Câu 1
Trả lời Câu hỏi 1 trang 76 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Xác định thể thơ, đề tài và bố cục của bài thơ.
Phương pháp giải:
Đọc toàn bài thơ và xác định thể thơ, đề tài và bố cục.
Lời giải chi tiết:
- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật.
- Bố cục:
+ 2 câu đề: Nỗi cô đơn, buồn tủi của người phụ nữ.
+ 2 câu thực: Nỗi niềm bẽ bàng, chua xót về thân phận.
+ 2 câu luận: Nỗi phẫn uất, không cam chịu.
+ 2 câu kết: Nỗi ngậm ngùi, xót xa.
- Đề tài: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
Câu 2
Trả lời Câu hỏi 2 trang 76 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Hai câu đề miêu tả thời gian, không gian nào và gợi tâm trạng gì?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ toàn bài thơ để nhận xét về hai câu đề.
Lời giải chi tiết:
- Thời gian nửa đêm về sáng, không gian vắng vẻ, tĩnh lặng (được gợi ra qua âm thanh của tiếng gà gáy “văng vẳng").
- Tâm trạng: buồn, u uất (hình ảnh nhân vật trữ tình thao thức giữa đêm khuya với nỗi niềm riêng; cấu trúc đảo ngữ ở câu thơ thứ hai nhấn mạnh trạng thái cảm xúc “oán hận” - vừa đau khổ vừa phẫn uất như bao trùm cả vạn vật).
Câu 3
Trả lời Câu hỏi 3 trang 76 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Hai câu thực và hai câu luận thể hiện những trạng thái cảm xúc nào?
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu thực và hai câu luận để nhận xét về trạng thái cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
- Hai câu thực: Chú ý biện pháp tu từ nhân hoá (mõ thảm, chuông sầu), cấu trúc đối tương phản (không - mà cũng, chẳng - cớ sao), các từ mô phỏng và gợi âm thanh (cốc, om), ... để cảm nhận nỗi đau buồn, sầu hận trào dâng trong tâm hồn nhân vật trữ tình. Nỗi thảm sầu muốn quên đi, không “chạm” tới mà vẫn cứ “kêu” lên.
- Hai câu luận: Chú ý cấu trúc đối của hai câu thơ và các từ láy (rầu rĩ, mõm mòm) thể hiện nỗi buồn nản, chán chường trĩu nặng. Nhân vật trữ tình trong bài thơ như bị vây bủa bởi “miệng thể", “tiếng đời” cay nghiệt và sự éo le, trớ trêu, nghiệt ngã của thân phận “đàn bà” - với duyên phận lỡ làng như trái chín “mõm mòm” sắp úa tàn, rơi rụng...
Câu 4
Trả lời Câu hỏi 4 trang 76 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc của bài thơ trong hai câu thơ kết.
Phương pháp giải:
Đọc kĩ hai câu kết để chỉ ra sự chuyển mạch cảm xúc.
Lời giải chi tiết:
+ “ngán”: tâm trạng ngậm ngùi, chán nản, tuyệt vọng, không còn quan tâm đến cuộc đời.
+ Từ “xuân” (xuân đi) chỉ tuổi trẻ con người đang dần trôi qua.
+ Từ “xuân” (xuân lại lại) chỉ sự tuần hoàn, lặp lại của mùa xuân đất trời
=> Người phụ nữ đau xót khi tuổi xuân của mình một đi không trở lại nhưng mùa xuân thiên nhiên vẫn cứ tuần hoàn.
+ “Mảnh tình”: duyên phận mỏng manh, ít ỏi, chóng tàn.
+ “san sẻ”: tình duyên vốn không trọn vẹn lại phải chia cắt, san sẻ.
+ “tí con con”: những gì còn lại.
=> Thủ pháp tăng tiến giảm dần: nhấn mạnh thân phận đáng thương, tội nghiệp của người phụ nữ. Tình duyên của họ đã lận đận, vất vả, mỏng manh lại phải san sẻ với người khác để rồi chỉ còn lại tí con con cho bản thân.
Câu 5
Trả lời Câu hỏi 5 trang 77 SGK Văn 9 Kết nối tri thức
Nêu chủ đề của bài thơ. Chủ đề đó giúp em hiểu thêm điều gì về tư tưởng, tình cảm của tác giả?
Phương pháp giải:
Đọc lại toàn bài thơ để xác định chủ đề và nhận xét về tư tưởng tình cảm của tác giả.
Lời giải chi tiết:
- Chủ để: số phận bi kịch của người phụ nữ trong xã hội phong kiến và khát vọng tình yêu, hạnh phúc tha thiết, mãnh liệt.
- Tư tưởng, tình cảm của tác giả: thấu hiểu, đồng cảm với thân phận của người phụ nữ lỡ làng duyên phận; khẳng định, ngợi ca bản lĩnh, ý thức về giá trị, về quyền sống và hạnh phúc của họ.
Bài đọc