Lý thuyết
1. Lý thuyết truyện đồng thoại
Yếu tố | Truyện đồng thoại |
Khái niệm | Là thể loại văn học dành cho thiếu nhi. |
Cốt truyện | Là yếu tố quan trọng của truyện kể, gồm các sự kiện chính được sắp xếp theo một trật tự nhất định; có mở đầu, diễn biến và kết thúc. |
Nhân vật | Thường là loài vật hoặc đồ vật được nhân hóa. Chúng vừa phản ánh đặc điểm sinh hoạt của loài vật vừa thể hiện đặc điểm con người. |
Người kể chuyện | Là nhân vật do nhà văn tạo ra để kể lại câu chuyện. Người kể chuyện có thể trực tiếp xuất hiện trong tác phẩm, xưng “tôi” (người kể chuyện ngôi thứ nhất), kể về những gì mình chứng kiến hoặc tham gai. Người kể chuyện cũng có thể “giấu mình (người kể chuyện ngôi thứ ba), không tham gia vào câu chuyện nhưng lại có khả năng “biết hết” mọi chuyện. |
Lời người kể chuyện | Đảm nhận việc thuật lại các sự việc trong câu chuyện, bao gồm cả việc thuật lại mọi hoạt động của nhân vật và miêu tả bối cảnh không gian, thời gian của các sự việc, hoạt động ấy. |
Lời nhân vật | Là lời nói trực tiếp của nhân vật (đối thoại, độc thoại), có thể được trình bày tách riêng hoặc xen lẫn với lời người kể chuyện |
2. Lý thuyết về truyện kể, truyện ngắn
Yếu tố | Truyện kể | Truyện ngắn |
Khái niệm | Là dẫy sự kiện, tình huống và xung đột (các hành vi, vị thế, bao gồm cả vị thế mâu thuẫn, và trạng thái của các nhân vật) | Thường là các câu chuyện kể bằng văn xuôi và có xu hướng ngắn gọn, súc tích và hàm nghĩa hơn các câu truyện dài như tiểu thuyết. |
Đặc điểm | Biểu hiện qua lối văn trần thuật | Có độ dài chỉ từ vài dòng đến vài chục trang |
Nhân vật | - Ngoại hình: dáng vẻ bề ngoài của nhân vật (thân hình, gương mặt, ánh mắt, làn da, mái tóc, trang phục,…) - Hành động: những cử chỉ, việc làm thể hiện cách ứng xử của nahan vật với bản thân và thế giới xung quan - Ngôn ngữ: lời nói của nhân vật, được xây dựng ở cả hai hình thức đối thoại và độc thoại - Thế giới nội tâm: những cảm xúc, tình cảm, suy nghĩ của nhân vật |
3. Khái quát nội dung chính các văn bản
Văn bản | Tác giả | Xuất xứ | Nội dung chính | Giá trị nghệ thuật |
Bài học đường đời đầu tiên | Tô Hoài (1920-2014) | - “Bài học đường đời đầu tiên” (tên do người biên soạn đặt) trích từ chương I của “Dế Mèn phiêu lưu kí” - “Dế Mèn phiêu lưu kí” được in lần đầu năm 1941 | Bài văn miêu tả Dế Mèn có vẻ đẹp cường tráng của tuổi trẻ nhưng tính nết còn kiêu căng, xốc nổi. Do bày trò trêu chọc chị Cốc nên đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt, Dế Mèn hối hận và rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình. | - Cách kể chuyện theo ngôi thứ nhất tự nhiên, hấp dẫn. - Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. |
Giọt sương đêm | Trần Đức Tiến (1953) | Văn bản được in trong Xóm Bờ Giậu, NXB Kim Đồng, 2018. | Qua câu chuyện của những loài vật và đặc biệt là Bọ Dừa, tác giả vừa khắc họa thành công những đặc trưng của loài vật vừa thể hiện lời nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống xô bồ mà quên mất quê hương mình. | - Truyện đồng thoại nhân cách hóa các loài vật kết hợp các biện pháp tu từ so sánh, liệt kê, điệp từ. - Nghệ thuật miêu tả loài vật sinh động, đặc sắc. - Ngôn ngữ chính xác, giàu tính tạo hình. |
Cô gió mất tên | Xuân Quỳnh (1942 - 1988) | In trong tập Những câu chuyện hay viết cho thiếu nhi, NXB Kim Đồng, 2014 | Câu chuyện Cô gió mất tên kể về cuộc hành trình đi làm việc tốt giúp đời của cô Gió và quá trình tìm lại tên của chính cô. Qua câu chuyện, chúng ta có thể rút ra được bài học về cách làm việc tốt. Những việc tốt mà chúng ta làm, dù có được nhìn thấy hay không thì cũng sẽ khiến cho bản thân vui vẻ nhẹ nhàng hơn và nhận được sự yêu quý từ mọi người. | Truyện đồng thoại với lối nhân cách hóa các sự vật trong cuộc sống kết hợp các biện pháp tu từ điệp, liệt kê. |
