Giải bài 3 trang 117, 118 vở thực hành Toán 9

2024-09-14 18:42:14

Đề bài

Cho ba điểm O, A và O’. Với mỗi trường hợp sau, hãy viết hệ thức giữa các độ dài OO’, OA và O’A rồi xét xem hai đường tròn (O; OA) và (O’; O’A) tiếp xúc trong hay tiếp xúc ngoài với nhau; vẽ hình để khẳng định dự đoán của mình.

a) Điểm A nằm giữa hai điểm O và O’;

b) Điểm O nằm giữa hai điểm A và O’;

c) Điểm O’ nằm giữa hai điểm A và O.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Hai đường tròn (O; R) và (O’; r) (với \(R > r\)). Khi đó:

+ Hai đường tròn ở ngoài nhau khi \(OO' > R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc ngoài khi \(OO' = R + r\).

+ Hai đường tròn cắt nhau khi \(R - r < OO' < R + r\).

+ Hai đường tròn tiếp xúc trong khi \(OO' = R - r\).

+ Đường tròn (O) đựng (O’) khi \(OO' < R - r\).

Lời giải chi tiết

a) \(OO' = OA + O'A\) nên (O; OA) và (O’; O’A) tiếp xúc ngoài nhau tại A.

b) \(OO' = O'A - OA\) nên (O; OA) và (O’; O’A) tiếp xúc trong tại A.

c) \(OO' = OA - O'A\) nên (O; OA) và (O’; O’A) tiếp xúc trong tại A.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"