Giải mục 1 trang 27, 28 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

2024-09-14 18:13:16

HĐ1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 27 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Phân tích đa thức \(P\left( x \right) = \left( {x + 1} \right)\left( {2x - 1} \right) + \left( {x + 1} \right)x\) thành nhân tử

Phương pháp giải:

Ta thấy đa thức P(x) có nhân tử chung \(x + 1\) nên ta áp dụng công thức \(A.B + A.C = A\left( {B + C} \right)\) để phân tích đa thức thành nhân tử.

Lời giải chi tiết:

\(P\left( x \right) = \left( {x + 1} \right)\left( {2x - 1} \right) + \left( {x + 1} \right)x = \left( {x + 1} \right)\left( {2x - 1 + x} \right) = \left( {x + 1} \right)\left( {3x - 1} \right)\)


HĐ2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 27 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Giải phương trình \(P\left( x \right) = 0.\)

Phương pháp giải:

Chú ý phương trình dạng \(A\left( x \right).B\left( x \right) = 0\) thì \(A\left( x \right) = 0\) hoặc \(B\left( x \right) = 0\)

Lời giải chi tiết:

\(\begin{array}{l}P\left( x \right) = 0\\\left( {x + 1} \right)\left( {3x - 1} \right) = 0\\TH1:x + 1 = 0\\x =  - 1\\TH2:3x - 1 = 0\\x = \frac{1}{3}\end{array}\)

Vậy \(x \in \left\{ { - 1;\frac{1}{3}} \right\}\)


LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 28 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Giải các phương trình sau:

a) \(\left( {3x + 1} \right)\left( {2 - 4x} \right) = 0;\)

b) \({x^2} - 3x = 2x - 6.\)

Phương pháp giải:

Ta cần đưa các phương trình đã cho về dạng \(A\left( x \right).B\left( x \right) = 0\) thì \(A\left( x \right) = 0\) hoặc \(B\left( x \right) = 0\)

Lời giải chi tiết:

a) \(\left( {3x + 1} \right)\left( {2 - 4x} \right) = 0;\)

\(\begin{array}{l}TH1:3x + 1 = 0\\x = \frac{{ - 1}}{3}\\TH2:2 - 4x = 0\\x = \frac{1}{2}\end{array}\)

Vậy \(x \in \left\{ { - \frac{1}{3};\frac{1}{2}} \right\}\)

b) \({x^2} - 3x = 2x - 6\)

\(\begin{array}{l}x\left( {x - 3} \right) = 2\left( {x - 3} \right)\\x\left( {x - 3} \right) - 2\left( {x - 3} \right) = 0\\\left( {x - 2} \right)\left( {x - 3} \right) = 0\\TH1:x - 2 = 0\\x = 2\\TH2:x - 3 = 0\\x = 3\end{array}\)

Vậy \(x \in \left\{ {2;3} \right\}\)


VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 28 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Giải bài toán ở tình huống mở đầu.

Tình huống mở đầu: Trong một khu vườn hình vuông có cạnh bằng 15m người ta làm một lối đi xung quanh vườn có bề rộng là x (m) (H.2.1). Để diện tích phần đất còn lại là \(169{m^2}\) thì bề rộng x của lối đi là bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Ta có phần đất còn lại là hình vuông và có diện tích \(169{m^2}\) tuy nhiên ta chưa biết độ dài cạnh, ta cần lập biểu thức biểu thị độ dài cạnh của phần đất còn lại.

Do lối đi có bề rộng là x nên cạnh của khu vườn hình vuông ban đầu giảm đi \(2x\left( m \right).\)

Nên phần đất còn lại là hình vuông có cạnh \(15 - 2x\left( m \right)\)

Từ đó ta lập được phương trình chứa ẩn x biểu thị diện tích của phần đất còn lại. Giải phương trình ta được kết quả cần tìm.

Lời giải chi tiết:

Do lối đi có bề rộng là x nên cạnh của khu vườn hình vuông ban đầu giảm đi \(2x\left( m \right).\)

Nên phần đất còn lại là hình vuông có cạnh \(15 - 2x\left( m \right)\) (điều kiện: \(15 - 2x > 0\) hay \(x < \frac{15}{2}\))

Diện tích phần đất còn lại là \(169{m^2}\) nên ta có phương trình \({\left( {15 - 2x} \right)^2} = 169\)

Cách 1. Ta giải phương trình \({\left( {15 - 2x} \right)^2} = 169\)

\(\begin{array}{l}{\left( {15 - 2x} \right)^2} = {13^2}\\TH1:15 - 2x = 13\\2x = 2\\x = 1\end{array}\)

\(TH2:15 - 2x =  - 13\) (vô lý vì cạnh của mảnh đất >0)

Vậy \(x = 1\)

Vậy bề rộng của lối đi là 1m.

Cách 2. Đưa phương trình \({\left( {15 - 2x} \right)^2} = 169\) về phương trình tích

Ta được:
\({\left( {15 - 2x} \right)^2} = 13^2\)

\({\left( {15 - 2x} \right)^2} - 13^2 =0\)

\((15-2x-13)(15-2x+13)=0\)

\((2-2x)(28-2x)=0\)

Ta giải hai phương trình sau:

\( 2 - 2x = 0\) suy ra \(x = 1\) (thỏa mãn)

\(28 - 2x = 0\) suy ra \(x = 14\) (không thỏa mãn điều kiện)

Vậy \(x = 1\)

Vậy bề rộng của lối đi là 1m.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"