Giải bài tập 2 trang 92 SGK Toán 9 tập 2 - Chân trời sáng tạo

2024-09-14 18:24:19

Đề bài

Hãy cho biết chiều cao, bán kính đáy, độ dài đường sinh và diện tích xung quanh của mỗi hình nón sau:

Phương pháp giải - Xem chi tiết

- Dựa vào: Khi quay một tam giác vuông SOB một vòng quanh cạnh góc vuông SO cố định ta được một hình nón.

+ S gọi là đỉnh của hình nón

+ Cạnh OB quét thành hình tròn gọi là đấy của hình nón. Bán kính của đáy gọi là bán kính đáy của hình nón.

+ Cạnh SB quét thành mặt xung quanh của hình nón. Mỗi vị trí của SB là một đường sinh.

+ Độ dài SO là chiều cao hình nón.

- Dựa vào diện tích xung quanh của hình nón có bán kính r, độ dài đường sinh l là:  \({S_{xq}} = \pi rl\)

Lời giải chi tiết

a) Chiều cao h = 6 cm; bán kính đáy r = 3 cm.

Đường sinh là: \(\sqrt {{6^2} + {3^2}}  = 3\sqrt 5 \) (cm).

Diện tích xung quanh của hình nón là:

\({S_{xq}} = \pi rl = \pi .3.3\sqrt 5  = 9\pi \sqrt 5 \) (cm2).

b) Chiều cao h = \(\sqrt {{h^2} - {r^2}}  = \sqrt {{5^2} - {3^2}} \) = 4 cm; bán kính đáy r = 3 cm.

Đường sinh là: l = 5cm.

Diện tích xung quanh của hình nón là:

\({S_{xq}} = \pi rl = \pi .3.5 = 15\pi \) (cm2).

c) Chiều cao h = \(\sqrt {{h^2} - {r^2}}  = \sqrt {{{15}^2} - {9^2}} \) = 12 cm; bán kính đáy r = 9 cm.

Đường sinh là: l = 15cm.

Diện tích xung quanh của hình nón là:

\({S_{xq}} = \pi rl = \pi .9.15 = 135\pi \) (cm2).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"