pháp:

Nêu suy nghĩ của em

Lời giải chi tiết:

- Theo em “việc nhỏ” và “công cuộc lớn” mà tác giả đề cập đến trong đoạn văn là:

“việc nhỏ”:

vận động từng nhà gây dựng tủ sách gia đình.

mỗi người mỗi ngày đọc lấy 20 dòng sách, đến mỗi người trong mỗi năm đọc lấy một cuốn sách

“công cuộc lớn”: đọc sách trở thành ý thức thành nhu cầu của mỗi người, mỗi gia đình, việc đọc sách trở thành văn hóa của đất nước.

Câu 10 (1.0 điểm)

Hãy chỉ ra những việc làm cụ thể của em để xây dựng thói quen đọc sách hiện nay?

Phương pháp:

Đưa ra ít nhất hai phương án thích hợp về những việc làm cụ thể của bản thân để xây dựng thói quen đọc sách

Lời giải chi tiết:

- Xây dựng tủ sách gia đình, thư viện nhà trường

- Mỗi ngày dành tối thiểu 30 phút đọc sách

PHẦN II – TẬP LÀM VĂN (4 điểm)

Hiện nay tình trạng nghiện game ở học sinh đang diễn ra rất phổ biến. Em hãy viết bài văn nêu suy nghĩ về hiện trạng trên.

Phương pháp:

- Giải thích game, nghiện game là gì?

- Thực trạng hiện tượng HS nghiện game hiện nay.

- Lí giải nguyên nhân và hậu quả của hiện tượng nghiện game ở hs.

- Nêu giải pháp để ngăn chặn hiện tượng này.

Lời giải chi tiết:

1. Mở bài:

- Dẫn dắt và nêu vấn đề: hiện tượng học sinh nghiện game.

- Đưa ra ý kiến của bản thân về vấn đề cần nghị luận: Việc học sinh nghiện game mang đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực.

2. Thân bài:

* Đưa ra những lí lẽ để chứng minh cho quan điểm của bản thân:

- Chơi game quá nhiều khiến học sinh bị xao nhãng khỏi việc học tập:

+ Không có thời gian để học bài, làm bài.

+ Tốn công sức, gây ra sự mệt mỏi khi đến lớp.

+ Gây ra sự tốn kém về tiền của.

- Các tựa game bạo lực khiến học sinh bị ảnh hưởng, gây nên những biến đổi, méo mó về tâm lí và hành động:

+ Thu mình lại, không có sự giao lưu với bạn bè ngoài đời thực.

+ Xa rời, mất kết nối với gia đình.

+ Bắt chước các hành động bạo lực, gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho xã hội.

* Đề xuất giải pháp:

- Có sự giáo dục, dẫn dắt, quan tâm của gia đình và nhà trường ngay từ sớm.

- Bạn bè đồng trang lứa cần quan tâm, định hướng lẫn nhau theo con đường vui chơi lành mạnh.

- Phát triển những thú vui khác: hoạt động ngoại khóa, thể dục thể thao,...

3. Kết bài:

- Khẳng định lại quan điểm của bản thân về vấn đề cần nghị luận.

- Liên hệ mở rộng.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"