Đề bài
Câu 1: Quá trình phân chia diễn ra, từ 1 tế bào sẽ tạo thành:
A. 2 tế bào B. 3 tế bào C. 5 tế bào D. 6 tế bào
Câu 2: Một quyển sách 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau nên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng?
A. Hai vật có cùng trọng lượng. B. Hai vật có cùng thể tích.
C. Hai vật có cùng khối lượng. D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật.
Câu 3: Chọn đáp án sai?
A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng.
B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J).
C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực.
D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao.
Câu 4: Loài thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại?
A. Ruồi B. Mèo rừng C. Thỏ D. Ong mắt đỏ
Câu 5: Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Người thợ đóng cọc xuống đất B. Viên đá rơi
C. Nam châm hút viên bi sắt D. Cả B và C đều đúng
Câu 6: Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm?
A. 10 – 20 ngày B. 15 – 30 ngày
C. 1 – 2 năm D. không phân chia nữa
Câu 7: Trong các hình ảnh sau, hình ảnh nào dưới đây cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hình b B. Hình c C. Hình b và c D. Hình a và d
Câu 8: Mô liên kết ở người có chức năng:
A. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. B. Co, dãn, tạo nên sự vận động.
C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể D. Cả ba đáp án trên.
Câu 9: Virus được phát hiện lần đầu tiên từ cây gì?
A. Cây đậu B. Cây thuốc lá C. Cây xương rồng D. Cây dâu tằm
Câu 10: Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bảo quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì?
A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát.
B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối.
C. Phóng to các tế bào vi khuẩn dễ quan sát.
D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối.
Câu 11: Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu?
A. Trao đổi khoáng. B. Hô hấp
C. Quang hợp D. Thoát hơi nước
Câu 12: Môi trường có sự đa dạng sinh học lớn nhất là:
A. Núi tuyết B. Rừng lá kim C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc
Câu 13: Ý nghĩa của việc xây dựng khóa lưỡng phân là:
A. Để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao.
B. Giúp phân biệt các đặc tính khái quát của sinh vật.
C. Giúp cho việc nghiên cứu có trật tự hiệu quả hơn.
D. Cả ba đáp án trên đều đúng.
Câu 14: Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là:
A. Lực đẩy B. Lực tiếp xúc
C. Lực không tiếp xúc D. Lực ma sát
Câu 15: Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nhóm Thân mềm?
A. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc.
B. Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước.
C. Đại điện là trai, ốc, hến, sò …
D. Đều là những sinh vật có lợi, cung cấp thức ăn.
Câu 16: Loại nấm không thể quan sát được bằng mắt thường là:
A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm men D. Nấm sò
Câu 17: Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao và phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn?
A. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ.
B. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt.
C. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ.
D. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt.
Câu 18: Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta?
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
(3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn.
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4)
Câu 19: Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả?
A. Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy.
B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí.
C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự chát ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng.
D. Cả ba ý trên đều đúng.
Câu 20: Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn?
A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người.
D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Đáp án
1. A | 2. B | 3. A | 4. D | 5. A |
6. D | 7. D | 8. A | 9. B | 10. A |
11. C | 12. C | 13. D | 14. C | 15. D |
16. C | 17. A | 18. C | 19. D | 20. C |
Câu 1:
Quá trình phân chia diễn ra, từ 1 tế bào sẽ tạo thành: A. 2 tế bào B. 3 tế bào C. 5 tế bào D. 6 tế bào |
Phương pháp giải:
Quá trình phân chia diễn ra, từ 1 tế bào sẽ tạo thành 2 tế bào con.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 2:
Một quyển sách 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau nên mặt bàn. Nhận xét nào sau đây là không đúng? A. Hai vật có cùng trọng lượng. B. Hai vật có cùng thể tích. C. Hai vật có cùng khối lượng. D. Có lực hấp dẫn giữa hai vật. |
Lời giải chi tiết:
Một quyển sách 100g và một quả cân bằng sắt 100g đặt gần nhau trên mặt bàn => có cùng khối lượng là 100g, có cùng trọng lượng là 1N, có lực hấp dẫn giữa chúng và có thể tích khác nhau.
Chọn B.
Câu 3:
Chọn đáp án sai? A. Một số quá trình biến đổi tự nhiên không nhất thiết phải cần tới năng lượng. B. Đơn vị của năng lượng trong hệ SI là jun (J). C. Năng lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực. D. Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao. Gió càng mạnh, lực nâng diều lên càng cao. |
Lời giải chi tiết:
Mọi quá trình biến đổi trong tự nhiên đều cần tới năng lượng => A sai.
Đơn vị của năng lượng là jun (J) => B đúng.