Gió lạnh đầu mùa | Thạch Lam (1910 – 1942) | Trích trong tập Gió lạnh đầu mùa, in trong Văn chương Tự lực văn đoàn, tập ba, NXB giáo dục, Hà Nội, 2001 | Qua câu chuyện cho áo và cho vay tiền mua áo, Thạch Lam ca ngợi những tấm lòng thơm thảo thương yêu nhau, giúp đỡ nhau trong cảnh bần hàn. | Nghệ thuật tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm tinh tế cùng các thủ pháp đối lập, miêu tả tâm lí xuất sắc. |
Tuổi thơ tôi | Nguyễn Nhật Ánh (7/5/1955) | Văn bản được in trong Sương khói quê nhà, 2012. | Tuổi thơ tôi là những hồi ức của nhân vật tôi về Lợi và chú dế lửa. Qua câu chuyện đáng tiếc ấy, tác giả nhắn nhủ mọi người cần có sự cảm thông, sẻ chia trong cuộc sống. | - Thể loại hồi kí cùng với sự kết hợp của kết cấu truyện lồng trong truyện cùng hệ thống từ ngữ gần gũi, phù hợp với đối tượng lời nói. - Nghệ thuật phân tích tâm lý nhân vật, đặc biệt là nhân vật trẻ em, khiến câu chuyện diễn ra sinh động, ấn tượng. |
Con gái của mẹ | Thái Bá Dũng | Trích trong báo Tuổi trẻ, số ra ngày 24/8/2019 | Con gái của mẹ là những tâm sự của mẹ con chị Nguyễn Thị Thu Hà về "quả ngọt" cho quá trình trưởng thành vất vả, khó khăn nhưng nỗ lực không ngừng của Lam Anh. Qua đó có thể thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, đáng trân trọng. | Bài báo ghi lại những cảm xúc chân thực về quãng thời gian khổ cực, nỗ lực phấn đấu của hai mẹ con. |
Chiếc lá cuối cùng | O. Henry (1862-1910) | Văn bản được trích trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, NXB Văn học, Hà Nội, 1983 | Truyện ca ngợi tình yêu thương cao cả giữa những con người nghèo khổ. Tôn vinh giá trị, sức mạnh của nghệ thuật chân chính mang đến niềm vui và hạnh phúc cho con người. | - Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn. - Nghệ thuật đảo ngược tình huống truyện hai lần đã tạo ra hứng thú với người đọc. |
Góc nhìn | Dân gian nước ngoài | Trích từ Hạt giống tâm hồn, tập 8, NXB Tổng hợp tp. Hồ Chí Minh, 2016 | Văn bản đã đưa ra các ý kiến khác nhau dựa trên góc nhìn khác nhau của nhà vua và người hầu. Từ đó hướng con người có cái nhìn thấu đáo trong mọi khía cạnh của đời sống. | Truyện ngắn với những hình ảnh ẩn dụ biểu tượng: chân đau, con đường gập ghềnh... |
Lẵng quả thông | Công-xơ-tan-tin Gi-ô-rơ-gi-e-vich Pao-tốp-xơ-ki (1892-1968) | Trích từ tác phẩm Bình minh mưa, NXB Văn học, 2017 | Truyện ngắn tái hiện lại buổi hòa nhạc và bật mí món quà bất ngờ của cô gái, qua đó nêu lên cảm xúc hạnh phúc, sự biết ơn của Dany đối với cuộc sống. | Cốt truyện dàn dựng chu đáo, tình tiết sắp xếp khéo léo, hấp dẫn |
Con muốn làm một cái cây | Võ Thu Hương (1983) | Văn bản trích trong “Góc nhỏ yêu thương”, NXB Kim Đồng, 2018 | Thông qua việc trồng cây ổi, truyện đã thể hiện tình yêu của người lớn dành cho Bum và những khoảnh khắc hạnh phúc trong ngôi nhà ấm cúng. | - Cách kể chuyện nhẹ nhàng, lắng đọng, nhiều dư âm. - Hình ảnh gần gũi, quen thuộc. |
Cô bé bán diêm | An-đéc-xen (1805 – 1875) | Trích trong tác phẩm Cô bé bán diêm | Tình cảnh đáng thương của cô bé bán diêm nghèo khổ, qua đó thể hiện niềm xót thương, đồng cảm của tác giả với những con người bất hạnh. | - Trí tưởng tượng bay bổng. - Đan xen yếu tố thật và mộng tưởng. - Kết hợp tự sự, miêu tả, biểu cảm. |
