Đề bài
Khi bay vào không gian, trọng lượng P(N) của một phi hành gia ở vị trí cách mặt đất một độ cao h(m) được tính theo công thức: \(P = \frac{{28014.10_{}^{12}}}{{\left( {64.10_{}^5 + h} \right)_{}^2}}\).
a. Trọng lượng của phi hành gia là bao nhiêu Newton khi cách mặt đất 10 000 m (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
b. Ở độ cao bao nhiêu mét thì trọng lượng của phi hành gia là 619N (làm tròn kết quả đến hàng phần mười)?
Phương pháp giải - Xem chi tiết
Thay số vào công thức để tìm ra yêu cầu bài toán.
Lời giải chi tiết
a. Trọng lượng của phi hành gia khi cách mặt đất 10000 m là:
\(P = \frac{{28014.10_{}^{12}}}{{\left( {64.10_{}^5 + 10000} \right)_{}^2}} \approx 681,8\left( N \right)\).
b. Khi trọng lượng của phi hành gia là 619N thì đang ở độ cao:
\(619 = \frac{{28014.10_{}^{12}}}{{\left( {64.10_{}^5 + h} \right)_{}^2}} \Rightarrow h = \sqrt {\frac{{28014.10_{}^{12}}}{{619}}} - 64.10_{}^5 \approx 327322,3\left( m \right)\).