Soạn bài Ba chàng sinh viên SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức

2024-09-14 18:57:00

1

Trả lời Câu hỏi 1 Trước khi đọc trang 9 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Em hiểu gì về công việc của một thám tử?

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thám tử là người chuyên thực hiện các hoạt động điều tra, theo dõi, giám sát, xác minh các vụ việc một cách độc lập theo yêu cầu. Thám tử có thể là một thành viên của một lực lượng điều tra nào đó hoặc là một người hoạt động độc lập theo kiểu sở hữu tư nhân nên được gọi là thám tử tư.


2

Trả lời Câu hỏi 2 Trước khi đọc trang 9 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Nêu tên một nhân vật thám tử trong tác phẩm văn học hoặc bộ phim mà em biết. Chia sẻ ngắn gọn cảm nhận của em về nhân vật đó.

Phương pháp giải:

Dựa vào hiểu biết cá nhân để chia sẻ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Em rất thích nhân vật Kudo Shinichi trong bộ truyện Thám tử lừng danh Conan.

- Nhân vật chính của bộ truyện này là Kudo Shinichi, sau khi bị teo nhỏ đã trở thành cậu học sinh lớp 1 Edogawa Conan. Mặc dù cơ thể bị teo nhỏ nhưng trí thông minh của Conan không hề thay đổi. Cậu là con của nhà văn trinh thám nổi tiếng Kudo Yusaku và nữ minh tinh xinh đẹp Kudo Yukiko. Thừa hưởng “máu trinh thám” cùng trí thông minh của bố, ngay từ nhỏ Kudo Shinichi đã đam mê đọc sách, đặc biệt là các bộ tiểu thuyết trinh thám và bộc lộ sở thích suy luận từ sớm. Xuyên suốt bộ truyện tính đến nay gần 100 tập, người đọc không hỏi ngạc nhiên trước sự hiểu biết như một cuốn bách khoa toàn thư di động của Conan. Mặc dù có vẻ lúc nào cũng chỉ biết đến các vụ án nhưng thực ra Shinichi là người rất tình cảm, cậu luôn để ý đến những chi tiết nhỏ, nhờ vậy mà có những hành động cực kỳ tinh tế. Để miêu tả cậu thám tử trẻ tuổi này, ngoài sự thông minh ra chắc hẳn tính từ đúng nhất sẽ là “bình tĩnh”. Trải qua vô số tình huống nguy hiểm, thậm chí cận kề cái chết nhưng cực kỳ ít lần Conan tỏ ra hoảng sợ, trái lại cậu càng trở nên bình tĩnh hơn. Đó chắc hẳn là điều mà một thám tử giỏi cần sở hữu - "một cái đầu lạnh". 


1

Trả lời Câu hỏi 1 Trong khi đọc trang 7 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Vụ việc mà thầy Xôm muốn Sơ-lốc Hôm giúp đỡ.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn đầu để chỉ ra vụ việc

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thầy Xôm muốn Sơ-lốc Hôm giúp đỡ về vụ việc có người đã vào phòng làm việc của ông và sao chép đề thi quan trọng


2

Trả lời Câu hỏi 2 Trong khi đọc trang 8 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Thầy Xôm nghi ngờ sinh viên nào đã chép trộm đề thi?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn tiếp theo để đưa ra nghi ngờ của thầy Xôm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thầy giáo nghĩa Mắc Le-rờn là đáng nghi ngờ nhất. 


3

Trả lời Câu hỏi 3 Trong khi đọc trang 9 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Oát-xơn nghi ngờ ai là thủ phạm chép trộm đề thi?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn tiếp để đưa ra nghi ngờ của nhân vật

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Oát-xơn nghi ngờ: Gã ăn nói lỗ mãng ở tầng trên cùng và gã người Ấn cũng có vẻ ranh ma


4

Trả lời Câu hỏi 4 Trong khi đọc trang 9 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Những ai liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra những nhân vật liên quan đến vụ chép trộm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Những nhân vật liên quan:

+ Thầy Xôm

+ 3 cậu sinh viên: Ghi-crít; Đao-lát Rát; Mai Mắc Le-rờn.

+ Người hầu Be-ni-xtơ.


5

Trả lời Câu hỏi 5 Trong khi đọc trang 10 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Lúc này, Sơ-lốc Hôm đã biết thủ phạm chép trộm đề thi chưa?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra phán đoán của Hôm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hôm đã đoán ra được thủ phạm chép trộm đề thi


6

Trả lời Câu hỏi 6 Trong khi đọc trang 11 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Suy luận của Sơ-lốc Hôm về thủ phạm chép trộm đề thi

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để đưa ra suy luận của Hôm về thủ phạm chép trộm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thầy Xôm, từ lúc thầy nói rằng không có ai, kể cả Be-ni-xtơ, biết đề thi ở trong phòng thầy, vụ này đã bắt đầu tựu hình rõ rệt trong đầu tôi. Chúng ta có thể gạt thợ in ra khỏi diện nghi vấn, Nếu muốn anh ta có thể chép lại đề thi ngay trong nhà mình. Tôi cũng không nghi ngờ cậu người Ấn, vì bản in thử được cuộn lại nên cậu ta không thể biết đó là gì. Mặt khác tôi không tin có người tình cờ bước vào và vô tình thấy đề thi...chẳng mấy chốc tôi đã có được chúng...


