Giải mục 3 trang 101 SGK Toán 9 tập 1 - Chân trời sáng tạo

2024-09-14 18:22:04

HĐ3

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 101 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

a) Vẽ đường tròn (C) tâm O bán kín r = 5 cm và đường tròn (C’) tâm O bán kính R = 8 cm.

b) Tính diện tích S của (C) và diện tích S’ của (C’).

c) Hãy cho biết hiệu số (S’ – S) biểu diễn diện tích của phần nào trên Hình 9.

Phương pháp giải:

-  Đọc kĩ dữ kiện để vẽ hình.

-  Dựa vào công thức diện tích đường tròn S =\(\pi \)R2

Lời giải chi tiết:

a) Ta có hình vẽ:

b) Diện tích S của (C) là: S =\(\pi \)r2

Diện tích S’ của (C’) là S’ =\(\pi \)R2

c) Hiệu số (S’ – S) biểu diễn phần mặt phẳng giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R).


TH3

Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 101 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Tính diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; 10 cm) và (O; 20 cm) (kết quả làm tròn đến hàng phần trăm)

Phương pháp giải:

-  Đọc kĩ dữ kiện để vẽ hình.

-  Áp dụng diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) là: \(S = \pi ({R^2} - {r^2})\)

Lời giải chi tiết:

Diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; 10 cm) và (O; 20 cm) là:

\(S = \pi ({R^2} - {r^2}) = \pi ({20^2} - {10^2}) = 300\pi  \approx 942,48\) cm2.


VD3

Trả lời câu hỏi Vận dụng 3 trang 101 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Cho hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) với R > r. Trên đường tròn (O; R) lấy hai điểm B, C sao cho BC vừa là dây cung của (O; R), vừa là tiếp tuyến của đường tròn (O; r) tại A (Hình 11)

a) Tính độ dài đoạn thẳng BC theo r và R.

b) Cho BC = \(a\sqrt 3 \). Tính diện tích hình khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) theo a.

Phương pháp giải:

-  Dựa vào tính chất tiếp tuyến chứng minh OA \( \bot \)BC

-  Tính BC bằng cách áp dụng định lý pythagore trong tam giác vuông

-  Áp dụng diện tích hình vành khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) là: \(S = \pi ({R^2} - {r^2})\)

Lời giải chi tiết:

a) Vì BC là tiếp tuyến của đường tròn (O; r) tại A nên OA \( \bot \)BC

Xét tam giác OAB vuông tại A , ta có:

AB = \(\sqrt {O{B^2} - O{A^2}}  = \sqrt {{R^2} - {r^2}} \) (theo định lý Pythagore)

Tương tự với tam giác OCA vuông tại A, ta có

AC = \(\sqrt {O{C^2} - O{A^2}}  = \sqrt {{R^2} - {r^2}} \) (theo định lý Pythagore)

Vậy BC = AB + AC = 2\(\sqrt {{R^2} - {r^2}} \).

b) Ta có BC = 2\(\sqrt {{R^2} - {r^2}} \) = \(a\sqrt 3 \) suy ra \(\sqrt {{R^2} - {r^2}} \) = \(\frac{{a\sqrt 3 }}{2}\)

Diện tích hình khuyên giới hạn bởi hai đường tròn (O; r) và (O; R) theo a là:

\(S = \pi ({R^2} - {r^2})\) = \(\pi {\left( {\frac{{a\sqrt 3 }}{2}} \right)^2} = \frac{{3\pi }}{4}{a^2}\).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"