Giải câu hỏi trang 107, 108, 109 SGK Toán 9 tập 1 - Cùng khám phá

2024-09-14 18:35:54

Trả lời câu hỏi Hoạt động trang 107 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Hình 5.25 thể hiện vị trí tương đối khác nhau của đường thẳng a và đường tròn (O) khi đường thẳng a di chuyển từ ngoài về gần tâm O của đường tròn. Nêu số điểm chung của đường thẳng a và đường tròn (O) trong mỗi trường hợp.

Phương pháp giải:

Quan sát hình và đếm số điểm chung của đường thẳng a đường tròn (O).

Lời giải chi tiết:

Hình 5.25a: Đường thẳng a và đường tròn (O) không có điểm chung.

Hình 5.25b: Đường thẳng a và đường tròn (O) có 1 điểm chung.

Hình 5.25c: Đường thẳng a và đường tròn (O) có 2 điểm chung.


LT1

Trả lời câu hỏi Luyện tập 1 trang 108 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Xác định vị trí tương đối của đường tròn (O) với các đường thẳng a, b và c trong Hình 5.26. Chỉ ra tiếp điểm, giao điểm của chúng (nếu có).

Phương pháp giải:

Đường thẳng và đường tròn được gọi là cắt nhau nếu chúng có đúng 2 điểm chung phân biệt.

Đường thẳng và đường tròn được gọi là tiếp xúc nhau nếu chúng có đúng 1 điểm chung.

Đường thẳng và đường tròn được gọi là không giao nhau nếu chúng không có điểm chung nào.

Lời giải chi tiết:

Đường thẳng a và đường tròn (O) không giao nhau.

Đường thẳng b và đường tròn (O) tiếp xúc nhau tại tiếp điểm M.

Đường thẳng c và đường tròn (O) cắt nhau tại hai điểm N và P.


LT2

Trả lời câu hỏi Luyện tập 2 trang 109 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Xác định vị trí tương đối của đường thẳng a đến đường tròn (O; 7cm) nếu khoảng cách từ O đến a bằng:

a) 4cm;

b) 9cm;

c) 7cm.

Phương pháp giải:

Cho đường tròn (O; R) và đường thẳng a. Đặt d là khoảng cách từ O đến đường thẳng a. Vị trí tương đối của đường thẳng a và đường tròn (O; R) có thể được xác định dựa vào mối quan hệ giữa R và d như sau:

+ Nếu \(d > R\) thì đường thẳng a và đường tròn (O) không giao nhau.

+ Nếu \(d = R\) thì đường thẳng a và đường tròn (O) tiếp xúc nhau.

+ Nếu \(d < R\) thì đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau.

Lời giải chi tiết:

a) Vì \(4 < 7\) nên đường thẳng a và đường tròn (O) cắt nhau.

b) Vì \(9 > 7\) nên đường thẳng a và đường tròn (O) không giao nhau.

c) Vì \(7 = 7\) nên đường thẳng a và đường tròn (O) tiếp xúc nhau.


VD

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 105 SGK Toán 9 Cùng khám phá

Trong Hình 5.27, mỗi ô vuông tương ứng với độ dài 1m. Có thể quây một hàng rào tròn bán kính 5m với tâm tại vị trí cây xanh O mà không cắt vào đường bao XY và YZ không?

Phương pháp giải:

+ Dựa vào định lí Pythagore tính độ dài OA, OB.

+ So sánh OA, OB với 5m để rút ra kết luận.

Lời giải chi tiết:

Ta có: \(OA = \sqrt {{4^2} + {1^2}}  = \sqrt {17} \left( m \right)\), \(OB = \sqrt {{4^2} + {3^2}}  = 5\left( m \right)\).

Vì \(\sqrt {17} m < 5m;5m = 5m\) nên \(OA < 5m,OB = 5m\).

Do đó, không thể quây một hàng rào tròn bán kính 5m với tâm tại vị trí cây xanh O mà không cắt vào đường bao XY và YZ.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"