7

Trả lời Câu hỏi 7 Trong khi đọc trang 13 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Những người có liên quan đến vụ việc chép trộm đề thi có đúng như dự đoán của em không?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, xem lại phần dự đoán của em để đưa ra kết quả

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Đúng như dự đoán của em thì Ghi-crít và gã hầu Be-ni-xtơ có liên quan đến vụ trộm đề thi


1

Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 14 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Tóm tắt chuỗi sự kiện của tác phẩm theo trật tự: vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt - hành trình phá án của người điều tra - công bố sự thật.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để tóm tắt chuỗi sự kiện

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Vụ việc gây lo lắng, hoảng hốt: Thầy Xôm phát hiện đã có người sao chép đề thi quan trọng của kì thi danh giá.

- Hành trình phá án của người điều tra: Hôm xuất hiện và đã xem xét từng đồ vật trong phòng cũng như đi gặp từng người để quan sát.

- Công bố sự thật: Cậu sinh viên Ghi-crít đã sao chép đề và người hầu Be-ni-xto đã che đậy cho cậu sinh viên vì bố cậu từng có ơn với người hầu.

- Cuối cùng, Hôm đã nhắn nhủ Ghi- crit bài học "Cậu đã vấp ngã một lần và tôi mong cậu có thể vươn cao trong tương lai”.


2

Trả lời Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 14 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Vụ án xảy ra ở đâu? Những dấu vết quan trọng nào đã được Sơ-lốc Hôm phát hiện trong không gian đó?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để chỉ ra địa điểm xảy ra vụ án và những dấu vết quan trọng.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Vụ án xảy ra trong phòng của thầy Hôm.

- Những dấu vết quan trọng:

+ Đề bài thi ở trên bài của thầy đã có sự dịch chuyển.

+ Trên mặt bàn làm việc của thầy Xôm có vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài khoảng 3 inch và một mẩu bột đen nhỏ.


3

Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 14 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Chỉ ra các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra. Việc tạo ra áp lực về thời gian điều tra như vậy có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ cả văn bản để chỉ ra các chi tiết và từ đó nhận xét về thời gian điều tra.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Các chi tiết cho thấy áp lực về thời gian của cuộc điều tra:

+ Thời gian bắt đầu xảy ra vụ việc là từ 4 giờ 30 chiều khi thầy Xôm dùng trà với người bạn đã hẹn của mình. Và buổi sáng ngày mai là thời gian sinh viên vào phòng thi và nhận đề bài thi môn tiếng Hy Lạp để lấy học bổng. Thời gian phá án của Hôm là một buổi tối, khoảng thời gian hết sức ngắn ngủi để điều tra ra người đã cố ý lẻn vào phòng thầy Xôm chép đề bài thi và giúp thầy Xôm thoát khỏi rắc rối. Thời gian ngắn và gấp rút đã khiến cho Hôm căng thẳng, suy nghĩ để tìm ra những giả thiết, lập luận cho vụ án.

=> Đồng thời nhà văn đã tạo cho người đọc cảm giác hồi hộp, thể hiện được tài phá án của Sơ- lốc Hôm.


4

Trả lời Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 14 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Để tạo nên sự hấp dẫn của truyện trinh thám, nhà văn thường đánh lạc hướng suy luận của người đọc để cuối cùng, chân tướng sự việc lộ diện bất ngờ. Đặc điểm này được thể hiện như thế nào trong truyện Ba chàng sinh viên?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ toàn bộ đoạn văn để nhận xét về đặc điểm thể hiện

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Dấu vết quan trọng thủ phạm để lại đó là mẩu bột đen nhỏ như mùn cưa. Ghi-crit là vận động viên ở ngoài sân vận động, đôi giày cậu ta đeo là giày đinh. Khi vân động ở đó, đất sẽ bám vào đinh giày và khi bỏ trốn thủ phạm đã làm mẩu đất rã ra, rơi xuống phòng ngủ và bàn làm việc của thầy. Vì thời gian phá án gấp rút nên ông đã lập ra một tòa án nhỏ để thủ phạm phải khiếp sợ. Hôm đã nghi ngờ kẻ tình nghi đó là ngã người hầu Be-ni-xto. Với những suy nghĩ cùng với lời nói sắc bén, hùng hồn của Hôm đã khiến cho người hầu ấp úng khai ra sự việc. Và cuối cùng bằng những chứng cứ thu thập được, dấu vết hung thủ để lại và lời lẽ lập luận của mình, Sơ- lốc Hôm đã tìm ra được hung thủ là Ghi-crit.


