Soạn bài Lục vân tiên cứu kiều nguyệt nga SGK Ngữ văn 9 tập 1 Chân trời sáng tạo

2024-09-14 18:57:26

Chuẩn bị đọc

Trả lời Câu hỏi Chuẩn bị đọc trang 126 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em nghĩ gì về những người sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn?

Phương pháp giải:

Liên hệ ngoài thực tế để trả lời  

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Sự sẵn sàng cứu giúp người khác trong cơn hoạn nạn là một phẩm chất tích cực và đáng trọng đáng để tôn trọng. Họ là những con người dám xả thân không màng tới nguy hiểm của bản thân. Họ là những con người có tình yêu thương lớn với cộng đồng, lòng nhân ái cao cả. Chúng ta cần phải học tập ở họ, lấy họ làm gương, tuyên truyền những việc làm tốt để mọi người noi theo.


1

Trả lời Câu hỏi 1 Trải nghiệm cùng VB trang 126 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Em hình dung ra sao về cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên trong đoạn thơ nào?

Phương pháp giải:

Xác định cảnh “tả đột hữu xung” của Lục Vân Tiên và hình dung về cảnh ấy

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Em tưởng tượng: Vân Tiên đứng giữa quân địch, bốn phía vây bắt. Trong bóng tối, anh ta như con rồng sẵn sàng đối đầu, gươm giáo lóe sáng. Không còn lựa chọn, Vân Tiên quả quyết quăng gươm giáo, tìm đường chạy giữa vòng vây.


2

Trả lời Câu hỏi 2 Trải nghiệm cùng VB trang 12́ SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Việc Vân Tiên bảo Nguyệt Nga “Khoan khoan ngồi đó chớ ra…” cho thấy chàng là người như thế nào?

Phương pháp giải:

Xác định hành động của nhân vật và rút ra phẩm chất

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Hành động của Vân Tiên khi bảo Nguyệt Nga "Khoan khoan ngồi đó chớ ra" thể hiện tính tình điều dịch và quan tâm của anh ta đối với Nguyệt Nga. Chàng hiểu rõ tình hình căng thẳng và muốn bảo vệ Nguyệt Nga khỏi nguy cơ gặp nguy hiểm. Hành động này cũng cho thấy sự tôn trọng và quan tâm của Vân Tiên đối với người khác, đặc biệt là đối với người phụ nữ mà anh ta yêu thương.


4

Trả lời Câu hỏi 3 Trải nghiệm cùng VB trang 12̣ SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Hai dòng thơ cuối của văn bản gợi cho em suy nghĩ gì?

Phương pháp giải:

Đọc hiểu hai dòng thơ cuối và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Câu thơ này thể hiện tâm trạng của Lục Vân Tiên, bày tỏ sự phản kháng và lo ngại về việc mất đi tính nhân đạo và tình thương thân thiện khi đối mặt với những khó khăn và đau khổ. Đây là một trong những câu thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam.


1

Trả lời Câu hỏi 1 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Theo em, nhan đề Lục Vân Tiên cứu Kiểu Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Đọc nhan đề và tìm hiểu nội dung, lí giải vì sao

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Nhan đề “Lục Vân Tiên cứu Kiểu Nguyệt Nga có thể hiện được nội dung bao quát của văn bản vì:

+  Nhan đề chính là tên nhân vật chính trong bài và nêu sự kiện chính của văn bản là sự kiện Lục Vân Tiên cứu người.


2

Trả lời Câu hỏi 2 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tóm tắt các sự việc được kể và xác định bố cục của văn bản

Phương pháp giải:

Tóm tắt các sự việc theo trình tự và xác định bố cục

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Tóm tắt:

