Đề thi vào 10 môn Toán Đắk Nông năm 2020

2024-09-14 18:47:53

Đề bài

Bài 1:

a) Gọi \({x_1},\,\,{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0.\)

Tính tổng \(S = {x_1} + {x_2}\) và \(P = {x_1}{x_2}.\)

b) Giải phương trình \({x^2} - x + 5 = {x^2} + 2x - 1.\)

c) Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}4x - 3y =  - 10\\x + 2y = 3\end{array} \right..\)

Bài 2:  Cho biểu thức \(A = \dfrac{x}{{x - 4}} + \dfrac{1}{{\sqrt x  - 2}} + \dfrac{1}{{\sqrt x  + 2}}\) với \(x \ge 0,\,\,x \ne 4\).

a) Rút gọn biểu thức A.

b) Tìm tất cả các giá trị của x để \(A > 1\).

Bài 3:

a) Vẽ parabol \(\left( P \right):\,\,y = 2{x^2}\).

b) Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 3m - 1 = 0\), (\(m\) là tham số).

Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 = 10\).

Bài 4:  Cho \(\Delta ABC\) có ba góc nhọn. Hai đường cao của \(\Delta ABC\) là \(AD,\,\,BE\) cắt nhau tại \(H\,\,\,\left( {D \in BC,\,\,\,E \in AC} \right).\)

a) Chứng minh \(CDHE\) là tứ giác nội tiếp một đường tròn.

b) Chứng minh \(HA.HD = HB.HE.\)

c) Gọi điểm \(I\)là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(CDHE.\) Chứng minh \(IE\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính \(AB.\)

Bài 5:  Cho các số thực dương \(x,\,\,y > 1\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \dfrac{{{x^2}}}{{y - 1}} + \dfrac{{{y^2}}}{{x - 1}}\)


Lời giải

Bài 1 (2 điểm):

Cách giải:

a) Gọi \({x_1},\,\,{x_2}\) là hai nghiệm của phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0.\)

Tính tổng \(S = {x_1} + {x_2}\)\(P = {x_1}{x_2}.\)

Phương trình \({x^2} - 3x + 2 = 0\) có: \(a + b + c = 1 - 3 + 2 = 0\)

\( \Rightarrow \) Phương trình có hai nghiệm phân biệt \(\left[ \begin{array}{l}{x_1} = 1\\{x_2} = \dfrac{c}{a} = 2\end{array} \right..\)

Khi đó ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}S = {x_1} + {x_2} = 1 + 2 = 3\\P = {x_1}{x_2} = 1.2 = 2\end{array} \right..\)

Vậy \(S = 3,\,\,P = 2.\)

b) Giải phương trình \({x^2} - x + 5 = {x^2} + 2x - 1.\)

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\,\,{x^2} - x + 5 = {x^2} + 2x - 1\\ \Leftrightarrow 2x + x = 5 + 1\\ \Leftrightarrow 3x = 6\\ \Leftrightarrow x = 2.\end{array}\)

Vậy tập nghiệm của phương trình là: \(S = \left\{ 2 \right\}.\)

c) Giải hệ phương trình: \(\left\{ \begin{array}{l}4x - 3y =  - 10\\x + 2y = 3\end{array} \right..\)

\(\left\{ \begin{array}{l}4x - 3y =  - 10\\x + 2y = 3\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}4x - 3y =  - 10\\4x + 8y = 12\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}11y = 22\\x = 3 - 2y\end{array} \right.\) \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}y = 2\\x = 3 - 2.\left( { - 2} \right) =  - 1\end{array} \right. \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x =  - 1\\y = 2\end{array} \right.\)

Vậy  hệ phương trình có nghiệm duy nhất \(\left( {x;\,\,y} \right) = \left( { - 1;\,\,2} \right).\)

Bài 2 (2,0 điểm)

Cách giải:

Cho biểu thức \(A = \dfrac{x}{{x - 4}} + \dfrac{1}{{\sqrt x  - 2}} + \dfrac{1}{{\sqrt x  + 2}}\) với \(x \ge 0,\,\,x \ne 4\).

a) Rút gọn biểu thức A.

Với \(x \ge 0,\,\,x \ne 4\) ta có:

\(\begin{array}{l}A = \dfrac{x}{{x - 4}} + \dfrac{1}{{\sqrt x  - 2}} + \dfrac{1}{{\sqrt x  + 2}}\\A = \dfrac{x}{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}} + \dfrac{1}{{\sqrt x  - 2}} + \dfrac{1}{{\sqrt x  + 2}}\\A = \dfrac{{x + \sqrt x  + 2 + \sqrt x  - 2}}{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}\\A = \dfrac{{x + 2\sqrt x }}{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}\\A = \dfrac{{\sqrt x \left( {\sqrt x  + 2} \right)}}{{\left( {\sqrt x  - 2} \right)\left( {\sqrt x  + 2} \right)}}\\A = \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  - 2}}\end{array}\)

b) Tìm tất cả các giá trị của x để \(A > 1\).

Ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,A > 1\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  - 2}} > 1\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt x }}{{\sqrt x  - 2}} - 1 > 0\\ \Leftrightarrow \dfrac{{\sqrt x  - \sqrt x  + 2}}{{\sqrt x  - 2}} > 0\\ \Leftrightarrow \dfrac{2}{{\sqrt x  - 2}} > 0\\ \Leftrightarrow \sqrt x  - 2 > 0\\ \Leftrightarrow \sqrt x  > 2\\ \Leftrightarrow x > 4\end{array}\)

Kết hợp điều kiện xác định ta có \(x > 4\) thỏa mãn.

Vậy để \(A > 1\) thì \(x > 4\).

Bài 3 (2,0 điểm)

Cách giải:

a) Vẽ parabol \(\left( P \right):\,\,y = 2{x^2}\).

Ta có bảng giá trị:

\(x\)

\( - 2\)

\( - 1\)

0

1

2

\(y = 2{x^2}\)

\(8\)

2

0

2

8

Do đó, parabol \(\left( P \right):\,\,\,y = 2{x^2}\) là đường cong đi qua các điểm \(\left( { - 2;8} \right)\), \(\left( { - 1;2} \right)\), \(\left( {0;0} \right)\), \(\left( {1;2} \right)\), \(\left( {2;8} \right)\) và nhận \(Oy\) làm trục đối xứng.

Đồ thị hàm số:

 

b) Cho phương trình \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 3m - 1 = 0\), (\(m\) là tham số).

Tìm tất cả các giá trị của m để phương trình có hai nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thỏa mãn \(x_1^2 + x_2^2 = 10\).

Để phương trình  \({x^2} - 2\left( {m + 1} \right)x + {m^2} + 3m - 1 = 0\)  (*) có 2 nghiệm phân biệt \({x_1},\,\,{x_2}\) thì:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,\,\Delta ' > 0\\ \Leftrightarrow {\left( {m + 1} \right)^2} - {m^2} - 3m + 1 > 0\\ \Leftrightarrow {m^2} + 2m + 1 - {m^2} - 3m + 1 > 0\\ \Leftrightarrow  - m + 2 > 0\\ \Leftrightarrow m < 2\end{array}\)

Khi đó, áp dụng định lí Vi-ét ta có: \(\left\{ \begin{array}{l}{x_1} + {x_2} = 2\left( {m + 1} \right) = 2m + 2\\{x_1}{x_2} = {m^2} + 3m - 1\end{array} \right.\).

Theo bài ra ta có:

\(\begin{array}{l}\,\,\,\,\,x_1^2 + x_2^2 = 10\\ \Leftrightarrow {\left( {{x_1} + {x_2}} \right)^2} - 2{x_1}{x_2} = 10\\ \Leftrightarrow {\left( {2m + 2} \right)^2} - 2\left( {{m^2} + 3m - 1} \right) = 10\\ \Leftrightarrow 4{m^2} + 8m + 4 - 2{m^2} - 6m + 2 = 10\\ \Leftrightarrow 2{m^2} + 2m - 4 = 0\\ \Leftrightarrow {m^2} + m - 2 = 0\\ \Leftrightarrow {m^2} - m + 2m - 2 = 0\\ \Leftrightarrow m\left( {m - 1} \right) + 2\left( {m - 1} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left( {m - 1} \right)\left( {m + 2} \right) = 0\\ \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m - 1 = 0\\m + 2 = 0\end{array} \right. \Leftrightarrow \left[ \begin{array}{l}m = 1\\m =  - 2\end{array} \right.\,\,\,\left( {tm} \right)\end{array}\)

Vậy \(m = 1\) hoặc \(m =  - 2\).

Bài 4 (3 điểm):

Cách giải:

Cho \(\Delta ABC\) có ba góc nhọn. Hai đường cao của \(\Delta ABC\)\(AD,\,\,BE\) cắt nhau tại \(H\,\,\,\left( {D \in BC,\,\,\,E \in AC} \right).\)

 

a) Chứng minh \(CDHE\) là tứ giác nội tiếp một đường tròn.

