Giải mục 1 trang 45, 46 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

2024-09-14 18:13:30

HĐ1

Trả lời câu hỏi Hoạt động 1 trang 45 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tìm các số thực x sao cho \({x^2} = 49.\)

Phương pháp giải:

Dựa vào kiến thức về bình phương của một số.

Lời giải chi tiết:

Ta có \({x^2} = 49 = {\left( { - 7} \right)^2} = {7^2}\) nên \(x = 7\) và \(x =  - 7.\)

Vậy \(x \in \left\{ {7; - 7} \right\}.\)


LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 45 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tìm căn bậc hai của 121.

Phương pháp giải:

Căn bậc hai của một số thực không âm a là \(\sqrt a \) và \( - \sqrt a .\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(\sqrt {121}  = 11\) nên 121 có hai căn bậc hai là 11 và -11.


LT2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 45 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Sử dụng MTCT tìm căn bậc hai của \(\frac{7}{{11}}\) (làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai) .

Phương pháp giải:

Bấm máy tính \(\sqrt {\frac{7}{{11}}} \) mà hình hiện kết quả \(\frac{{\sqrt {77} }}{{11}}\) ta bấm \(S \Leftrightarrow D\) sẽ được kết quả 0,7977240352. Làm tròn đến chữ số tập phân thứ hai ta được \(\sqrt {\frac{7}{{11}}}  \approx 0,80.\)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(\sqrt {\frac{7}{{11}}}  \approx 0,80\) nên căn bậc hai của \(\frac{7}{{11}}\) là 0,80 và -0,80.


HĐ2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 45 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tính và so sánh \(\sqrt {{a^2}} \) và \(\left| a \right|\) trong mỗi trường hợp sau:

a) \(a = 3;\)

b) \(a =  - 3.\)

Phương pháp giải:

Chú ý: \(\left| a \right| = a\) khi \(a \ge 0\)

\(\left| a \right| =  - a\) khi \(a < 0\)

Lời giải chi tiết:

a) \(a = 3;\)

Ta có \(a = 3\) thì \(\sqrt {{a^2}}  = \sqrt {{3^2}}  = \sqrt 9  = 3\)

\(\left| 3 \right| = 3\) nên \(\sqrt {{a^2}}  = \left| a \right|.\)

b) \(a =  - 3.\)

Ta có \(a =  - 3\) thì \(\sqrt {{a^2}}  = \sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}}  = \sqrt 9  = 3\)

\(\left| { - 3} \right| = 3\) nên \(\sqrt {{a^2}}  = \left| a \right|.\)


LT3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 46 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

a) Không sử dụng MTCT, tính: \(\sqrt {{6^2}} ;\sqrt {{{\left( { - 5} \right)}^2}} ;\sqrt 5  - \sqrt {{{\left( {\sqrt 5  - 1} \right)}^2}} .\)

b) So sánh 3 với \(\sqrt {10} \) bằng hai cách:

- Sử dụng MTCT;

- Sử dụng tính chất của căn bậc hai số học đã học ở lớp 7: Nếu \(0 \le a < 7\) thì \(\sqrt a  < \sqrt b .\)

Phương pháp giải:

Chú ý: \(\sqrt {{a^2}}  = \left| a \right|\) và quy tắc phá giá trị tuyệt đối, quy tắc dấu ngoặc.

Lời giải chi tiết:

a)

\(\begin{array}{l}\sqrt {{6^2}}  = 6;\\\sqrt {{{\left( { - 5} \right)}^2}}  = \sqrt {25}  = 5;\\\sqrt 5  - \sqrt {{{\left( {\sqrt 5  - 1} \right)}^2}}  = \sqrt 5  - \left| {\sqrt 5  - 1} \right| = \sqrt 5  - \left( {\sqrt 5  - 1} \right) = \sqrt 5  - \sqrt 5  + 1 = 1.\end{array}\)

b)

- Sử dụng MTCT ta có \(\sqrt {10}  \approx 3,16\) nên \(\sqrt {10}  > 3.\)

- Sử dụng tính chất đã học của căn bậc hai số học ta có: \(3 = \sqrt 9 \) mà \(9 < 10\) nên \(\sqrt 9  < \sqrt {10} \) do đó \(3 < \sqrt {10} .\)

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"