Và tôi nhớ khói | Đỗ Bích Thúy (1975) | Trích trong Tôi đã trở về trên núi cao, bộ sách Hạt giống tâm hồn, NXB Hội nhà văn, 2018 | Văn bản tái hiện lại những hồi ức của tác giả về thời thơ ấu đầy ắp kỉ niệm của cuộc sống nơi miền núi với hương khói quen thuộc, từ đó làm nổi bật tình yêu quê hương, đất nước, con người nơi tác giả. | - Ngôn ngữ phong phú, giàu hình ảnh. - Có sự kết hợp hài hòa giữa cảm xúc và trí tuệ, chủ quan và khách quan. Chủ quan là sự trải nghiệm của bản thân. Khách quan là đối tượng miêu tả - làn khói nơi quê nhà. |
Hai cây phong | Ai-tơ-ma-tốp (1928–2008) | Hai cây phong là phần đầu truyện Người thầy đầu tiên. | Đoạn trích miêu tả hai cây phong với ngòi bút sắc bén đậm chất hội họa và đong đầy cảm xúc. Qua đó truyền cho chúng ta tình yêu quê hương da diết và niềm xúc động đặc biệt vì hai cây phong gắn với câu chuyện về người thầy- người đã vun trồng những ước mơ cho những đứa học trò của mình | - Lựa chọn ngôi kể, người kể tạo nên hai mạch kể lồng ghép độc đáo. - Sự kết hợp giữa miêu tả, biểu cảm với ngòi bút đậm chất hội họa, truyền sự rung cảm đến người đọc. - Nghệ thuật nhân hóa với những liên tưởng tác bạo đầy chất thơ tại nên sức hấp đẫn cho văn bản. |
Đề bài
Câu 1: Dế Choắt trước khi chết đã nói gì với Dế Mèn?
A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân
B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân
C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng vạ vào mình
D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình
Câu 2: Tác phẩm Giọt sương đêm gửi đến chúng ta bài học gì?
A. Yêu thương con người là món quà quý giá của tạo hóa
B. Tất cả muôn loài đều xứng đáng được yêu thương
C. Cuộc sống có ước mơ là cuộc sống ý nghĩa
D. Đừng vì cuộc sống làm ăn xô bồ mà quên đi quê hương của mình
Câu 3: Trong văn bản Cô gió mất tên, thái độ của mọi người đối với cô gió như thế nào?
A. Yêu quý
B. Sợ hãi
C. Không quan tâm
D. Chê cười
Câu 4: Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa?
A. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn
B. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm
C. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau
D. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn
Câu 5: Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến như thế nào?
A. Từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối
B. Từ ghen ghét, khó chịu đến vui sướng, hả hê
C. Từ tức giận đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối
D. Từ nặng lòng, hối hận, tiếc nuối đến hả hê, vui sướng
Câu 6: Trong văn bản Con gái của mẹ, người mẹ hiện lên với hoàn cảnh như thế nào?
A. Người phụ nữ nghèo, mẹ đơn thân
B. Người phụ nữ quyền quý, cao sang
C. Người phụ nữ thông minh, giỏi giang
D. Người phụ nữ lang thang, không nơi nương tựa
Câu 7: Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào đối với Giôn-xi?
A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa
B. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa
C. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô
D. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ
Câu 8: Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn là gì?
A. Có nhiều tiền mới mua được mọi thứ
B. Muốn hiểu biết rộng phải đi nhiều nơi
C. Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu
D. Phải có mục đích sống để đạt được ước mơ của mình
Câu 9: Trong văn bản Lẵng quả thông, bản nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng Đa-ni có ý nghĩa gì với Đa-ni?
A. Giúp Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí
B. Giúp Đa-ni cảm thấy đủ đầy và giàu có hơn
C. Giúp Đa-ni yêu âm nhạc và nghệ thuật nhiều hơn
D. Giúp Đa-ni chăm chỉ học tập và sáng tạo nhiều hơn
Câu 10: Trong văn bản Con muốn làm một cái cây, bé Bum đã có thái độ như thế nào đối với cây ổi ông trồng?
