Giải bài 36 trang 117 sách bài tập toán 9 - Cánh diều tập 1

2024-09-14 18:55:43

Đề bài

Cho đường tròn (O; 1dm) và ba điểm A, B, C nằm trên đường tròn sao cho \(\widehat {ABC} = 45^\circ \), \(\widehat {ACB} = 15^\circ \). Kẻ AH vuông góc với BC tại H, tia AH cắt đường tròn (O) tại E (Hình 36). Tính:

a) Số đo cung nhỏ CE và số đo cung lớn BC;

b) Độ dài các đoạn thẳng AC, BC.

Phương pháp giải - Xem chi tiết

a) Số đo cung nhỏ CE bằng \(2.\widehat {HAC}\) (do góc HAC nôi tiếp chắc cung nhỏ CE).

Số đo cung lớn BC bằng \(2.\widehat {BAC}\) (do góc BAC nội tiếp chắn cung lớn BC).

b) Bước 1: Chứng minh tam giác OAC vuông cân để tính AC.

Bước 2: Chứng minh \(\Delta OBM = \Delta OCM\) để suy ra \(BM = CM = \frac{{BC}}{2}\)

Bước 3: Tính góc OCM.

Bước 4: Áp dụng tỉ số lượng giác trong tam giác vuông OCM để tính CM.

Bước 5: Tính \(BC = 2CM\).   

Lời giải chi tiết

Kẻ OM vuông góc với BC tại M, suy ra \(\widehat {BMO} = \widehat {MCO} = 90^\circ \).

a) Xét tam giác HAC vuông tại H có \(\widehat {HAC} + \widehat {ACH} = 90^\circ \) hay \(\widehat {HAC} = 90^\circ  - \widehat {ACH} = 90^\circ  - 15^\circ  = 75^\circ \)

Mặt khác, \(\widehat {HAC}\) là góc nội tiếp chắn cung nhỏ EC nên số đo cung nhỏ EC là \(2.\widehat {HAC} = 2.75^\circ  = 150^\circ \).

Xét tam giác ABC có \(\widehat {BAC} + \widehat {ABC} + \widehat {ACB} = 180^\circ \) hay

\(\widehat {BAC} = 180^\circ  - \left( {\widehat {ABC} + \widehat {ACB}} \right) \\= 180^\circ  - \left( {45^\circ  - 15^\circ } \right) \\= 120^\circ \)

mà \(\widehat {BAC}\) là góc nội tiếp chắn cung lớn BC nên số đo cung lớn BC là \(2.\widehat {BAC} = 2.120^\circ  = 240^\circ \).

b) Ta có góc ABC nội tiếp chắn cung AC của (O), mà \(\widehat {ABC} = 45^\circ \) nên số đo cung AC là \(2.\widehat {ABC} = 2.45^\circ  = 90^\circ \).

Do đó góc ở tâm chắn cung AC là góc AOC có số đo bằng \(90^\circ \).

Xét tam giác OAC có \(OA = OC = 1\)dm (cùng bằng bán kính (O)), \(\widehat {AOC} = 90^\circ \) suy ra tam giác OAC vuông cân tại O, do đó \(CA = \sqrt {O{A^2} + O{C^2}} \) (Định lí Pythagore) hay \(CA = \sqrt {{1^2} + {1^2}}  = \sqrt 2 \)dm.

Xét 2 tam giác OBM và OCM có

\(OB = OC\) (cùng bằng bán kính (O))

OM chung

\(\widehat {BMO} = \widehat {MCO} = 90^\circ \)

Suy ra \(\Delta OBM = \Delta OCM\) (cạnh huyền – cạnh góc vuông), do đó \(BM = CM = \frac{{BC}}{2}\).

Ta có \(\Delta OAC\) vuông cân nên \(\widehat {OCA} = 45^\circ \). Ta lại có \(\widehat {OCM} = \widehat {OCA} - \widehat {ACB} = 45^\circ  - 15^\circ  = 30^\circ \)

Mặt khác, tam giác OCM vuông tại M nên \(CM = OC.\cos \widehat {OCM} = 1.\cos 30^\circ  = \frac{{\sqrt 3 }}{2}\)dm.

Vậy \(BC = 2CM = 2.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = \sqrt 3 \)dm.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"