Năng lượng là đại lượng đặc trưng cho khả năng tác dụng lực => C đúng.
Năng lượng từ gió truyền lực lên diều, nâng diều bay cao, gió càng mạnh thì lực nâng diều càng cao => D đúng.
Chọn A.
Câu 4:
Loài thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại? A. Ruồi B. Mèo rừng C. Thỏ D. Ong mắt đỏ |
Phương pháp giải:
Thiên địch sử dụng đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng của sinh vật gây hại lầ ong mắt đỏ.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 5:
Trong các hoạt động sau, hoạt động nào xuất hiện lực tiếp xúc? A. Người thợ đóng cọc xuống đất B. Viên đá rơi C. Nam châm hút viên bi sắt D. Cả B và C đều đúng |
Phương pháp giải:
Người thợ đóng cọc xuống đất xuất hiện lực tiếp xúc.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 6:
Tế bào thần kinh sau khi hình thành bao lâu sẽ phân chia thêm? A. 10 – 20 ngày B. 15 – 30 ngày C. 1 – 2 năm D. không phân chia nữa |
Phương pháp giải:
Tế bào thần kinh của cơ thể sẽ không bao giờ phân chia từ khi sinh ra đến khi chết đi.
Lời giải chi tiết:
Chọn D.
Câu 7:
Trong các hình ảnh sau, hình ảnh nào dưới đây cho thấy xuất hiện lực tiếp xúc?
A. Hình b B. Hình c C. Hình b và c D. Hình a và d |
Lời giải chi tiết:
Từ hình vẽ ta thấy:
Ở hình a và d: tay tiếp xúc trực tiếp với vật => là lực tiếp xúc.
Ở hình b và c: hai vật chưa tiếp xúc nhau => là lực không tiếp xúc.
Chọn D.
Câu 8:
Mô liên kết ở người có chức năng: A. Nâng đỡ, liên kết các cơ quan. B. Co, dãn, tạo nên sự vận động. C. Bao bọc và bảo vệ cơ thể D. Cả ba đáp án trên. |
Phương pháp giải:
Mô liên kết ở người có chức năng nâng đỡ, liên kết các cơ quan.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 9:
Virus được phát hiện lần đầu tiên từ cây gì? A. Cây đậu B. Cây thuốc lá C. Cây xương rồng D. Cây dâu tằm |
Phương pháp giải:
Virus lần đầu tiên được phát hiện từ cây thuốc lá.
Lời giải chi tiết:
Chọn B.
Câu 10:
Bước nhuộm xanh methylene khi làm tiêu bảo quan sát vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối có ý nghĩa gì? A. Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm dễ quan sát. B. Làm tăng số lượng vi khuẩn trong nước dưa muối, cà muối. C. Phóng to các tế bào vi khuẩn dễ quan sát. D. Làm tiêu diệt các sinh vật khác trong nước dưa muối, cà muối. |
Phương pháp giải:
Vi khuẩn bắt màu thuốc nhuộm xanh methylene nên để quan sát dễ hơn trước khi quan sát vi khuẩn trong dưa muối, cà muối người ta nhuộm tiêu bản bằng xanh methylene.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 11:
Hoạt động nào của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu? A. Trao đổi khoáng. B. Hô hấp C. Quang hợp D. Thoát hơi nước |
Phương pháp giải:
Hoạt động quang hợp của cây xanh giúp bổ sung vào bầu khí quyển lượng khí oxygen mất đi do hô hấp và đốt cháy nhiên liệu.
Lời giải chi tiết:
Chọn C.
Câu 12:
Môi trường có sự đa dạng sinh học lớn nhất là: A. Núi tuyết B. Rừng lá kim C. Rừng nhiệt đới D. Hoang mạc |
Phương pháp giải:
Đa dạng sinh học biểu thị rõ nét nhất ở số lượng loài sinh vật.
Lời giải chi tiết:
Môi trường có sự đa dạng sinh học lớn nhất là rừng nhiệt đới.
Chọn C.
Câu 13:
Ý nghĩa của việc xây dựng khóa lưỡng phân là: A. Để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao. B. Giúp phân biệt các đặc tính khái quát của sinh vật. C. Giúp cho việc nghiên cứu có trật tự hiệu quả hơn. D. Cả ba đáp án trên đều đúng. |
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết phần khóa lưỡng phân.
Lời giải chi tiết:
Việc sắp xếp như vậy có ý nghĩa: để tập hợp các cá thể thành các nhóm, từ thấp đến cao, các cấp phân loại càng lớn càng có các đặc tính khái quát hơn, giúp cho việc nghiên cứu có trật tự và hiệu quả hơn.
Chọn D.