A. Thích ăn ổi nhưng muốn được ông trồng thêm cây khác
B. Yêu quý, tự hào và luôn khoe về cây
C. Không quan tâm đến cây
D. Buồn vì cây ổi không kết quả
Câu 11: Các chi tiết “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm… nhất định là cha em sẽ đánh em”, “bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu” cho biết những điều gì về cô bé bán diêm?
A. Em có một hoàn cảnh nghèo khổ
B. Em luôn bị người người cha hành hạ, đánh đập
C. Em phải sống cô đơn, thiếu thốn tình cảm
D. Cả 3 đáp án trên
Câu 12: Trong văn bản Và tôi nhớ khói, tại sao khi thấy khói bếp bay lên, những đứa trẻ chăn trâu lại vội vã về nhà?
A. Vì khói nhắc nhở chúng về những bữa cơm đang nấu
B. Vì khói dự báo trời sắp mưa
C. Vì khói là tín hiệu cha mẹ gọi trẻ về
D. Vì trâu đã đến lúc đói bụng
Câu 13: Đâu là nhận xét đúng nhất về những đứa trẻ trong văn bản Hai cây phong?
A. Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong
B. Yêu thiên nhiên và làng quê
C. Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm
D. Tất cả đáp án trên
Hướng dẫn giải
1 - C | 2 - D | 3 - A | 4 - B | 5 - C |
6 - A | 7 - C | 8 - C | 9 - A | 10 - B |
11 - D | 12 - A | 13 - D |
Câu 1:
Dế Choắt trước khi chết đã nói gì với Dế Mèn? A. Ở đời không được ngông cuồng, dại dột sẽ chuốc họa vào thân B. Ở đời phải cẩn thận khi nói năng, nếu không sớm muộn cũng mang vạ vào thân C. Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng vạ vào mình D. Ở đời phải trung thực, tự tin, không sớm thì muộn cũng mang vạ vào mình |
Phương pháp:
Nhớ lại nội dung truyện
Lời giải chi tiết:
Dế Choắt trước khi chết nói với Dế Mèn: “Ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ thì sớm muộn cũng mang vạ vào mình
=> Đáp án: C
Câu 2:
Tác phẩm Giọt sương đêm gửi đến chúng ta bài học gì? A. Yêu thương con người là món quà quý giá của tạo hóa B. Tất cả muôn loài đều xứng đáng được yêu thương C. Cuộc sống có ước mơ là cuộc sống ý nghĩa D. Đừng vì cuộc sống làm ăn xô bồ mà quên đi quê hương của mình |
Phương pháp:
Từ nội dung văn bản, suy nghĩ và trả lời
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của câu truyện: Tác phẩm nhắc nhở con người đừng vì cuộc sống làm ăn xô bồ mà quên đi quê hương của mình
=> Đáp án: D
Câu 3:
Trong văn bản Cô gió mất tên, thái độ của mọi người đối với cô gió như thế nào? A. Yêu quý B. Sợ hãi C. Không quan tâm D. Chê cười |
Phương pháp:
Từ nội dung văn bản, suy nghĩ và trả lời
Lời giải chi tiết:
Các nhân vật trong truyện vô cùng yêu quý cô gió
=> Đáp án: A
Câu 4:
Đâu là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa? A. Chị em Sơn chơi đùa cùng bạn B. Sơn tặng Hiên chiếc áo ấm C. Mẹ Sơn và mẹ Hiên nói chuyện với nhau D. Cuộc nói chuyện giữa hai mẹ con Sơn |
Phương pháp:
Em xem lại văn bản và xem xét sự việc nào quyết định đến tư tưởng truyện
Lời giải chi tiết:
Sơn tặng áo ấm cho Hiên là sự việc trung tâm của truyện Gió lạnh đầu mùa
=> Đáp án: B
Câu 5:
Trong văn bản Tuổi thơ tôi, cảm xúc của các bạn cùng lớp trong câu chuyện chọc ghẹo Lợi diễn biến như thế nào? A. Từ tức giận đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối B. Từ ghen ghét, khó chịu đến vui sướng, hả hê C. Từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối D. Từ nặng lòng, hối hận, tiếc nuối đến hả hê, vui sướng |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Cảm xúc của đám bạn: từ hả hê, vui sướng đến nặng lòng, hối hận, tiếc nuối
=> Đáp án: C
Câu 6:
