Giải mục 2 trang 16, 17 SGK Toán 9 tập 1 - Cánh diều

2024-09-14 18:25:00

HĐ3

Trả lời câu hỏi Hoạt động 3 trang 16 SGK Toán 9 Cánh diều

Hai bạn Dũng, Huy vào siêu thị mua vở và bút bi để ủng hộ các bạn học sinh vùng lũ lụt. Bạn Dũng mua 5 quyển vở và 3 chiếc bút bi với tổng số tiền phải trả là 39 000 đồng. Bạn Huy mua 6 quyển vở và 2 chiếc bút bi với tổng số tiền phải trả là 42 000 đồng. Giả sử giá của mỗi quyển vở là \(x\) đồng \(\left( {x > 0} \right)\), giá của mỗi chiếc bút bi là \(y\) đồng \(\left( {y > 0} \right)\).

a. Viết hai phương trình bậc nhất hai ẩn \(x,y\) lần lượt biểu thị tổng số tiền phải trả của bạn Dũng, bạn Huy.

b. Cặp số \(\left( {x;y} \right) = \left( {6\,\,000;3\,\,000} \right)\) có phải là nghiệm của từng phương trình bậc nhất đó hay không? Vì sao?

Phương pháp giải:

+ Tìm mối liên hệ giữa vật phẩm mua và \(x;y\);

+ Thay cặp số \(\left( {x;y} \right) = \left( {6\,\,000;\,3\,\,000} \right)\) vào từng phương trình để đối chiếu nghiệm.

Lời giải chi tiết:

a.

+ Bạn Dũng phải trả số tiền cho 5 quyển vở là: \(5x\) (đồng);

+ Bạn Dũng phải trả số tiền cho 3 chiếc bút bi là: \(3y\) (đồng);

Suy ra Số tiền bạn Dũng phải trả là: \(5x + 3y = 39000\).

+ Bạn Huy phải trả số tiền cho 6 quyển vở là: \(6x\) (đồng);

+ Bạn Huy phải trả số tiền cho 2 chiếc bút bi là: \(2y\) (đồng);

Suy ra Số tiền bạn Huy phải trả là: \(6x + 2y = 42000\).

b.

+ Thay cặp số \(\left( {x;y} \right) = \left( {6000;3000} \right)\) vào phương trình \(5x + y = 39000\) ta được:

\(\begin{array}{l}5.6000 + 3.3000 = 39000\\30000 + 9000 = 39000\end{array}\)

\(39000 = 39000\) (luôn đúng).

Vậy cặp số \(\left( {x;y} \right) = \left( {6000;3000} \right)\) là nghiệm của phương trình \(5x + y = 39000\).

+ Thay cặp số \(\left( {x;y} \right) = \left( {6000;3000} \right)\) vào phương trình \(6x + 2y = 42000\) ta được:

\(\begin{array}{l}6.6000 + 2.3000 = 42000\\36000 + 6000 = 42000\end{array}\)

\(42000 = 42000\) (luôn đúng).

Vậy cặp số \(\left( {x;y} \right) = \left( {6000;3000} \right)\) là nghiệm của phương trình \(6x + 2y = 42000\).


LT3

Trả lời câu hỏi Luyện tập 3 trang 16 SGK Toán 9 Cánh diều

Cho ví dụ về hệ phương trình hai ẩn.

Phương pháp giải:

Dựa vào khái niệm hệ phương trình bậc nhất hai ẩn để lấy ví dụ.

Lời giải chi tiết:

\(\left\{ \begin{array}{l}2x + y = 1\\ - x + 4y = 5\end{array} \right.\)


LT4

Trả lời câu hỏi Luyện tập 4 trang 17 SGK Toán 9 Cánh diều

Cho hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}2x - 5y =  - 2\\x + y = 6\end{array} \right.\).

Kiểm tra xem cặp số nào sau đây là nghiệm của phương trình đã cho:

a. \(\left( {3;3} \right)\);

b. \(\left( {4;2} \right)\).

Phương pháp giải:

Thay nghiệm vào hệ phương trình để kiểm tra.

Lời giải chi tiết:

a. Thay giá trị \(x = 3;y = 3\) vào mỗi phương trình trong hệ ta có:

\(\begin{array}{l}2.3 - 5.3 =  - 9 \ne  - 2;\\3 + 3 = 6\,.\end{array}\)

Do đó, cặp số \(\left( {3;3} \right)\) không là nghiệm của phương trình thứ nhất trong hệ phương trình đã cho.

Vậy cặp số \(\left( {3;3} \right)\) không là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

b. Thay giá trị \(x = 4;y = 2\) vào mỗi phương trình trong hệ ta có:

\(\begin{array}{l}2.4 - 5.2 =  - 2;\\4 + 2 = 6\,\,.\end{array}\)

Suy ra cặp số \(\left( {4;2} \right)\) là nghiệm của từng phương trình trong hệ.

Do đó cặp số \(\left( {4;2} \right)\) là nghiệm của hệ phương trình đã cho.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"