Soạn bài Viết bài văn nghị luận phân tích một tác phẩm văn học SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 18:57:18

1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 49 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em có nhận xét gì về cách sắp xếp luận điểm trong bài viết?

Phương pháp giải:

Xác định luận điểm trong bài và đưa ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách sắp xếp luận điểm trong bài viết đều nhằm mục đích nổi bật chủ đề.

Luận điểm 1 làm rõ từng khía cạnh của chủ đề

Luận điểm 2 nêu những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật trong tác phẩm và tác dụng của nó trong việc thể hiên nội dung tác phẩm


2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 49 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Bài viết đã phân tích những phương diện nội dung nào của chủ đề truyện Bồng chanh đỏ?  Từ đó, em rút ra kinh nghiệm gì khi phân tích nội dung chủ để của một tác phẩm văn học?

Phương pháp giải:

Xác định nội dung làm rõ chủ đề và rút ra kinh nghiệm khi phân tích nội dung chủ đề của một tác phẩm văn học

Lời giải chi tiết:

- Chủ đề: cách ứng xử của con người với thiên nhiên.

+ Phương diện nội dung 1: sự việc tìm bắt chim bồng chanh

+ Phương diện nội dung 2: Chuyển biến trong nhận thức của nhân vật Hoài.

à Kinh nghiệm khi phân tích nội dung chủ đề của một tác phẩm văn học:

 - Cần xác định nội dung trọng tâm của tác phẩm văn học xoay quanh chủ đề gì.

- Chủ đề của bài phản ánh qua nhân vật, hình ảnh, sự việc, cốt truyện,…


3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 49 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tác giả bài viết đã phân tích lí lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ các đặc sắc về nghệ thuật truyện Bồng chanh đỏ như thế nào?

Phương pháp giải:

Xác định lí lẽ, bằng chứng và phân tích để làm sáng tỏ nghệ thuật.

Lời giải chi tiết:

- Tác giả đã nêu những lí lẽ về hình thức nghệ thuật: xây dựng cốt truyện, xây dựng tâm lí nhân và cách chịn chi tiết tiêu biểu. Trong từng lí lẽ trên tác giả lấy bằng chứng trong truyện để làm sáng tỏ.  Lí lẽ và bằng chứng được sắp xếp một cách hợp lí, lí lẽ trước, bằng chứng sau. Sau đó lại đưa ra lời ý kiến đánh giá về bằng chứng đó.


4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 49 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Theo em, phần mở bài và kết bài có điểm gì ấn tượng? Trình bày thêm một số cách viết để mở bài và kết bài được lôi cuốn, hấp dẫn.

Phương pháp giải:

Xác định mở bài và kết bài, nêu ấn tượng của bản thân và trình bày thêm một cách cách viết mở bài kết bài lôi cuốn

Lời giải chi tiết:

- Mở bài và kết bài tác giả đã khẳng định lại ý kiến về nội dung chủ đề và những nét đặc sắc nghệ thuật, nêu cảm nghĩ, tác động của tác phẩm đối với bản thân.

Một số cách viết để mở bài và kết bài được lôi cuốn, hấp dẫn.

Người viết xuất phát từ một ý kiến, một câu chuyện, một đoạn thơ, đoạn văn, một phát ngôn của nhân vật nổi tiếng nào đó,... dẫn dắt người đọc đến vấn đề sẽ bàn luận trong bài viết. 

Sử dụng mở bài gián tiếp: so sánh, đi từ đề tài, giai đoạn, thể loại,..

Kết bài: đưa ra nhận định của những nhà văn, nhà thơ khác về tác phẩm


Hướng dẫn viết

Trả lời Câu hỏi trang 49 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo 4

Câu lạc bộ Văn học trường em phát động cuộc thi viết “Tác phẩm văn học trong tôi”. Em hãy chọn một tác phẩm văn học mình yêu thích (thơ hoặc truyện) để viết bài nghị luận và gửi cho ban tổ chức cuộc thi.

Phương pháp giải:

Lựa chọn một tác phẩm em yêu thích để trả lời

Lời giải chi tiết:

Tố Hữu là nhà thơ lớn của nền thơ hiện đại Việt Nam. Với bảy tập thơ lớn, thơ ông được xem là biên niên sử bằng thơ của cách mạng Việt Nam. Đối với Tố Hữu, con đường thơ ca cũng là con đường cách mạng. Thơ ông song hành với con đường cách mạng và phản ánh những chặng đường cách mạng quan trọng của dân tộc. Bài thơ Nhớ đồng là nỗi niềm thương nhớ đồng quê, cảnh vật con người, đồng bào đồng chí của người tù cộng sản trẻ tuổi trong những ngày tháng bị giam ở nhà lao Thừa Thiên Huế. 

    Tháng 7 năm 1939 Tố Hữu bị thực dân Pháp bắt và giam tại nhà tù Thừa Thiên Huế. Tuy bị giam cầm trong tù ngục nhưng ông vẫn làm thơ. Bài thơ Nhớ đồng được sáng tác trong hoàn cảnh đó và được trích trong tập thơ: Từ ấy trong phần xiềng xích. Đây là một bài thơ tiêu biểu của tập thơ Từ ấy. “Gì sâu bằng những trưa thương nhớ 

Hiu quạnh bên trong một tiếng hò!