Lục Vân Tiên quê ở huyện Đông Thành, khôi ngô tuấn tú, tài kiêm văn võ. Nghe tin triều đình mở khoa thi, Vân Tiên từ giã thầy xuống núi đua tài. Trên đường về nhà thăm cha mẹ, gặp bọn cướp Phong Lai đang hoành hành, bức hại dân lành chàng vô cùng tức giận. Tiên nghĩ rằng, kẻ cướp ỷ thế mạnh hiếp đáp kẻ lành, quả là bọn bất nhân, chàng liền ra tay cứu giúp. Không có vũ khí, chàng đã bẻ cây làm gậy, dũng mãnh xông vào giữa bọn cướp. Kẻ cướp hung bạo, thấy chàng càng thêm dữ tợn, quyết trừng trị cho bằng được. Nào ngờ, chúng bị chàng đánh cho một trận, kẻ tử nạn, người trọng thương, bỏ chạy tán loạn. Đánh tan bọn cướp, chàng còn ân cần hỏi han người gặp nạn, mới biết rằng đó là Kiều Nguyệt Nga, một co gái đang trên đường cùng tỳ nữ trở về nhà thì gặp nạn. Nguyệt Nga cảm tạ ân công, muốn đền đáp xứng đáng nhưng Vân Tiên đều từ chối tất cả. Chàng cho rằng, đó là việc nghĩa, hành động phải làm của người quân tử, không cần phải báo đáp. Cảm ân đức ấy, lại thêm mến phục khí tiết trọng nghĩa khinh tài của Lục Vân Vân Tiên, Nguyệt Nga tự nguyện gắn bó suốt đời với Vân Tiên và tự tay vẽ một bức hình chàng giữ luôn bên mình. Còn Vân Tiên tiếp tục cuộc hành trình.

- Bố cục

+ Phần 1 (14 câu đầu): Lục Vân Tiên đánh tan bọn cướp, tiêu diệt tên cầm đầu Phong Lai.

+ Phần 2 (còn lại): Cuộc trò chuyện giữa Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga.


3

Trả lời Câu hỏi 3 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Nhân vật Lục Vân Tiên hiện lên với những phẩm chất nào? Đó có phải là phẩm chất của người anh hùng không? Vì sao? Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói của Lục Vân Tiên để làm rõ ý kiến của em

Phương pháp giải:

Phân tích một số chi tiết miêu tả hành động, lời nói sau đó rút ra nhận xét.

Lời giải chi tiết:

Cách 1

- Mẫu người lí tưởng, phẩm chất anh hùng, dũng cảm, coi trọng lẽ phải, văn võ song toàn : thấy người gặp nạn liền cứu giúp, một mình đánh được lũ cướp hung ác.

- Coi trọng lễ nghĩa, trọng nghĩa khí : cứu người không mong trả ơn, không muốn Nguyệt Nga ra khỏi xe tránh làm ảnh hưởng đến danh dự, tiết nghĩa của nàng.

=> Những phẩm chất tren chứng tỏ Lục Vân Tiên là một người anh hùng đúng nghĩa


4

Trả lời Câu hỏi 4 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Phân tích đặc điểm của nhân vật Kiều Nguyệt Nga (lưu ý những cử chỉ, lời nói của nàng khi đáp lời Lục Vân Tiên)

Phương pháp giải:

Nêu đặc điểm của nhân vật Kiều Nguyệt Nga và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Lời nói, cử chỉ

- Lời giới thiệu rất đầy đủ, chân thành, không có chút khoa trương hay kênh kiệu, đáp lại đầy đủ những lời thăm hỏi ân cần của Lục Vân Tiên à  cô tiểu thư quyền quý mà còn là một cô gái nhã nhặn, có học thức.

- Nàng xưng “tiện thiếp”, gọi “quân tử’’ để làm nổi bật sự thông minh, hành xử có thước mực của nàng trong lời ăn tiếng nói.

-  Nàng vẫn định xuống xe để trực tiếp “cúi đầu trăm lạy” để tạ ơn ân nhân cứu mạng Lục Vân Tiên.  à Thật tâm, thật dạ muốn được cảm tạ ân công

- Lời đối đáp nhẹ nhàng, dịu dàng, tỏ lòng “ghi ơn tạc dạ” hành động nhân nghĩa của Lục Vân tiên

- Xin chàng cùng nàng về gặp cha mẹ, tự nguyện gắn bó cuộc đời à trân trọng, đền ơn đáp nghĩa đối với ân nhân đã giúp đỡ mình, nguyện lấy thanh xuân để đền đáp công ơn

- Nàng về một bức tranh hình Lục Vân Tiên luôn mang theo bên mình à thuỷ chung, son sắt


5

Trả lời Câu hỏi 5 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ đề của văn bản và phân tích các căn cứ giúp em xác định chủ đó.

