Giải Bài 3: Một mái nhà chung VBT Tiếng Việt 3 tập 2 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 01:21:29

Câu 1

Viết vào Phiếu đọc sách những điều em ghi nhớ sau khi đọc một bài thơ về thiên nhiên.

Phương pháp giải:

Em tìm hiểu kĩ một bài thơ về chủ đề thiên nhiên và viết vào phiếu đọc sách. 

Lời giải chi tiết:

- Tên bài thơ: Mùa xuân Tây Bắc

- Tác giả: Axeng

- Tên cảnh đẹp: núi rừng Tây Bắc

+ Màu sắc: làn sương trắng

+ Âm thanh: tiếng cười rộn vang

- Tranh ảnh minh họa:


Câu 2

Nhớ - viết: Một mái nhà chung (bốn khổ thơ đầu).

Phương pháp giải:

Em học thuộc bốn khổ thơ đầu của bài thơ Một mái nhà chung, nhớ - viết vào vở ô li.

Lời giải chi tiết:

Học sinh nhớ viết vào vở ô ly.

Lưu ý:

- Viết đúng chính tả

- Viết hoa chữ cái đầu dòng

- Chữ viết chính xác về độ rộng, chiều cao, đủ nét, có nét thanh nét đậm,…

- Khi viết chú ý viết liền mạch, hạn chế tối đa số lần nhấc bút

- Nét rê bút, lia bút phải thanh mảnh, tinh tế, chữ viết mới đẹp và tạo được ấn tượng tốt. 


Câu 3

Điền chữ d hoặc chữ gi thích hợp vào chỗ trống:

Trời đã vào ……ữa thu. Buổi sáng thức ……ậy se se lạnh, Sương non đọng mờ mờ dưới chân đế khuất ……ó. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ, cho khoai vào cối ……ã cùng thính và mẻ chua để làm mồi câu.

Theo Nguyễn Quang Thiều

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn, lựa chọn âm đầu phù hợp để hoàn thiện từ ngữ còn thiếu.

Lời giải chi tiết:

Trời đã vào giữa thu. Buổi sáng thức dậy se se lạnh, Sương non đọng mờ mờ dưới chân đế khuất gió. Đó cũng là lúc vào mùa câu cá rô. Chúng tôi luộc khoai sọ, bóc vỏ, cho khoai vào cối giã cùng thính và mẻ chua để làm mồi câu.  


Câu 4

Điền vào chỗ trống:

a. Chữ l hoặc chữ n

Sớm …ay mấy chú ve

Rủ nhau thay áo mới

Ngủ …..ướng cả …..ăm rồi

Giờ mùa thi đã tới!

Cánh mỏng xanh biêng biếc

Ve con …..ắc cái hông

Chiếc …..oa từ năm cũ

Cũng choàng dậy ….uyện âm.

b. Vần ươn hoặc vần ương và thêm dấu thanh (nếu cần)

Cây từng ngày v…… lên

Con đ……. Thêm bóng mát

Hoa tỏa h....... thơm ngát

Bướm l...... vòng quanh quanh

Khu v....... xanh biếc xanh

Em yêu th.......... biết mấy!

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn thơ, lựa chọn âm đầu hoặc vần phù hợp để hoàn thiện từ ngữ còn thiếu. 

Lời giải chi tiết:

a.

Sớm nay mấy chú ve

Rủ nhau thay áo mới

Ngủ nướng cả năm rồi

Giờ mùa thi đã tới!


Cánh mỏng xanh biêng biếc

Ve con lắc cái hông

Chiếc loa từ năm cũ

Cũng choàng dậy luyện âm.

b.

Cây từng ngày vươn lên

Con đường thêm bóng mát

Hoa toả hương thơm ngát

Bướm lượn vòng quanh quanh

Khu vườn xanh biếc xanh

Em yêu thương biết mấy! 


Câu 5

Viết từ ngữ có nghĩa trái ngược với từ ngữ được in đậm trong đoạn thơ sau vào chỗ trống:

Mặt trời vừa thức

Nắng đã xuống vườn

Công việc đầu tiên

Nhặt sương lá cải.


Rồi nắng nhẹ tới

Lau vũng nước sân

Soi tia ấm nồng

Vào trong nhà ngủ.

Phương pháp giải:

Em tìm từ in đậm, lựa chọn từ ngữ trái nghĩa với mỗi từ vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

- Xuống – lên

- Đầu tiên – cuối cùng

- Vào - ra


Câu 6

Chọn cặp từ phù hợp trong khung điền vào chỗ trống:

lở - bồi

nắng – mưa

lên – xuống

a. ….. rừng, ….. biển

b. Bên….., bên…..

c. Mau sao thì……, vắng sao thì……

Phương pháp giải:

Đọc kĩ từ ngữ, viết cặp từ trái nghĩa phù hợp để tạo thành câu hoàn chỉnh. 

Lời giải chi tiết:

a. Lên rừng, xuống biển

b. Bên lở, bên bồi

c. Mau sao thì nắng, vắng sao thì mưa.


Câu 7

Viết 1 – 2 câu kể có sử dụng cặp từ ngữ có nghĩa trái ngược nhau.

M: Mùa hè nóng, mùa đông lạnh.

Phương pháp giải:

Em tìm các cặp từ có nghĩa trái ngược nhau và đặt câu với các cặp từ vừa tìm được.

Lời giải chi tiết:

Thỏ nhanh nhẹn còn rùa thì chậm chạp. 


Câu 8

Giải ô chữ sau:

Phương pháp giải:

Quan sát kĩ các hình ảnh về các loài động vật, gọi tên đúng và viết tên con vật vào ô chữ.

Lời giải chi tiết:

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"