Ta có: \(AD,\,\,BE\) là hai đường cao của \(\Delta ABC\) (gt)

\( \Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}AD \bot BC = \left\{ D \right\}\\BE \bot AC = \left\{ E \right\}\end{array} \right.\) \( \Rightarrow \angle ADC = \angle BEC = {90^0}\)

Xét tứ giác \(CDHE\) ta có:

\(\angle HDC + \angle HEC = {90^0} + {90^0} = {180^0}\)

Mà hai góc này là hai góc đối diện

\( \Rightarrow \angle CDHE\) là tứ giác nội tiếp. (dhnb)

b) Chứng minh \(HA.HD = HB.HE.\)

Xét \(\Delta HAE\) và \(\Delta HBD\) ta có:

\(\angle AHE = \angle BHD\) (hai góc đối đỉnh)

\(\begin{array}{l}\angle AEH = \angle BDH = {90^0}\\ \Rightarrow \Delta AHE \sim \Delta BHD\,\,\,\left( {g - g} \right)\\ \Rightarrow \dfrac{{AH}}{{BH}} = \dfrac{{HE}}{{HD}} \Rightarrow AH.DH = BH.EH\,\,\,\left( {dpcm} \right).\end{array}\)

c) Gọi điểm \(I\)là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(CDHE.\) Chứng minh \(IE\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính \(AB.\)

Xét tứ giác \(ABDE\) ta có:

\(\angle ADB = \angle AEB = {90^0}\)

Mà hai đỉnh \(D,\,\,E\) là hai đỉnh liên tiếp của tứ giác

\( \Rightarrow \angle ABDE\) là tứ giác nội tiếp. (dhnb)

Lại có: \(\Delta AEB\) vuông tại \(E.\)

\( \Rightarrow A,\,\,B,\,\,D,\,\,E\) cùng thuộc đường tròn tâm \(O\) đường kính \(AB.\)

Ta có: \(ABDE\) là tứ giác nội tiếp (cmt)

\( \Rightarrow \angle EDC = \angle BAE\) (góc ngoài tại một đỉnh bằng góc trong tại đỉnh đối diện).  (1)

Ta có: \(I\) là tâm đường tròn ngoại tiếp tứ giác \(CDHE\)

\( \Rightarrow I\) là trung điểm của \(HC.\)

\(\Delta ECH\) vuông tại \(E\)  có đường trung tuyến \(EI\)

\( \Rightarrow EI = HI = \dfrac{1}{2}HC\) (đường trung tuyến ứng với cạnh huyền của tam giác vuông)

\( \Rightarrow \Delta HEI\) cân tại \(I\) \( \Rightarrow \angle IEH = \angle IHE\) (tính chất tam giác cân)

Hay \(IEH = \angle EHC\) (2)

Tứ giác \(CDHE\) là tứ giác nội tiếp (cmt)

\( \Rightarrow \angle CDE = \angle CHE\) (hai góc nội tiếp cùng chắn cung \(EC\))  (3)

Từ (1), (2) và (3) suy ra: \(\angle EDC = \angle BAE = \angle HEI\)

\(\Delta AOE\) cân tại \(O\,\,\left( {OA = OE} \right)\) \( \Rightarrow \angle OEB = \angle OBE\) (tính chất tam giác cân)

Hay \(\angle BAE = \angle OEA\)  

Mà \(\angle OBE + \angle BAE = {90^0}\)

\( \Rightarrow \angle OEB + \angle HEI = {90^0}\)

Hay \(OE \bot EI\)

\( \Rightarrow EI\) là tiếp tuyến của đường tròn đường kính\(AB.\) (đpcm)

Bài 5 (1,0 điểm)

Cách giải:

Cho các số thực dương \(x,\,\,y > 1\). Tìm giá trị nhỏ nhất của biểu thức \(P = \dfrac{{{x^2}}}{{y - 1}} + \dfrac{{{y^2}}}{{x - 1}}\).

Áp dụng BĐT Cô-si t có:

\(\begin{array}{l}x = x - 1 + 1 \ge 2\sqrt {\left( {x - 1} \right).1}  = 2\sqrt {x - 1} \\ \Rightarrow {x^2} \ge 4\left( {x - 1} \right)\\ \Rightarrow \dfrac{{{x^2}}}{{y - 1}} \ge \dfrac{{4\left( {x - 1} \right)}}{{y - 1}}\end{array}\)

Tương tự ta có: \(\dfrac{{{y^2}}}{{x - 1}} \ge \dfrac{{4\left( {y - 1} \right)}}{{x - 1}}\).

Khi đó ta có: 

\(\begin{array}{l}P = \dfrac{{{x^2}}}{{y - 1}} + \dfrac{{{y^2}}}{{x - 1}}\\\,\,\,\,\, \ge \dfrac{{4\left( {x - 1} \right)}}{{y - 1}} + \dfrac{{4\left( {y - 1} \right)}}{{x - 1}}\\\,\,\,\, \ge 2\sqrt {\dfrac{{4\left( {x - 1} \right)}}{{y - 1}}.\dfrac{{4\left( {y - 1} \right)}}{{x - 1}}}  = 8\end{array}\)

Dấu “=” xảy ra \( \Leftrightarrow \left\{ \begin{array}{l}x - 1 = 1\\y - 1 = 1\\\dfrac{{x - 1}}{{y - 1}} = \dfrac{{y - 1}}{{x - 1}}\end{array} \right. \Leftrightarrow x = y = 2\).

Vậy \(\min P = 8 \Leftrightarrow x = y = 2\).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"