Câu 14:
Lực xuất hiện khi lấy một chiếc thước nhựa khô và sạch cọ xát vào mảnh vải dạ hoặc len khô rồi đưa lại gần các vụn giấy mỏng là: A. Lực đẩy B. Lực tiếp xúc C. Lực không tiếp xúc D. Lực ma sát |
Lời giải chi tiết:
Thước sau khi cọ xát sẽ hút các mẩu giấy, lực này là không tiếp xúc.
Chọn C.
Câu 15:
Đặc điểm nào sau đây không đúng khi nói về nhóm Thân mềm? A. Cơ thể mềm, thường có vỏ đá vôi bao bọc. B. Số lượng loài lớn, khác nhau về hình dạng, kích thước. C. Đại điện là trai, ốc, hến, sò … D. Đều là những sinh vật có lợi, cung cấp thức ăn. |
Lời giải chi tiết:
Thân mềm có một số loài có hại như ốc sên, ốc bươu vàng …
Chọn D.
Câu 16:
Loại nấm không thể quan sát được bằng mắt thường là: A. Nấm hương B. Nấm bụng dê C. Nấm men D. Nấm sò |
Phương pháp giải:
Nấm men là nấm đơn bào có kích thước nhỏ nên không thể quan sát được bằng mắt thường.
Lời giải chi tiết:
Chọn C
Câu 17:
Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ, bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được. Tại sao và phải làm thế nào để xe thoát khỏi vũng bùn? A. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát nghỉ. B. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần tăng lực ma sát trượt. C. Do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát nghỉ. D. Do lực ma sát trượt giữa lốp xe và mặt đường chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi. Cần giảm lực ma sát trượt. |
Phương pháp giải:
Xe ô tô bị sa lầy. Máy vẫn nổ bánh xe vẫn quay nhưng xe không dịch chuyển được là do lực ma sát nghỉ giữa lốp xe và mặt đường rất nhỏ, chưa đủ mạnh để đẩy được xe đi.
Để xe có thể thoát khỏi vũng bùn thì phải tăng lực ma sát nghỉ bằng cách đổ cát, đá, gạch vnj vào.
Lời giải chi tiết:
Chọn A.
Câu 18:
Việc phân loại thế giới sống có ý nghĩa gì đối với chúng ta? (1) Gọi đúng tên sinh vật. (2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại. (3) Thấy được vai trò của sinh vật trong tự nhiên và thực tiễn. (4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới. A. (1), (2), (3) B. (2), (3), (4) C. (1), (2), (4) D. (1), (3), (4) |
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết phần sự cần thiết của việc phân loại thế giới sống.
Lời giải chi tiết:
Ý nghĩa của phân loại thế giới sống:
(1) Gọi đúng tên sinh vật.
(2) Đưa sinh vật vào đúng nhóm phân loại.
(4) Nhận ra sự đa dạng của sinh giới.
Chọn C.
Câu 19:
Làm thế nào để sử dụng nhiên liệu hiệu quả? A. Cung cấp đủ oxi hoặc không khí cho sự cháy. B. Tăng diện tích tiếp xúc của nhiên liệu với không khí. C. Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự chát ở mức độ cần thiết phù hợp với nhu cầu sử dụng. D. Cả ba ý trên đều đúng. |
Lời giải chi tiết:
Biện pháp sử dụng nhiên liệu an toàn, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững:
- Duy trì các điều kiện thuận lợi cho sự cháy, cung cấp đủ không khí, tăng diện tích tiếp xúc giữa nhiên liệu và không khí.
- Điều chỉnh lượng nhiên liệu để duy trì sự cháy ở mức độ cần thiết, phù hợp với nhu cầu sử dụng.
- Tăng cường sử dụng nhiên liệu có thể tái tạo và ít ảnh hưởng đến môi trường, sức khỏe con người …
Chọn D.
Câu 20:
Phát biểu nào dưới đây không đúng khi nói về vai trò vi khuẩn? A. Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến. B. Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh. C. Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và đời sống con người. D. Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng. |
Phương pháp giải:
Xem lại lí thuyết vai trò của vi khuẩn.
Lời giải chi tiết:
Vi khuẩn có vai trò:
- Nhiều vi khuẩn có ích được sử dụng trong nông nghiệp và công nghiệp chế biến.
- Vi khuẩn được sử dụng trong sản xuất vaccine và thuốc kháng sinh.
- Vi khuẩn giúp phân hủy các chất hữu cơ thành các chất vô cơ để cây sử dụng.
Mọi vi khuẩn đều có lợi cho tự nhiên và con người là sai vì vi khuẩn cũng có một số tác hại như làm ôi thiu thức ăn, gây bệnh cho con người.
Chọn C.