Giải bài 4 trang 85 sách bài tập toán 9 - Chân trời sáng tạo tập 1

2024-09-14 18:52:57

Đề bài

Cho đường tròn (O; 8 cm) và hai điểm A, B nằm trên đường tròn thoả mãn AB = 6 cm. Vẽ đường kính MN sao cho hai đoạn thẳng MN và AB không có điểm chung. Gọi A’, B’ lần lượt là hai điểm đối xứng với A, B qua MN. Chứng minh:

a) ABB’A’ là hình thang cân.

b) Bốn điểm A, B, B’, A’ cùng nằm trên đường tròn (O; 8 cm).

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Dựa vào: Đường tròn tâm O bán kính R (R > 0) là hình gồm tất cả các điểm cách điểm O một khoảng bằng R.

Mọi đường thẳng đi qua tâm của đường tròn đều là trục đối xứng của nó.

Lời giải chi tiết

a) Ta có AA’ // BB’ (Vì cùng vuông góc với MN)  (1)

Gọi I, J lần lượt là giao điểm của MN với AA’, BB’. Ta có \(\Delta AIJ = \Delta A'IJ\), suy ra AJ = A’J, suy ra \(\Delta ABJ = \Delta A'B'J\), suy ra \(\widehat B = \widehat {B'}\).                (2)

Từ (1) và (2), suy ra ABB’A’ là hình thang cân.

b) Ta có MN là trục đối xứng của đường tròn (O; 8 cm), A, B đã thuộc đường tròn (O; 8 cm) suy ra A’, B’ là hai điểm đối xứng với A, B qua MN nên cũng thuộc đường tròn (O; 8 cm), suy ra bốn điểm A, B, A’, B’ cùng nằm trên đường tròn (O; 8 cm).

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"