Giải mục 3 trang 8, 9, 10 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

2024-09-14 18:22:31

HĐ3

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 8 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Cho hàm số \(y = {x^2}\). Ta lập bảng giá trị sau:

Từ bảng trên, ta lấy các điểm A(-3;9), B(-2;4), C(-1;1), O(0;0), C’(1;1), B’(2;4), A’(3;9) trên mặt phẳng tọa độ Oxy. Đồ thị của hàm số \(y = {x^2}\) là một đường cong đi qua các điểm nêu trên và có dạnh như Hình 2.

Từ đồ thị ở Hình 2, hãy trả lời các câu hỏi sau:

a) Đồ thị của hàm số có vị trí như thế nào so với trục hoành?

b) Có nhận xét gì về vị trí của các cặp điểm A và A’, B và B’, C và C’ so với trục tung?

c) Điểm nào là điểm thấp nhất của đồ thị?

Phương pháp giải:

Nhìn vào Hình 2 để nhận xét.

Lời giải chi tiết:

a) Đồ thị của hàm số có vị trí phía trên so với trục hoành.

b) Các cặp điểm A và A’, B và B’, C và C’ đối xứng với nhau qua trục tung.

c) Điểm thấp nhất của đồ thị là điểm O(0;0).


HĐ4

Trả lời câu hỏi Hoạt động 4 trang 8 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Cho hàm số \(y =  - \frac{3}{2}{x^2}\).

a) Lập bảng giá trị của hàm số khi x lần lượt nhận các giá trị -2; -1;0;1;2.

b) Vẽ đồ thị của hàm số. Có nhận xét gì về đồ thị của hàm số đó?

Phương pháp giải:

Thay lần lượt giá x vào hàm số \(y =  - \frac{3}{2}{x^2}\)để tính y và lập bảng giá trị.

Từ bảng giá trị gọi các điểm và vẽ đồ thị là một đường cong đi qua các điểm trên.

Lời giải chi tiết:

a)

Lấy các điểm A(-2;6), B(-1; \( - \frac{3}{2}\)), O(0;0), B’(1; \( - \frac{3}{2}\)), A’(2;-6).

Đồ thị hàm số \(y =  - \frac{3}{2}{x^2}\) là một đường cong đi qua các điểm nêu trên và có dạng như hình dưới.

Nhận xét: Đồ thị nằm bên dưới trục hoành.


TH3

Trả lời câu hỏi Thực hành 3 trang 9 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Vẽ đồ thị hàm số y = 2x2.

Phương pháp giải:

Để vẽ đồ thị hàm số \(y = a{x^2}\left( {a \ne 0} \right)\), ta thực hiện các bước sau:

+ Lập bảng giá trị của hàm số với một số giá trị của x (thường lấy 5 giá trị gồm số 0 và hai cặp giá trị đối nhau).

+ Trên mặt phẳng tọa độ Oxy, đánh dấu các điểm (x;y) trong bảng giá trị (gồm điểm (0;0) và hai cặp điểm đối xứng nhau qua trục Oy).

+ Vẽ đường parabol đi qua các điểm vừa được đánh dấu.

Lời giải chi tiết:

Bảng giá trị:

Trên mặt phẳng tọa độ, lấy các điểm A(-2;8), B(-1;2), O(0;0), B’(1;2), A’(2;8)

Đồ thị hàm số y = 2x2 là một đường parabol đỉnh O, đi qua các điểm trên và có dạng như dưới đây.


VD3

Trả lời câu hỏi Vận dụng 3 trang 10 SGK Toán 9 Chân trời sáng tạo

Động năng (tính bằng J) của một quả bưởi nặng 1 kg rơi với tốc độ v (m/s) được tính bằng công thức \(K = \frac{1}{2}{v^2}\).

a) Tính động năng của quả bưởi đạt được khi nó rơi với tốc độ lần lượt là 3 m/s, 4 m/s.

b) Tính tốc độ rơi của quả bưởi tại thời điểm quả bưởi đạt được động năng 32 J.

Phương pháp giải:

Thay v lần lượt bằng 3, 4 vào công thức \(K = \frac{1}{2}{v^2}\) để tính.

Thay K = 32 J để tìm v.

Lời giải chi tiết:

a) Với v = 3 m/s ta có \(K = \frac{1}{2}{.3^2} = \frac{9}{2}\) J

Với v = 4 m/s ta có \(K = \frac{1}{2}{.4^2} = 8\)J

b) Với K = 32 J ta có: \(32 = \frac{1}{2}{v^2}\)

suy ra v2 = 64. Do đó, v = 8 (m/s).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"