Soạn bài Thực hành tiếng Việt trang 54 SGK Ngữ văn 9 tập 2 Kết nối tri thức

2024-09-14 18:57:04

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 Thực hành Tiếng Việt trang 54 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Bên cạnh nghĩa gốc, các từ ngân hàng, cổng, gạo cội, lăn tăn còn có nghĩa chuyển mới xuất hiện. Hãy xác định nghĩa mới của mỗi từ và đặt câu với từ được theo nghĩa mới đó.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa mới của từ ngữ.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

* Nghĩa chuyển và đặt câu:

- Ngân hàng:

+ Là kho lưu trữ các tài liệu.

+ Đặt câu: Em hãy vào ngân hàng của trường để lấy đề cương học tập nhé.

- Cổng:

+ Là thiết bị dùng để hướng dẫn và làm cho đồng bộ việc chuyển dữ liệu giữa đơn vị xử lí trung tâm của máy tính với các thiết bị ngoại vi (như máy in, chuột, modem, v.v.), hoặc giữa các máy tính với nhau trong một mạng máy tính.

+ Đặt câu: Cậu cho tớ mượn cổng máy tính vào buổi thuyết trình ngày mai nha.

- Gạo cội:

+ Chỉ thành phần ưu tú trong một giới.

+ Đặt câu: Đó là những gạo cội trong giới khoa học công nghệ.

- Lăn tăn:

+ Nhỏ đều và chen nhau với số lượng lớn.

+ Đặt câu: Mầm cải mọc lăn tăn.


Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 Thực hành Tiếng Việt trang 54 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Tìm từ ngữ mới trong tiếng Việt được hình thành theo hai cách sau (mỗi cách tìm 2 từ ngữ).

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa mới của từ ngữ để thực hiện yêu cầu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

- Bàn tay vàng:

+ Nghĩa gốc: Bàn tay được làm bằng nguyên liệu vàng.

+ Nghĩa mới: Bàn tay tài giỏi, khéo léo, hiếm có trong lao động.

- Cơm bụi:

+ Nghĩa gốc: Đồ ăn được nấu bằng gạo dính nhiều cát, bẩn.

+ Nghĩa mới: Cơm giá rẻ, thường bán trong những hàng quán nhỏ, tạm bợ.

b.

- Gác-ba-ga

- Xà phòng


Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 Thực hành Tiếng Việt trang 54 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Đọc các đoạn thơ sau trong bài “Mưa xuân” và thực hiện yêu cầu nêu bên dưới:

a. Bữa ấy mưa xuân phơi phới bay

Hoa xoan lớp lớp rụng vơi đầy

Hội chèo làng Đặng đi ngang ngõ,

Mẹ bảo: “Thôn Đoài hát tối nay”.

b. Lòng thấy giăng tơ một mối tình

Em ngừng thoi lại giữa tay xinh

Hình như hai má em bừng đỏ

Có lẽ là em nghĩ đến anh.

Yêu cầu:

(1) Xác định nghĩa của những từ ngữ in đậm.

(2) Đặt câu với mỗi từ ngữ in đậm.

Phương pháp giải:

Gợi nhớ kiến thức về nghĩa mới có từ ngữ để xác định nghĩa và đặt câu.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

(1):

Phơi phới: Mở rộng và tung bay trước gió

Giăng tơ: tượng trưng cho sự chớm nở, len lỏi của một tình cảm mới.

(2)

Lá cờ Tổ quốc phơi phới tung bay trên bầu trời xanh thẳm.

Ký ức về mối tình đầu như giăng tơ, len lỏi trong tâm trí em, không thể nào phai mờ.


Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 Thực hành Tiếng Việt trang 54 SGK Ngữ văn 9 Kết nối tri thức

Xác định biện pháp tu từ trong các khổ thơ sau của bài Mưa xuân và nêu tác dụng:

a. Em là con gái trong khung cửi

Dột lụa quanh năm với mẹ già

Lòng trẻ còn như cây lụa trắng

Mẹ già chưa bán chợ làng xa.

b. Thôn Đoài vào đám hát thâu đêm,

Em mải tìm anh chả thiết xem.

Chắc hẳn đêm nay giường cửi lạnh,

Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em.

c. Bữa ấy mưa xuân đã ngại bay

Hoa xoan đã nát dưới chân giày

Hội chèo làng Đặng về ngang ngõ

Mẹ bảo: “Mùa xuân đã cạn ngày.”

Phương pháp giải:

Cách 1

a.

- Biện pháp tu từ: So sánh “như cây lụa trắng”.

- Tác dụng: Thể hiện tấm lòng của người con gái, đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

b.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”.

- Tác dụng: Thể hiện sự thiếu vắng của nhân vật trữ tình vì mải miết đi tìm hình bóng người thương. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

 c.

- Biện pháp tu từ: Nhân hóa “Mưa xuân đã ngại bay”.

- Tác dụng: Thể hiện dấu hiệu ngày xuân đã sắp kết thúc. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Lời giải chi tiết:

Câu

Biện pháp

Tác dụng

a

So sánh “như cây lụa trắng”.

Thể hiện tấm lòng của người con gái, đồng thời làm cho câu thơ thêm gợi hình gợi cảm.

b

Nhân hóa “Thoi ngà nằm nhớ ngón tay em”.

Thể hiện sự thiếu vắng của nhân vật trữ tình vì mải miết đi tìm hình bóng người thương. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn.

c

Nhân hóa “Mưa xuân đã ngại bay”.

Thể hiện dấu hiệu ngày xuân đã sắp kết thúc. Đồng thời làm cho câu thơ thêm sinh động và hấp dẫn hơn.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"