 Đâu gió cồn thơm đất nhả mùi 

Đâu ruồng tre mát thở yên vui 

Đâu từng ô mạ xanh mơn mởn 

Đâu những nương khoai ngọt sắn bùi?” 

     Về mặt hoàn cảnh trữ tình, khi nghe một tiếng hò vọng lên lẻ loi, đơn độc giữa trời trưa, thi sĩ cảm nhận tất cả sự hiu quạnh, và bỗng thấy nhớ thương đồng quê, con người nhọc nhằn trên đồng quê ấy. Đó là sự đồng cảm, hòa điệu của nhiều nỗi hiu quạnh: hiu quạnh của không gian đồng vắng, của thời gian trưa vắng, của cuộc đời buồn tủi nhọc nhằn và hiu quạnh ngay trong lòng người đang bị giam cầm giữa bốn bức tường đá, cách biệt với cuộc sống bên ngoài. Về mặt nội dung, hai câu thơ vang lên một tiếng than. Tiếng kêu xác nhận về nỗi quạnh hiu thăm thẳm mà mình đang trải nghiệm. Cũng là tiếng kêu của một triết lí về nỗi quạnh hiu cùng cực, không gì có thể sánh nổi này! Qua đó, người ta thấy được một cõi lòng hoang vắng vì cách biệt và thiếu vắng cảnh sắc cuộc sống bên ngoài. Cho nên nổ là nỗi quạnh hiu của một người tha thiết yêu đời mà bị cách li khỏi cuộc đời. Âm thanh tiếng hò gợi nhớ về quê h­ương. Thế giới bên ngoài là đồng quê, hình ảnh con ngư­ời, mùi hư­ơng, màu sắc, âm thanh. Đó là những hình ảnh thân thuộc, da diết của quê hương, xứ sở. Trong xa cách, nỗi nhớ của nhà thơ dường như da diết hơn. Trong xa cách, hình ảnh, mùi vị, âm thanh, màu sắc của quê hương càng trở nên gần gũi lạ thường.

                                        “Gì sâu bằng những trưa hiu quạnh 

Ôi ruộng đồng quê thương nhớ ơi! 

Đâu những lưng cong xuống luống cày 

Mà bùn hy vọng nức hương ngây 

Và đâu hết những bàn tay ấy

 Vãi giống tung trời những sớm mai?” 

      Hiệu quả nghệ thuật của việc lặp lại trước hết có tác dụng liên kết. Lặp và điệp từ là một cách liên kết các mảng nội dung khác nhau, thậm chí xa nhau trở nên liền mạch ý. Nhưng quan trọng hơn là tác dụng biểu cảm. Việc lặp lại này bao giờ cũng có tác dụng như một điệp khúc, nó nhấn mạnh, tô đậm cảm xúc, khắc sâu ý tưởng. Lặp lại, điệp từ tạo ra một nhịp điệu luân hồi, triền miên khiến cho một nỗi niềm trở nên da diết khôn nguôi, thậm chí càng lúc càng nặng trĩu. Đồng quê hiện lên rất đậm nét qua nỗi nhớ của tác giả. Đó là những cảnh sắc như đồng ruộng với những cồn thơm, ô mạ xanh mơn mởn, nương khoai sắn ngọt bùi; xóm nhà chìm lặng, con đường mòn mỏi theo năm tháng. Tất cả đều là những cảnh sắc đơn sơ quen thuộc mà rất đỗi thân thương. Là những bóng dáng người lao động lam lũ, nhọc nhằn, và nhất là bóng dáng người mẹ già đơn chiếc – những kiếp người muôn đời gắn bó với đất đai. Họ chất phác và bền bỉ như đất đai.

 “Rồi một hôm nào, tôi thấy tôi 

Nhẹ nhàng như con chim cà lơi 

Say hương đồng vui ca hát 

Trên chín tầng cao bát ngát trời” 

     Hình ảnh con chim sơn ca như là một biểu tượng cho ước muốn được tung bay trên bầu trời tự do bát ngát, được trở lại với hoạt động trong lòng dân, được trở về với cuộc sống con người tự do. Đây là tâm trạng vui nhất của người chiến sĩ trong tù. Diễn biến tâm trạng của tác giả trong bài thơ được thể hiện khá chân thực, trọn vẹn và liền mạch. Nỗi nhớ được đánh thức từ một “tiếng hò đưa hố não nùng“. Tiếng hò gợi dậy thế giới đồng quê bên ngoài từ cảnh sắc đến những dáng hình quen thuộc. Rồi nhớ về những ngày còn được thỏa sức hoạt động cho cách mạng, cuối cùng lại trở lại thực tại đau thương của cảnh nhà tù và khát vọng muốn được tự do, được cống hiến. Cả bài thơ thấm đượm nỗi nhớ thương da diết, khôn nguôi; khiến độc giả thêm cảm phục hình ảnh người chiến sĩ cách mạng – nhà thơ Tố Hữu. 

     Nhớ đồng là bài thơ góp phần diễn tả thành công tâm trạng của người tù cộng sản, đó là những cảm xúc hết sức chân thực, những nỗi nhớ thương cứ lặp đi lặp lại thể hiện khao khát tự do cháy bỏng cùng với đó là tình yêu quê hương sâu sắc của người thanh niên yêu nước đang sục sôi nhiệt huyết. Từ chính những cảm xúc đó càng thôi thúc tác giả quyết tâm nung nấu ý chí để vượt lên khó khăn thách thức.

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"