5

Trả lời Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 14 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Phân tích cách thức giúp Sơ-lốc Hôm đi đến kết luận về người có hành động gian dối trước khi kì thi diễn ra (loại trừ giả thiết, xem xét hiện trường, tìm kiếm bằng chứng). Qua đó, nhận xét về tài năng phá án của vị thám tử.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ cả văn bản để phân tích cách thức

Lời giải chi tiết:

Cách 1

+ Dấu vết đầu tiên hung thủ để lại đó chính là vài mảnh vỏ bút chì, một đầu chì gãy, vết rách dài 3inch, một mẩu bột đen và Hôm nhận ra một dấu vết quan trọng là hung thủ đã ngủ trong phòng của thầy.

+ Hôm đã kiểm tra kỹ càng cửa sổ phòng thầy Xôm, để ước lượng chiều cao của hung thủ, người đó phải cao tầm Hôm hoặc hơn thì mới có thể lẻn vào. Và trong ba sinh viên thì Ghi-crit là vận động viên nhảy xa nên đây là kẻ tình nghi đầu tiên của Hôm.

+ Dấu vết quan trọng thủ phạm để lại đó là mẩu bột đen nhỏ như mùn cưa. Ghi- crit là vận động viên ở ngoài sân vận động, đôi giày cậu ta đeo là gìay đinh. Khi vân động ở đó, đất sẽ bám vào đinh giày và khi bỏ trốn thủ phạm đã làm mẩu đất rã ra, rơi xuống phòng ngủ và bàn làm việc của thầy.

+ Vì thời gian phá án gấp rút nên ông đã lập ra một tòa án nhỏ để thủ phạm phải khiếp sợ. Hôm đã nghi ngờ kẻ tình nghi đó là ngã người hầu Be-ni- xto.

=> Với những suy nghĩ cùng với lời nói sắc bén, hùng hồn của Hôm đã khiến cho người hầu ấp úng khai ra sự việc. Và cuối cùng bằng những chứng cứ thu thập được, dấu vết hung thủ để lại và lời lẽ lập luận của mình, Sơ- lốc Hôm đã tìm ra được hung thủ là Ghi- crit.


6

Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 14 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Việc nhà văn để cho Oát-xơn bạn thân của Sơ-lốc Hôm vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất có tác dụng gì?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ đoạn văn để nhận xét về tác dụng vào vai người kể chuyện ngôi thứ nhất

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Tác dụng làm cho câu chuyện thêm phần hấp dẫn, hồi hộp, thêm phần chân thực. Người đọc như đang được trực tiếp được nhìn thấy diễn biến của câu chuyện


7

Trả lời Câu hỏi 7 Sau khi đọc trang 14 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Em rút ra bài học gì từ câu chuyện được kể trong tác phẩm?

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản để rút ra bài học được kể trong tác phẩm

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Khi chúng ta gây ra lỗi lầm, chúng ta phải biết nhận lỗi và sửa lỗi của mình. Con đường phía trước đang rộng mở phía trước, chúng ta hãy tiến về phía trước. Lần vấp ngã là bài học kinh nghiệm để ta vững vàng hơn trong tương lai. Cuối cùng, Hôm và người bạn quay trở về nhà với bữa điểm tâm buổi sáng đang đợi ở nhà. 


Viết kết nối đọc

Trả lời Câu hỏi Viết kết nối với đọc trang 14 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Viết đoạn văn (khoảng 7-9 câu) trình bày suy nghĩ của em về nhân vật Be-ni-xtơ hoặc Ghi-crít trong truyện Ba chàng sinh viên.

Phương pháp giải:

Đọc kĩ văn bản, áp dụng với kiến thức của bản thân để viết đoạn văn

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Trong văn bản “Ba chàng sinh viên” của tác giả A-thơ Cô-nan Đoi-lơ, em ấn tượng với nhân vật Be-ni-xtơ. Nhân vật là một người hầu trong ngôi nhà trọ. Khi phát hiện Ghi-crít sao chép đề thi và trốn trong phòng, ông đã cố gắng che đậy cho cậu sinh viên. Không phải vì nhân vật muốn bao che cho những sự việc gian dối mà vì bố của cậu sinh viên này có ơn với ông và ông cần phải quan tâm và chăm sóc cậu thay bố của cậu. Sau khi đã giúp cậu sinh viên bao che xong, ông đã nói rõ phải trái cho cậu sinh viên hiểu. Điều này chứng tỏ ông là một người rất tốt bụng, nhớ ơn người giúp mình và hướng về điều đúng đắn.


Bài đọc

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"