Phương pháp giải:

Tìm chủ đề của văn bản và phân tích. 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Chủ đề:

- Đề cao tình nghĩa giữa con người với con người trong xã hội như tình cảm vợ chồng, tình cảm bạn bè, tình nghĩa anh em, …

– Đề cao tinh thần hiệp nghĩa, luôn sẵn sàng ra tay cứu khổ phò nguy.

– Thể hiện khát vọng của nhân dân ngàn đời hướng tới những điều tốt đẹp và lẽ công bằng trong cuộc đời như ở hiền gặp lành, cái thiện thắng cái ác, chính nghĩa thắng gian tà, ác giả gặp ác báo, …

à Căn cứ vào nội dung của văn bản


6

Trả lời Câu hỏi 6 Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tác giả muốn gửi gắm thông điệp gì qua văn bản Ngày nay thông điệp ấy còn giá trị không? Vì sao?

Phương pháp giải:

Nhận ra thông điệp của tác giả và rút ra nhận xét

Lời giải chi tiết:

Cách 1

Thông điệp tác giả muốn gửi gắm đó là thông qua hai nhân vật trong truyện tác giả muốn nói đến những phẩm chất cao đẹp của con người, hướng tới lẽ công bằng, lên án cái xấu và cái ác trong xã hội.

=> Thông điệp trên còn giá trị vì những thông điệp ấy đều hướng con người tới những giá trị tốt đẹp, dạy con người những điều hay lẽ phải, đề cao giá trị của việc trượng nghĩa


7

Trả lời Câu hỏi 7Suy ngẫm và phản hồi trang 130 SGK Văn 9 Chân trời sáng tạo

Tìm hiểu sự nghiệp, quá trình sáng tác thơ văn của Nguyễn Đình Chiểu chỉ ra một số điểm tương đồng, khác biệt (nếu có) giữa:

a. Hoàn cảnh, mục đích sáng tác Truyện Lục Vân Tiên và các tác phẩm khác của ông như Chạy giặc, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,…

b. Tình cảm, cảm xúc của tác giả khi kể lại hành động Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga trong Truyện Lục Vân Tiên và khi nhắc đến “trang dẹp loạn” trong bài thơ “Chạy giặc (xem thêm Ngữ văn 8, tập hai, bộ Chân trời sáng tạo)

Phương pháp giải:

Vận dụng năng lực đọc hiểu văn bản 

Lời giải chi tiết:

Cách 1

a.

- Nguyễn Đình Chiểu sáng tác với quan điểm lấy ngòi bút làm vũ khí chiến đấu: “Chở bao nhiêu đạp thuyền không khẳm – Đâm mất thằng gian bút chẳng tà”.

+ Đề tài đạo lí với tác phẩm tiêu biểu “Truyện Lục Vân Tiên”, “Ngư tiều y thuật vấn đáp”…

+ Đề tài yêu nước với tác phẩm tiêu biểu “Chạy giặc”, “Văn tế nghĩa sĩ cần Giuộc”, “Văn tế Trương Định”…

b. Tác giả đã so sánh chàng với người anh hùng Triệu Tử long nổi tiếng thời Tam Quốc: “Vân Tiên tả đột hữu xông,

 Khác nào Triệu Tử phá vòng Đương giang

     “Nhớ câu kiến ngãi bất vi,

      Làm người thế ấy cũng phi anh hùng

=> Nguyễn Đình Chiểu khẳng định một lẽ sống cao đẹp của người anh hùng thời xưa, đề cao tinh thần nghĩa hiệp, hành động hướng tới nhân nghĩa, coi việc nghĩa ở đời là trách nhiệm cao cả, thiêng liêng.


Bài đọc

Bạn muốn hỏi điều gì?
Đặt Câu Hỏi

Chúng tôi sử dụng AI và sức mạnh của cộng đồng để giải quyết câu hỏi của bạn

Mẹo tìm đáp án nhanh

Search Google: "từ khóa + hoctot.me" Ví dụ: "Bài 1 trang 15 SGK Vật lí 11 hoctot.me"