Giải mục 2 trang 50, 51 SGK Toán 9 tập 1 - Kết nối tri thức

2024-09-14 18:13:34

HĐ2

Trả lời câu hỏi Hoạt động 2 trang 50 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Tính và so sánh: \(\sqrt {100} :\sqrt 4 \) và \(\sqrt {100:4} .\)

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức về căn bậc hai để tính.

So sánh hai kết quả với nhau.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(\sqrt {100} :\sqrt 4  = \sqrt {{{10}^2}} :\sqrt {{2^2}}  = 10:2 = 5\).

\(\sqrt {100:4}  = \sqrt {25}  = \sqrt {{5^2}}  = 5.\)

Từ đó ta có \(\sqrt {100} :\sqrt 4  = \sqrt {100:4} .\)


LT3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 50 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

a) Tính \(\sqrt {18} :\sqrt {50} .\)

b) Rút gọn \(\sqrt {16a{b^2}} :\sqrt {4a} \) (với \(a > 0,b < 0\)) .

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức \(\sqrt A :\sqrt B  = \sqrt {A:B} \)

Lời giải chi tiết:

a) \(\sqrt {18} :\sqrt {50}  = \sqrt {\frac{{18}}{{50}}}  = \sqrt {\frac{9}{{25}}}  = \sqrt {{{\left( {\frac{3}{5}} \right)}^2}}  = \frac{3}{5}\)

b) \(\sqrt {16a{b^2}} :\sqrt {4a}  = \sqrt {\frac{{16a{b^2}}}{{4a}}}  \)\(= \sqrt {4{b^2}}  = \sqrt {{{\left( {2b} \right)}^2}}  = \left| {2b} \right| =  - 2b.\)


LT4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 51 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

a) Tính \(\sqrt {6,25} .\)

b) Rút gọn \(\left( {{a^2} - 1} \right)\sqrt {\frac{5}{{{{\left( {a - 1} \right)}^2}}}} \left( {a > 1} \right).\)

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức \(\sqrt A :\sqrt B  = \sqrt {A:B} \)

Lời giải chi tiết:

a) \(\sqrt {6,25}  = \sqrt {625:100}  \)\(= \sqrt {625} :\sqrt {100}  = 25:10 = 2,5.\)

b)

\(\left( {{a^2} - 1} \right)\sqrt {\frac{5}{{{{\left( {a - 1} \right)}^2}}}}  \\= \left( {a - 1} \right)\left( {a + 1} \right)\frac{{\sqrt 5 }}{{\sqrt {{{\left( {a - 1} \right)}^2}} }} \\= \left( {a - 1} \right)\left( {a + 1} \right)\frac{{\sqrt 5 }}{{\left| {a - 1} \right|}}\)

(vì \(a > 1\) nên \(\left| {a - 1} \right| = a - 1\)) do đó ta có

\(\left( {{a^2} - 1} \right)\sqrt {\frac{5}{{{{\left( {a - 1} \right)}^2}}}}  \\= \left( {a - 1} \right)\left( {a + 1} \right)\frac{{\sqrt 5 }}{{\sqrt {{{\left( {a - 1} \right)}^2}} }} \\= \left( {a - 1} \right)\left( {a + 1} \right)\frac{{\sqrt 5 }}{{a - 1}} = \left( {a + 1} \right).\sqrt 5 \)


VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 51 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Công suất P (W) , hiệu điện thế U(V) , điện trở R(Ω) trong đoạn mạch một chiều liên hệ với nhau theo công thức \(U = \sqrt {PR} .\) Nếu công suất tăng lên 8 lần, điện trở giảm 2 lần thì tỉ số giữa hiệu điện thế lúc đó và hiệu điện thế ban đầu bằng bao nhiêu?

Phương pháp giải:

Công suất tăng lên 8 lần, ta có công suất là 8P, điện trở giảm 2 lần nên điện trở mới là \(\frac{R}{2}\) nên ta có hiệu điện thế lúc đó là \(U_{mới} = \sqrt {8P.\frac{R}{2}}  = \sqrt {4PR}  = 2\sqrt {PR} \). Từ đó ta tính được tỉ số hiệu điện thế.

Lời giải chi tiết:

Ta có hiệu điện thế khi công suất tăng lên 8 lần và điện trở giảm 2 lần là \(U_{mới} = \sqrt {8P.\frac{R}{2}}  = \sqrt {4PR}  = 2\sqrt {PR} \)

Do đó tỉ số giữa hiệu điện thế lúc đó với hiệu điện thế ban đầu là \(2\sqrt {PR} :\sqrt {PR}  = 2\)


TL

Trả lời câu hỏi Tranh luận trang 51 SGK Toán 9 Kết nối tri thức

Vì \(\sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}}  =  - 3\) và \(\sqrt {{{\left( { - 12} \right)}^2}}  =  - 12\) nên \(\sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}.{{\left( { - 12} \right)}^2}}  = \left( { - 3} \right).\left( { - 12} \right) = 36.\)

Theo em, cách làm của Vuông có đúng không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Sử dụng kiến thức \(\sqrt {{A^2}}  = \left| A \right|\) và \(\sqrt A .\sqrt B  = \sqrt {A.B} \)

Lời giải chi tiết:

Ta có \(\sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}}  = \left| { - 3} \right| = 3\) và \(\sqrt {{{\left( { - 12} \right)}^2}}  = \left| { - 12} \right| = 12\) nên \(\sqrt {{{\left( { - 3} \right)}^2}.{{\left( { - 12} \right)}^2}}  = 3.12 = 36.\)

Do đó bạn vuông làm sai.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"