1. Một số lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ thế giới
- Khi vẽ bản đồ, để chuyển bề mặt cong của Trái Đất sang mặt phẳng phải thu nhỏ bề mặt Trái Đất lên quả Địa Cầu rồi chuyển lên mặt phẳng thông qua các phép chiếu bản đồ.
- Tùy theo mục đích, yêu cầu của việc xây dựng bản đồ, vị trí, quy mô và hình dạng lãnh thổ để lựa chọn phép chiếu bản đồ phù hợp.
- Với mỗi phép chiếu bản đồ, lưới kinh vĩ tuyến có đặc điểm khác nhau.
2. Kí hiệu bản đồ và chú giải bản đồ
- Kí hiệu bản đồ:
+ 3 loại: kí hiệu điểm, kí hiệu đường và kí hiệu diện tích.
+ 3 dạng: kí hiệu hình học, kí hiệu chữ và kí hiệu tượng hình.
- Chú giải bản đồ: gồm hệ thống kí hiệu và giải thích ý nghĩa của các kí hiệu đó để người sử dụng đọc được nội dung bản đồ.
- Đối với bản đồ địa hình: sử dụng đường đồng mức/thang màu để thể hiện địa hình trên bề mặt Trái Đất.
3. Tỉ lệ bản đồ
- Là yếu tố để xác định mức độ thu nhỏ khoảng cách khi chuyển từ thực tế sang thể hiện trên mặt phẳng bản đồ.
- 3 loại:
- Tính khoảng cách trên bản đồ dựa vào tỉ lệ bản đồ:
+ Tính khoảng cách thực tế giữa 2 điểm trên bản đồ: căn cứ vào tỉ lệ bản đồ.
+ Tính khoảng cách theo đường thẳng (đường chim bay) giữa 2 điểm: dùng compa/thước kẻ/mảnh giấy có cạnh thẳng.
4. Phương hướng trên bản đồ
- Các hướng chính trên bản đồ:
- 2 cách xác định phương hướng trên bản đồ: dựa vào các đường kinh tuyến, vĩ tuyến hoặc mũi tên chỉ hướng bắc trong bản đồ.
5. Một số bản đồ thông dụng (2 nhóm)
- Bản đồ địa lí chung: thể hiện các đối tượng địa lí cụ thể trên bề mặt đất như địa hình, đất, sinh vật,...
=> Không tập trung làm nổi bật yếu tố nào.
- Bản đồ địa lí chuyên đề: tập trung thể hiện 1 - 2 đối tượng địa lí, các đối tượng chính được ưu tiên thể hiện.
Sơ đồ tư duy các yếu tố cơ bản của bản đồ Địa lí 6 Cánh Diều