Trong văn bản Con gái của mẹ, người mẹ hiện lên với hoàn cảnh như thế nào? A. Người phụ nữ nghèo, mẹ đơn thân B. Người phụ nữ quyền quý, cao sang C. Người phụ nữ thông minh, giỏi giang D. Người phụ nữ lang thang, không nơi nương tựa |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Trong văn bản Con gái của mẹ, người mẹ hiện lên với hoàn cảnh nghèo khó và một mình nuôi con
=> Đáp án: A
Câu 7:
Trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng, chiếc lá cuối cùng rụng hay không rụng có ý nghĩa như thế nào đối với Giôn-xi? A. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ không tiếp tục vẽ nữa B. Cô không còn muốn quan tâm đến chiếc lá cuối cùng nữa C. Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của cô D. Nếu chiếc lá ấy rụng thì cô sẽ rất đau khổ |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Chiếc lá rụng hay không sẽ quyết định số phận của Giôn-xi
=> Đáp án: C
Câu 8:
Thông điệp được gửi gắm trong văn bản Góc nhìn là gì? A. Có nhiều tiền mới mua được mọi thứ B. Muốn hiểu biết rộng phải đi nhiều nơi C. Nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu D. Phải có mục đích sống để đạt được ước mơ của mình |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Văn bản gửi gắm thông điệp về góc nhìn của mỗi người trong cuộc sống và đưa ra bài học nên nhìn cuộc sống bằng nhiều khía cạnh để chọn giải pháp tối ưu
=> Đáp án: C
Câu 9:
Trong văn bản Lẵng quả thông, bản nhạc E-đơ-va Gờ-ríc tặng Đa-ni có ý nghĩa gì với Đa-ni? A. Giúp Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí B. Giúp Đa-ni cảm thấy đủ đầy và giàu có hơn C. Giúp Đa-ni yêu âm nhạc và nghệ thuật nhiều hơn D. Giúp Đa-ni chăm chỉ học tập và sáng tạo nhiều hơn |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản và hiểu nội dung văn bản
Lời giải chi tiết:
Bản nhạc đã giúp Đa-ni khám phá cuộc đời, yêu cuộc đời và sống một cuộc đời không uổng phí
=> Đáp án: A
Câu 10:
Trong văn bản Con muốn làm một cái cây, bé Bum đã có thái độ như thế nào đối với cây ổi ông trồng? A. Thích ăn ổi nhưng muốn được ông trồng thêm cây khác B. Yêu quý, tự hào và luôn khoe về cây C. Không quan tâm đến cây D. Buồn vì cây ổi không kết quả |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Bé Bum đã vô cùng yêu quý cây ổi mà ông nội dành cho mình
=> Đáp án: B
Câu 11:
Các chi tiết “chui rúc trong một xó tối tăm”, “luôn nghe những lời mắng nhiếc chửi rủa”, “em không thể nào về nhà nếu không bán được ít bao diêm… nhất định là cha em sẽ đánh em”, “bà em, người hiền hậu độc nhất đối với em, đã chết từ lâu” cho biết những điều gì về cô bé bán diêm? A. Em có một hoàn cảnh nghèo khổ B. Em luôn bị người người cha hành hạ, đánh đập C. Em phải sống cô đơn, thiếu thốn tình cảm D. Cả 3 đáp án trên |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Các chi tiết trên cho thấy hoàn cảnh cô đơn, khổ cực, đáng thương của cô bé
=> Đáp án: D
Câu 12:
Trong văn bản Và tôi nhớ khói, tại sao khi thấy khói bếp bay lên, những đứa trẻ chăn trâu lại vội vã về nhà? A. Vì khói nhắc nhở chúng về những bữa cơm đang nấu B. Vì khói dự báo trời sắp mưa C. Vì khói là tín hiệu cha mẹ gọi trẻ về D. Vì trâu đã đến lúc đói bụng |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
Nhìn thấy khói, những đứa trẻ chăn trâu hiểu rằng giờ cơm đã tới, khiến chúng nhớ cơm, thèm cơm và trở về nhà
=> Đáp án: A
Câu 13:
Đâu là nhận xét đúng nhất về những đứa trẻ trong văn bản Hai cây phong? A. Có một nỗi nhớ mãnh liệt với hai cây phong B. Yêu thiên nhiên và làng quê C. Có trí tưởng tượng rất phong phú, tâm hồn nhạy cảm D. Tất cả đáp án trên |
Phương pháp:
Đọc kĩ văn bản
Lời giải chi tiết:
=> Đáp án: D